Những vấn đềđặt ra của hội nhập kinh tế quốc tếđối với môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 61)

CHƯƠNG 2 MỘTSỐVẤNĐỀPHÁPLÝVỀHOÀNTHIỆN

2.2.2. Những vấn đềđặt ra của hội nhập kinh tế quốc tếđối với môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

* Nới lỏng những hạn chế về cấp phép đầu tư.

Ngay từ những năm đầu thực hiện luật đầu tư nước ngoài, chủ trương của ta là thực hiện theo nguyên tắc “một cửa” nhưng thực tế cho thấy việc thực hiện một cách nghiêm chỉnh nguyên tắc này không phải dễ. Vấn đềđặt ra là làm thế nào đểđảm bảo được nguyên tắc một cửa không phải chỉ khi cấp giấy phép mà ngay cả sau khi cấp giấy phép? Muốn vậy không chỉ giải quyết ở vấn đề thủ tục, mà cảở vấn đề tổ chức, đây là vấn đề rất mới đối với nước ta.Tham khảo kinh nghiệm của một số nước xung quanh, họ tổ chức như sau: trong cơ quan quản lýđầu tư cóđủ bộ phận do các Bộ có liên quan đến làm việc thường xuyên. Đối với mọi loại công việc, các doanh nghiệp chỉ cần đến một nơi là cơ quan đầu tư. Cơ quan này tuỳ loại việc hoặc trực tiếp giải quyết ngay hoặc trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan để giải quyết và trực tiếp trả lời cho chủđầu tư. Do vậy, một mô hình lý tưởng là khi cấp giấy phép, sau khi cóý kiến của UBND địa phương ,chủđầu tư chỉ cần trình và xin phép với Bộ kế hoạch vàđầu tư (bao gồm luôn các loại phí thẩm định của các Bộ liên quan do chủđầu tư nộp một lần theo quy định của Bộ tài chính). Sau khi được cấp giấy phép, đối với các thủ tục về xây dựng, xuất khẩu lao động, hoạt động kinh tế…Chủđầu tư cũng chỉ xin phép vàđăng ký với một đầu mối là cơ

quan quản lýđầu tư của địa phương đặt dựán (bao gồm các loại phí liên quan do chủđầu tư nộp một lần theo quy định của Bộ tài chính). Thật ra thì khi ban hành Nghịđịnh 191/CP ngày 28.12.1994 của chính phủ về cải tiến thủ tục đầu tưđã bắt đầu hình thành ý tưởng ban đầu này.

Tổ chức quản lý thống nhất, không phân cấp cấp giấy phép: Phân cấp trong việc cấp giấy phép đầu tư hiện nay đang làđề tài nóng bỏng được nhiều cấp, nhiều nghành, nhiều nhàđầu tư nước ngoài hết sức quan tâm. Tuy tại kỳ họp thứ 10 Quốc Hội khoá IX, Quốc Hội đã thông qua việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư cho các địa phương, nhưng có nhiều ý kiến vẫn cho rằng không nên phân cấp cấp giấy phép đầu tư vì việc phân cấp trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan hay từ sự cần thiết có tính cấp bách của vấn đề này. Nếu chỉ xét đến vấn đề thời hạn cấp giấy phép thì thực tế vừa qua đã cho thấy tất cả giấy phép (bao gồm cả các dựán còn hiệu lực hoặc không còn hiệu lực). Với sự tăng trưởng của các dựán được cấp giấy phép như vậy cùng với đội ngũ làm công tác đầu tư dày dạn kinh nghiệm của Bộ kế hoạch vàđầu tư và các Bộ, nghành thì dù trong thời gian tới hợp tác đầu tư có gia tăng hơn nữa, việc xem xét cấp giấy phép vẫn có thểđảm đương được một cách nhanh chóng và chất lượng. Còn một sốý kiến cho rằng việc xem xét cấp giấy phép vừa qua được tiến hành chậm thì lại là vấn đề khác, nó hoàn toàn phụ thuộc vào quy hoạch chi tiết của các nghành, các địa phương và thủ tục đầu tư, mà những vấn đề này đã vàđang được hoàn thiện rút ngắn thời gian xem xét.

Việc phân cấp trong khi ta chưa có một quy hoạch chi tiết của các ngành, các địa phương và hệ thống các cơ chế, chính sách một cách rõ ràng, cụ thể thì chắc chắn sẽ dẫn đến việc cấp giấy phép một cách tuỳ tiện, chủđầu tư sẽ lợi dụng để lách luật, nếu thấy ởđịa phương khó khăn thì sợ rằng quy mô với đầu tư cao hơn so với thực tế cần thiết và tất nhiên là cao hơn mức màđịa phương được xét duyệt để chạy ra Trung ương xin phép, ngược lại nếu ởđịa phương, dễ dãi họ sẽ chia nhỏ dựán thành nhiều giai đoạn và sau đó sẽ giảm vốn đầu tư xuống đểđược xét duyệt ởđịa phương sau này sẽ xin điều chỉnh

sau. Như vậy sẽ lộn xộn trong đầu tư, phá vỡ quy hoạch và cơ cấu kinh tế. Khi mà vì lợi ích cục bộ của mỗi địa phương họ có thể tuỳ tiện đề ra các quy chể riêng để tranh giành dựán đầu tư như tựý hạ tiền thuếđất, miễn giảm thuế…và cũng không ai dám chắc chắn họ không cấp giấy phép cho các dựán kinh doanh các loại hình mang tính chất đánh bạc như Casinô, đua ngựa, trò chơi điện tử có thưởng, hoặc cho phép đầu tư vào lĩnh vực đầu tư cóđiều kiện theo quy định của Luật.

Nhìn lại các nước xung quanh cho thấy không có nước nào họ phân cấp cả, kể cả nước chấp nhận đầu tư hàng năm lớn như Inđônêxia riêng năm 1995 thu hút hơn 70 tỷ USD với vốn đầu tưđăng ký và khoảng 30 tỷ USD vốn thực hiện. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, từ những mặt hạn chế có thể xẩy ra và từ kinh nghiệm của các nước đang tiếp nhận vốn đầu tư trong khu vực kiến nghị Quốc Hội và Chính phủ không cho phép việc phân cấp cấp giấy phép cho các địa phương. Vấn đề hiện nay là cần quản lý trong việc cấp giấy phép cho các dựán hoạt động. Đồng thời phân định rõ hơn quyền hạn, trách nhiệm trong quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước trung ương cũng như các địa phương, cải tiến và nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước.

Do vậy trong năm 2003 cả nước có tổng số 752 dựán DTNN được cấp giấy phép mới (tính cả dựán kinh doanh cơ sở hạ tầng, dựán trong KCN, KCX)với tổng vốn đăng kýđạt 1.914 triệu USD, giảm 6,2%về số dựán song tăng 18,1%về số vốn so với năm 2002 (Năm 2003 các chỉ tiêu tương ứng là 802 dựán và 1.621 triệu USD). Hai nước chủđầu tư có số dựán và vốn đăng ký cấp mới nhiều nhất vẫn là Hàn Quốc vàĐài Loan. Ba địa phương thu hút vốn ĐTNN mới mạnh nhất là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai.

Tóm lại đối với việc cấp giấy phép đầu tư cần phải nới lỏng các thủ tục, đẩy nhanh mạnh mẽ cải cách các thủ tục hành chính theo nguyên tắc “một cửa-một đầu mối”. Triệt để và kiên quyết trong việc quy định rõ ràng minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp. Các cơ quan phụ trách hợp tác đầu tư là cơ quan duy nhất tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các công việc tiếp

theo, đồng thời thay mặt các nhàđầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi đăng ký. Các cơ quan chức năng phải thông báo công khai các loại giầy tờ cần có về hồ sơ cấp giấy phép đầu tư. Cần công khai quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý thủ tục. Riêng các loại dựán có tỷ lệ xuất khẩu từ 80% trở lên và một số lĩnh vực khác do Bộ kế hoạch vàđầu tư công bố, nhàđầu tư phải đăng ký theo mẫu của Bộ. Cơ quan cấp giấy phép đầu tư phải có quyết định trong thời hạn chậm nhất là 15 đến 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Để thực hiện được điều đó Bộ khoa học công nghệ và môi trường cần sửa đổi vàđiều chỉnh một số nôi dung theo hướng giảm bớt các danh mục phải báo cáo đánh giá tác động môi trường, quy định cụ thể những dựán nào được miễn các loại báo cáo này. Đối với các dựán phải lập báo cáo này, cơ quan thẩm định phải tiến hành khẩn trương vàđảm bảo độ chính xác cao, để vừa rút ngắn thời gian đăng ký vừa hạn chếđược công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

*Mở rộng quyền kinh doanh của doanh nghiệp

Cho đến thời điểm này, các quy định của pháp luật vềđầu tư nước ngoài vẫn có nhiều hạn chế phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp và tất nhiên là hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp trong thời hạn tối đa là hợp với lộ trình cam kết của Việt Nam với các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, quyền kinh doanh của các doanh nghiệp FDI cần được nới lỏng hơn nữa để các doanh nghiệp có thể tự quyết định công việc kinh doanh của mình một cách có hiệu quả nhất. Cụ thể các doanh nghiệp có thể tự quyết định tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm mà không bị ràng buộc vào tỷ lệ xuất khẩu quy định trong giấy phép đầu tư; hoặc được phép sử dụng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm một cách thích hợp đểđảm bảo chất lượng và giá cả sản phẩm thích ứng với nhu cầu tiêu dùng mà không phải bị bắt buộc thực hiện như quy định hiện nay. Vềcơ chế xuất nhập khẩu cần có nhiều quy định thông thoáng hơn nữa. Ví dụ cần nhanh chóng xoá bỏ những hạn chế về nhập khẩu dùng làm nguyên liệu cho sản xuất, nhập khẩu xe tải đã qua sử dụng, hoặc bãi bỏ việc xét duyệt kế

hoạch nhập khẩu vật tư nguyên liệu để sản xuất tại các cơ quan do Bộ Thương Mại uỷ quyền như hiện nay.

*Tăng cường các biện pháp khuyến khích và bảo hộđầu tư

Các biện pháp ưu đãi và bảo hộđầu tư theo quy định tại Nghịđịnh 24/2000/NĐ-CP và Nghịđịnh 27/2003/NĐ-CP được các nhàđầu tư quan tâm vàđón nhận với thái độ tích cực. Tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề cần sớm bổ sung điều chỉnh để tạo ra sức hấp dẫn hơn nữa đối với các nhàđầu tư. Cụ thể:

- Các ưu đãi đầu tư mà chủ yếu ưu đãi về thuế cần có sự chi tiết vàđảm bảo sựổn định tương đối. Ví dụ cần quy định rõ thuế suất hoặc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuêđất… trong giấy phép đầu tưđể nhàđầu tư có thể hoạch định chiến lược và xây dựng phương thức đầu tư một cách hợp lý. Đồng thời việc quy định cụ thể này giúp cho nhàđầu tư có cơ sởđể thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách đúng đắn và kịp thời. Ngoài các ưu đãi về tài chính cần xem xét cho phép các doanh nghiệp FDI được hưởng các hình thức hỗ trợđầu tư thông qua việc cho vay đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng. Vấn đề này cũng không trái với quy định của WTO vì nhiều nước mới gia nhập có GNP dưới 1000 USD được phép áp dụng các biện pháp hỗ trợ.

- Các biện pháp bảo đảm đầu tư, ngoài việc cam kết không trưng thu, trưng mua, quốc hữu hóa, bảo đảm quyền sở hữu, quyền chuyển vốn, lợi nhuận về nước, luật cần quy định chi tiết hơn nữa cơ chế bồi thường thiệt hại các nhàđầu tư do có sự thay đổi về luật, tránh tình trạng như vừa qua các thay đổi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các nhàđầu tư tăng, thuế nhập khẩu đối với phụ tùng ô tô tăng…đã gây phản ứng không tốt từ các nhàđầu tư. Để phù hợp với các yêu cầu của tiến trình hội nhập với các nguyên tắc cơbản của WTO vềđối xử tối huệ quốc (MFN), đối xử quốc gia (NT), cần nhanh chóng xây dựng một bộ luật chung vềđầu tưđể tạo sân chơi bình đẳng cho các nhàđầu tưđồng thời đây cũng là giải pháp tốt nhất để thực hiện việc bảo đảm, ưu đãi và khuyến khích đối với các nhàđầu tư.

2.3.

MỘTSỐKHÓKHĂNTHÁCHTHỨCHIỆNNAYTRONGQUÁTRÌNHHOÀNTHIỆNMÔITRƯỜNGĐẦUTƯ. ÔITRƯỜNGĐẦUTƯ.

*Sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ.

Thành tựu ban đầu sau hơn 10 năm đổi mới làđáng khích lệ, đáng khâm phục nhưng thực tế trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, sức cạnh tranh của hàng hoá kém, hàng hoá kém chất lượng không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Hội nhập kinh tế quốc tế một mặt tạo thêm rất nhiều cơ hội thâm nhập thị trường quốc tếđồng thời cũng buộc phải mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa của các nước nhập vào (theo nguyên tắc cóđi có lại). Nếu không chuẩn bị tốt, chủđộng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sơ phát huy lợi thế so sánh mà cứđầu tư dàn trải, thiếu thứ gì làm thứấy, công nghệ lạc hậu thì không thể cạnh tranh được. Hơn nữa kỹ thuật công nghệ của Việt Nam mặc dùđã có nhiều cải tiến nhưng còn kém xa so với các nước đang phát triển khác. Đây là sức ép lớn không chỉđối với Việt Nam mà ngay cả các nước có sức mạnh kinh tế cũng phải chấp nhận vàđương đầu, có lúc còn phải bỏ một số nghành nghềđể tạo cơ hội phát triển những nghành có lợi thế so sánh hơn đồng thời có kế hoạch và biện pháp cụ thểđể chủđộng thích ứng và vượt lên.

Trước yêu cầu phải giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan để mởđường cho thương mại phát triển, một mặt phải tính toán để thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, bảo hộ cóđiều kiện, có chọn lọc, có thời gian. Đểđạt được kết quả mong muốn ta sẽ xác định và công bố thời gian bảo hộđi đôi với việc đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở lợi thế so sánh của ta, mặt khác ta phải vận dụng các nguyên tắc của các tổ chức kinh tế về quyền tự vệ, về quyền tham gia các tổ chức kinh tế khu vực, vềưu đãi cho các nước đang phát triển và chậm phát triển như là những lợi thế giúp ta tìm lời giải thích thích hợp cho những thách thức nói trên. Vấn đề quan trọng đặt ra là sự tính toán, vận dụng khôn khéo các nguyên

tắc của các tổ chức đó vào thực thi các chính sách vừa phù hợp với quốc tế vừa bảo hộ và kích thích sự phát triển của các nghành sản xuất của từng doanh nghiệp. Thực tế 2/3 thành viên của WTO là các nước đang phát triển, một số nước thành viên của tổ chức khu vực cũng đang ở trình độ thấp, có những mặt tương đồng như Việt Nam. Vấn đềđặt ra là ta không ngồi chờ mà luôn có biện pháp thích hợp với từng nghành từng thời kỳ nhằm nâng cao nội lực và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đây là một chiến lược đúng đắn nhưng cùng tồn tại song song với nó Việt Nam phải có những biện pháp cạnh tranh thích hợp với hàng hoá trên thị trường quốc tế, Việt Nam không những phải cạnh tranh với những nước đang phát triển mà còn phải cạnh tranh với những nước phát triển, các nước trong khu vực và quốc tế.

*Về khả năng của các doanh nghiệp.

Đây là khó khăn thách thức lớn thứ hai màđất nước Việt Nam gặp phải trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển kinh tế của đất nước tuy có những kết quả khả quan nhưng doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều yếu kém, tụt hậu quá xa so với các nước khác trên thế giới. Doanh nghiệp nước ta quy mô nhỏ, vốn ít, khả năng tổ chức thị trường yếu, lao động trong doanh nghiệp trình độ thấp, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kém. Một số doanh nghiệp tuy đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường nhưng vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước.

Do vậy, nếu không tổ chức và sắp xếp lại, tăng cường khả năng tích tụ và tập trung vốn, hoàn thiện cơ chế quản lý thì sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn quá thấp và thách thức này sẽ gia tăng so các nguyên nhân như tự do hoá thương mại quốc tế, mở rộng thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt mà Việt Nam lại phải cạnh tranh ngay từđầu trên tất cả các lĩnh vực với các đối thủ mạnh hơn, nhiều kinh nghiệm hơn. Trong tương lai sẽ có nhiều nước đang phát triển mới bước vào giai đoạn công nghiệp hoá sẽ chọn chiến lược tăng trưởng hướng về xuất khẩu. Như vậy Việt Nam không chỉ cạnh tranh với

những đối thủ mạnh đi trước mà còn phải tham gia cuộc cạnh tranh giữa các nước tương đồng nhau về trình độ và cơ cấu sản phẩm. Hệ quả là chúng ta sẽ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 61)