Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 50 - 51)

4 Đầu tư nước ngoà

3.3.1.2.Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc

Để giúp các Ngân hàng xét duyệt hồ sơ xin vay vốn của các khách hàng được chính xác, báo cáo tài chính của khách hàng phải phản ánh đúng tình hình thực tế, đồng thời, việc thu thập thông tin của Ngân hàng cũng phải được tiến hành thuận lợi và chính xác. Muốn vậy, Nhà nước cần sớm ban hành quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Qua đó, tăng cường hiệu lực pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ, chuẩn mực của công tác hạch toán kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Ngân hàng Ngoại thương có những kết luận chính xác về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc chấn chinh công tác kiểm toán phải đi đôi với nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm toán. Hiện nay, ở nước ta đã có hệ thống kiểm toán Nhà nước, khoảng 15 công ty kiểm toán độc

lập bao gồm cả công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, công ty kiểm toán của Nhà nước và trách nhiệm hữu hạn, song hiệu quả hoạt động của các công ty này chưa cao, một phần là do quan niệm của các doanh nghiệp thường rất ngại thực hiện kiểm toán do nhiều lý do khác nhau : có thể sợ kiểm toán phát hiện ra những sai sót về kế toán hay kiểm toán sẽ phát hiện ra những điều mà doanh nghiệp cần giấu kín…Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán và làm cơ sở cho việc thẩm định tín dụng, trước mắt cần có sự thống nhất giữa các cơ quan kiểm toán Việt Nam, cụ thể hoá chuẩn mực kiểm toán sao cho phù hợp với thông lệ của kiểm toán quốc tế. Ví dụ như : một doanh nghiệp có số vốn điều lệ bao nhiêu thì cần phải tiến hành kiểm toán, áp dụng công nghệ kiểm toán gì, giá trị pháp lý của số liệu và chữ ký của cơ quan kiểm toán…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 50 - 51)