4 Đầu tư nước ngoà
2.3.3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương HN
Bảng 4: bảng nợ quá hạn
Đơn vị :triệu đồng
Năm Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ(%)
2005 3518028 96510 2,74
2006 4274000 105140,4 2,46
2007 2553000 19913,4 0,78
Nói về thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương HN, ta có thể thấy một nét nổi bật là nợ quá hạn năm 2007 giảm suống một cách mạnh mẽ so với những năm trước : năm 2005 nợ quá hạn chiếm 2,74% tổng dư nợ tương ứng với số tiền là 96510 triệu đồng, sang năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có giảm tuy nhiên là không nhiều 2,46%, nhưng tới năm 2007 con số này chi còn 0,75%, đây là một điều rất đáng mừng, nó cho thấy các khoản nợ của ngân hàng Ngoại thương Hà Nội rất lành mạnh. Nhưng ta cũng thấy con số tuyệt đối của rủi ro tín dụng năm 2006(105.140,4 triệu đồng) cao hơn năm 2005 (96.510 triệu đồng), điều này là do năm 2006 số lượng tín dụng tăng cao hơn so với năm 2005 cho nên dù con số tương đối của nợ quá hạn năm 2006 thấp hơn con số tương đối năm 2005 nhưng số tiền nợ quá hạn năm 2006 vân cao hơn số tiền nợ quá hạn năm 2005. Không những chi có vậy, mà còn do năm 2006, ngân hàng Ngoại thương Hà Nội phải áp dụng quy trình tín dụng mới mà trong quy trình tín dụng mới này có quy định lại việc đánh giá nợ quá hạn một cách chặt chẽ và nghiêm túc hơn nên mới như vậy.
Nợ quá hạn phân theo nhóm nợ
Bảng 5 : bảng phân loại nợ theo nhóm
Đơn vị :triệu đồng
Chi tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006 so với 2005
2007 so với 2006 Nợ 2.516.569 4.151.783,6 2.533.086,6 +1.635.214,6 -2.117.908
nhóm 1 % 80,1 97,1 99,22 Nợ nhóm 2 52.320,5 62.807,8 10.211 +10.487,3 -52.596.8 % 1,4 1,47 0,4 Nợ nhóm 3 25.895,8 38.466 6.637,8 +12.570,2 -31.828,2 % 0,82 0,9 0,26 Nợ nhóm 4 14.775,7 17.096 2.553 +2.320,3 -14.543 +% 0,42 0,4 0,1 Nợ nhóm 5 3.518 3.846,6 510,6 328,6 -3.336 % 0,1 0,09 0,02 Tổng 3.518.028 4.274.000 2.553.000 +755.972 -1.721.000
Nói chung con số tương đối của nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5
qua các năm đều giảm và từ năm 2006 tới năm 2007 thì giảm mạnh, tuy nhiên con số tuyệt đối của nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5 của năm 2006 thì cao hơn so với năm 2005, điều này thì có thể hiểu được thông qua phần giải thích ở trên.
Phân loại nợ quá hạn theo loại nợ (ngắn hạn và dài hạn)
Bảng 6 : phân loại nợ quá hạn theo loại nợ
Đơn vị : triệu đồng
Chi tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Ngắn hạn 81.577 86.215,1 16.587,9 4.638.1 69627.2
% 84,5 82 83,3
Trung & Dài hạn 14.933 18.925,3 3.325,5 3.992.3 15.599,8
% 15,5 18 16,7
Tổng 96.510 10.5140,4 19.913,4 8.630,4 85.227
Theo tiêu chí này thì nợ quá hạn các năm theo nợ ngắn hạn và dài hạn tương đối ổn định và ta cũng thấy tỷ lệ nợ quá hạn theo nợ ngắn hạn luôn lớn hơn rất nhiều tỷ lệ nợ quá hạn theo nợ dài hạn điều này là do đa số các khoản nợ trung và dài hạn chưa đến hạn thu hồi nên chưa bộc lộ rủi ro, một số khoản
nợ trung và dài hạn phải đợi đến hoặc gần đến kỳ hạn trả nợ thì mới bộc lộ rủi ro, nên tạm thời chưa thấy được rủi ro của các khoản nợ này. Còn các khoản nợ ngắn hạn vì có thời gian vay ngắn nên nhiều khoản nợ khách hàng chưa kịp thu hồi vốn nên không có khả năng trả nợ đúng hạn như cam kết. Tuy nhiên đa số các khoản nợ này đều có thể thu hồi được sau đó.
Nợ quá hạn phân theo loại tiền Nợ quá hạn phân theo loại tiền
Bảng 7 : Nợ quá hạn phân theo loại tiền
Đơn vị : triệu đồng
Nợ quá hạn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006 so vơi 2005 2007 so với 2006 VND 82.730 91.100,7 17.862,3 +8.370,7 -76.238,4
% 85,7 86,6 89,7
Ngoại tệ quy đổi ra VND 13.780 14.039,7 2.051,1 +259,7 -11.988,6
% 14,3 13,4 10,3
Tổng 96.510 105.140,4 19.913,1 +8.630,4 -85.227,3
Nhìn vào bảng phân loại nợ quá hạn theo loại tiền ta có thể thấy các khoản cho vay bằng ngoại tệ có tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn nhiều so với các khoản cho vay bằng VND, sở dĩ như vậy là vì các khoản cho vay bằng ngoại tệ thường là cho các doanh nghiệp nước ngoài và các dự án lớn, có tầm quan trọng chiến lược của chính phủ vì vậy nên các khoản nợ này tương đối an toàn. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay bằng ngoại tệ đều giảm qua các năm chứng tỏ các khoản cho vay bằng ngoại tệ ngày càng đảm bảo hơn, ngược lại thì tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản cho vay bằng VND thì lại tăng lên liên tục qua các năm gần đây chứng tỏ chất lượng các khoản cho vay bằng VND của ngân hàng bị suy giảm vì vây ngân hàng cần phải chú ý hơn đến các khoản cho vay băng VND.
Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Bảng 8 : trích lập quỹ dự phòng rủi ro
Năm Tổng phải trích Tổng đã trích Còn thiếu
2005 108689,41 108689,41 0
2006 57719,37 57719,37 0
2007 22772,76 22662 110,76
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung :
Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định tại điều 6 và điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc ngân hàng Nhà Nước, quy định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản tín dụng suy giảm.
Qua bảng trên ta thấy năm 2005 và năm 2006 ngân hàng Ngoại thương Hà nội thực hiện đầy đủ về quy định trích lập dự phòng rủi ro. Nhưng năm 2007 việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng Ngoại thương Hà nội chưa được đầy đủ cụ thể là ngân hàng phải trích lập 22772,76 triệu đồng nhưng hiện tại ngân hàng mới trích lập được 22662 triệu đồng còn thiếu 110,76 triệu đồng vì vậy ngân hàng cần bổ xung số tiền còn thiếu vào quỹ dự phòng rủi ro cho phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn cho công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng.