Nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 43 - 46)

4 Đầu tư nước ngoà

3.2.2.Nâng cao chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng được đo lường bởi nhiều yếu tố như : tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ an toàn vốn tín dụng, chi phí về tổng thể lãi suất , nghiệp vụ ….chất lượng tín dụng tốt phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân hàng là cao. Vì vậy để phát triển an toàn và bền vững ngân hàng phải coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng bằng việc thực hiện các biện pháp sau:

- Chấp hành tốt các quy định của ngân hàng Nhà Nước về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quyết định số 457/2005/QĐ-

NHNN ngày19/4/2004, quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để sử lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quyết định số 493/2005/QĐ- NH ngày 22/4/2005 của Thống Đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành các quy định liên quan về bảo đảm tiền vay.

- Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh được coi là khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cho vay hay bảo lãnh:

Kiểm tra tư cách pháp nhân của người vay, mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng, tham khảo thông tin tín dụng của trung tâm CIC thuộc NHNN, tham khảo xếp loại định mức tín dụng doanh nghiệp do tổ chức độc lập có uy tín tuyên bố.

Nếu khách hàng cá nhân là các hộ nghèo, hộ chính sách cần được bảo lãnh của tổ chức chính trị – xã hội theo quy định.

Xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức đủ tư cách pháp nhân lập dự án đầu tư, thời gian lập cho đến khi vay vốn, đối chiếu với các quy định của nhà nước.

Dự kiến năng lực sản xuất , kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ, giá thành, thị trường cung ứng vật tư hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn….

Đối với các báo cáo tài chính, một căn cứ quan trọng để xem xét tình hình hoạt động, kinh doanh, nănh lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn, theo quy định hiện hành ….Thực trạng hiện nay các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp tư nhân gửi ngân hàng thường có tính chất đối phó hơn là theo chuẩn mực kế toán của bộ tài chính, các chi tiết thiếu độ tin cậy. Để thẩm định tình hình tài chính của các doanh nghiệp nên phân loại mức vay vốn của dự án mà yêu cầu có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, trước hết là các công ty cổ phần; có như vậy mới tránh báo cáo thiếu trung thực.

- Những dự án vay vốn lớn, ngân hàng nên quy định thuê tổ chức tư vấn độc lập, có tư cách pháp nhân, có năng lực, uy tín để thẩm định, xác nhận trước khi chấp thuận cho vay, việc này có thể tăng chi phí cho ngân hàng nhưng bảo đảm an toàn khi quyết định cho vay; bởi cán bộ thẩm định của ngân hàng tuy có kinh nghiệm nhưng chưa toàn diện nên việc chấp thuận hoặc từ chối cho vay có thể chưa xác định; cần quy định phân cấp quyền phán quyết cho vay đối với hội sở, các chi nhánh nhằm phân rõ trách nhiệm và quyền hạn của ngân hàng.

- Trong quá trình cho vay , ngân hàng cần chuyển khoản thẳng vào tài khoản của tổ chức cung ứng vật tư, hàng hoá, dịch vụ hoặc đơn vị thi công công trình, không phát tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của khách hàng vay chừ các khoản nhỏ như chi phí cho ban quản lý dự án. đối với khách hàng là cá nhân, tuỳ trường hợp cụ thể có thể phát tiền mặt nhưng thông thường số tiền cho vay cá nhân không lớn như doanh nghiệp, đây là biện pháp để sử dụng vốn vay đúng mục đích.

- Tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư hàng hoá thông qua báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và các hoá đơn mua, bán hàng để xem xét việc cấp phát tiền vay, nếu phát hiện những sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay sai mục đích, cán bộ tín dụng kiến nghị thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn hoặc đưa ra cơ quan pháp luật để sử lý.

Sau khi hoàn thành dự án đầu tư hoặc hoàn thành chu chuyển vốn vay đối với thời hạn cho vay theo thời hạn cho vay, cán bộ tín dụng cần bám sát diễn biến về thu nhập của người vay để đôn đốc thu nợ đúng kỳ hạn, nếu do nguyên nhân khách quan không hoàn trả nợ, khi người vay có đơn xin gia hạn, cán bộ tín dụng xác nhận, đề nghị giám đốc ngân hàng cho vay cho gia hạn nợ theo quy định.

- Tuỳ theo mức độ tin cậy đối với từng khách hàng mà áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay thích hợp như : phải có tài sản thế chấp, cầm cố bảo đảm tiền vay, bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bằng tín chấp…. Nhưng việc thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh vân là biện pháp quan trọng nhất để cho vay vốn đúng mục đích, có hiệu quả và hoàn trả được tiền vay. Việc trích lập và dự phòng xử lý rủi ro khi cần thiết để có nguồn để bù đắp rủi ro nhưng cũng làm tăng chi phí cho ngân hàng.

- Đa dạng hoá kinh doanh, lựa chọn đầu tư vốn vào các loại hình sản xuất, kinh doanh khác nhau : điều này sẽ hạn chế rủi ro khi một loại hình nào đó gặp rủi ro còn các loại hình doanh nghiệp khác ít gặp rủi ro, tức là “không bỏ chứng vào cùng 1 giỏ”.

- Cần thận trọng khi đầu tư vốn quá mức cần thiết vào các dự án cho vay dài hạn, vì thường gặp rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn; mặc dù hiện nay ngân hàng Nhà Nước quy định cho vay dài hạn từ 30% đến 40% tổng số nguồn vốn; nhưng vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn, nếu xảy ra diễn biến bất thường, người gửi tiền rút khỏi ngân hàng cùng lúc số vốn lớn, ngân hàng dễ rời vào nguy cơ mất khả năng chi trả, nặng hơn là mất khả năng thanh toán do các khoản cho vay dài hạn chưa được thu hồi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 43 - 46)