Xây dựng cơ sở hạtầng kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 81)

CHƯƠNG 2 MỘTSỐVẤNĐỀPHÁPLÝVỀHOÀNTHIỆN

3.1.4. Xây dựng cơ sở hạtầng kinh tế.

Một trong những trở ngại nghiêm trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam là tình trạng lạc hậu của hệ thống cơ sở hạ tầng. Trở ngại này vốn dĩđã tồn tại từ nhiều thập kỷ nay và càng trở nên gay gắt khi nên kinh tếđã tạo được những bước chuyển mới với kết quả tích cực trong việc gia tăng sản xuất trong nước và mở mang quan hệ kinh tế với bên ngoài. Tình trạng lạc hậu và quá tải của một số cảng biển, cảng hàng không và hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt. Điện năng thiếu hụt, nguồn cung cấp nước công nghiệp chưa đảm bảo, thông tin liên lạc chưa kịp thích ứng với cơ chế thị trường. Việc phát triển cơ sở hạ tầng không chỉ làđiều kiện cần để tăng sự hấp dẫn đối với các nhàđầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho chủđầu tư triển khai dựán, kế hoạch đầu tư của mình mà nó còn là cơ hội để nước ta tăng thu hút ĐTNN vào lĩnh vực hạ tầng.Vì vậy cần ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạtầng từ

nhiều nguồn vốn: ngân sách nhà nước, vốn ODA, vay trong nước,phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, khuyến khích vốn tư nhân đầu tư vào các dựán nhà nước đặc biệt khuyến khích ,khuyến khích vốn ĐTNN vào các dựán BOT, BTO, BT để phát triển hạ tầng theo quy định thống nhất, đảm bảo tính liên tục, đồng bộ, hiện đại của hệ thống cơ sở hạ tầng.

Trong gần 20 năm đổi mới cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng có những bước tiến đáng kể, những kết quảđạt được này là do nhà nước đã cố gắng đầu tư ngày càng lớn cho lĩnh vực này. Từ năm 1985 đến nay hàng năm nhà nước dành từ 15% đến 20% ngân sách đầu tư cho giao thông vận tải, năm cao nhất là 30%. Bảo đảm giao thông thông thoát trong mọi thời tiết của các tuyến đường giao thông huyết mạch, tuyến xương sống và các tuyến nhánh đến các vùng, các trung tâm miền núi trong từng vùng, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc được đáp ứng tuỳ theo yêu cầu của mức độ phát triển. Phát triển cơ sở hạ tầng vùng miền núi, nông thôn, giao thông vận tải đãđược khắc phục sự xuống cấp, từng bước nâng cấp các công trình, các tuyến giao thông trọng yếu.

Nâng cao hiệu quả vận tải lưu thông: Từ năm 1993 ngành giao thông vận tải đã sử dụng vốn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng nhờđó mà tạo được môi trường cạnh tranh, vận tải trong nước phần nhiều là vận tải đường bộ bằng xe tải nhưng đối với các trường hợp vận tải bằng cự ly dài thì vận tải ven biển là chủ yếu, lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường sắt còn ít. Trong vận tải bằng đường biển thì cảng biển của Việt Nam chủ yếu là cảng sông nên mực nước sông ởđó tàu chở côngtenơ lớn không cập cảng được, cần xúc tiến xây dựng các cảng biển tạo điều kiện cho tàu chở lớn côngtennơ lớn cập cảng và cung cấp dịch vụ vận tải trực tiếp đến các nước đầu tư. Cần cho phép doanh nghiệp vận tải 100% vốn nước ngoài tham gia vào thị trường vận tải là thúc đẩy thị trường này ở trong nước đạt hiệu quả cao vàáp dụng chính sách khuyến khích đầu tư ngay cả trong lĩnh vực vận tải.

Vềđiện lực: trong vòng 10 năm tính đến năm 2000 tỷ lệ gia tăng trung bình năm của lượng điện tiêu thụ tại Việt Nam là 13,7% và dự tính trong thời gian tới đây nhu cầu tiêu thụđiện có xu hướng tăng mạnh. Nguyện vọng của các nhàđầu tư vào lĩnh vực điện lực là thúc đẩy hoạt động tư nhân trong lĩnh vực điện lực, xây dựng cơ chế cho phép doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này, xoá bỏ tỷ lệ hạn chếĐTNN dưới hình thức BOT (hiện nay là 20%). Nếu như vậy tư nhân nước ngoài sẽ dễ dàng thâm nhập vào lĩnh vực này và các nhà máy phát điện sẽđược xây dựng có thểđã phát triển ứng nhu cầu điện, đảm bảo nguồn cung cấp điện năng. Giáđiện của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, doanh nghiệp nằm trong KCN không gặp vấn đề gì vềđiện nhưng các doanh nghiệp nằm ngoài KCN đều phàn nàn về việc mất điện. Việt nam vẫn còn tồn tại cơ chế hai giá trong lĩnh vực điện lực, cùng trong một ngành nhưng doanh nghiệp nhà nước lại rẻ hơn doanh nghiệp có vốn ĐTNN, do vậy chính phủ Việt Nam không áp dụng hạn chế vốn ĐTNN vào lĩnh vực điện lực (20%) và không quy định vấn đề này trong Luật điện lực mà thực hiện ngay. Chính phủ Việt Nam giảm gía điện cho sản xuất xuống mức trung bình của khu vực, nỗ lực thực hiện cung cấp điện một cách ổn định cho nhà sản xuất điện năng lớn.

Cải thiện hạ tầng viễn thông: Giá cước điện thoại trong nước và quốc tế của Việt Nam đều cao hơn so với các nước trong khu vực. Việt Nam đã giảm giá cước Internet mức sử dụng 30h/tháng xuống còn 12 USD vào năm 2002 các doanh nghiệp cho rằng độ tin cậy của dịch vụ internet của Việt Nam không cao, thưđiện tử bị mất hoặc tốn khá nhiều thời gian đểđến nơi, cước điện thoại quốc tế ngày càng giảm nhưng các nước trong khu vực cũng có xu thế giảm giá nên Việt Nam cần giảm giá tương xứng với các nước trong khu vực, xu hướng hiện nay là tăng cước nội hạt, hạ cước điện thoại liên tỉnh và quốc tế. Chính phủ Việt Nam trên cơ sở quan sát động thái của các nước trong khu vực tiếp tục giảm giá cước viễn thông quốc tế(đặc biệt là phí thuê kênh riêng, phí kết nối internet) tới mức trung bình trong khu vực, nâng cao công

tác an ninh mạng nhằm đảm bảo độ tin cậy của hình thức thông tin bằng thưđiện tửđồng thời đẩy mạnh lộ trình gia nhập thị trường nước ngoài.

3.2.

MỘTSỐKIẾNNGHỊCỦABẢNTHÂNGÓPPHẦNHOÀNTHIỆNMÔITRƯỜNGĐẦUTƯNƯỚCNGOÀITẠI VIỆT NAM ƯNƯỚCNGOÀITẠI VIỆT NAM

* Cải thiện chếđộ thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài:

Hiện nay thuế suất thu nhập cá nhân cao nhất đối với người nước ngoài là 50% từ trước đến nay thuế suất bị phê phán từ các nhàđầu tư nước ngoài là quá cao so với các nước khác trong khu vực. Quy tắc 7/30 trong giai đoạn chuyển đổi được phát triển dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên trong năm 2002 quy tắc này đã bị huỷ bỏ cùng với việc chính phủ thực hiện giảm thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt Nam. Do đó mức nộp thuế thu nhập của người nước ngoài trong doanh nghiệp cơ vốn đầu tư nước ngoài lại tăng thêm một lần nữa (Thời điểm này lao động Việt Nam được giảm thuết thu nhập. Ngoài ra còn có vấn đề thuế suất đối với lao động Việt Nam đãở mức cao hơn với người nước ngoài). Còn một vấn đề nữa ở Việt Nam không có Luật thuế thu nhập cá nhân mà chỉ có pháp lệnh có liên quan. Thuế thu nhập cá nhân chỉ chiếm 2% trong tổng giá trị thuế thu, đối tượng nộp thuế chủ yếu là lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mức thuế suất thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập vào Việt Nam có thuế suất cao hơn các nước khác trong khu vực: Việt Nam 50%; Thái Lan 37%; Malaixia 28%; Singapo 26%: Philippin 12%; Inđônêxia 35%; Trung Quốc 45%.

Khác với thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài là chi phí cốđịnh phát sinh không liên quan đến lợi nhuận. Các doanh nghiệp cho rằng thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài hiện nay là khá cao. Thuế suất quá cao so với các nước trong khu vực là nguyên nhân làm cản trởđầu tư mới. Mặc dù tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam vấn đề về thu nhập thuế cá nhân trong nhiều năm liền được xếp ở vị trí cao nhất trong danh sách các nội dung đề nghị cải thiện môi trường đầu tư

nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Cũng cóý kiến phần nào cho rằng trong thời gian gần đây một số người Việt Nam có thu nhập cao song không hề khai báo đầy đủ. Như vậy phải chăng cơ quan thuế vụ chỉ nghiêm khắc đối với người nước ngoài hay sao? Các doanh ngiệp mong muốn chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân và xây dựng một cơ chế bình đẳng về thuế thu nhập cá nhân. Hiện nay chính phủ Việt Nam đang xem xét đến việc sửa đổi trong hai giai đoạn. Trước hết sẽ xem xét việc sửa đổi pháp lệnh về thuế thu nhập và cá nhân đối với người nước ngoài có thu nhập cao hiện nay vàđưa vào áp dụng năm 2005. Trong đó việc thóng nhất thuế suất giữa người Việt Nam và người nước ngoài cùng với việc giảm thuế suất tối đa cũng sẽđược đề cập đến. Tiếp theo sẽ xem xét việc thiết lập và ban hành luật thuế thu cá nhân vào năm 2006. Điều đó thể hiện ý nghĩa định hướng xây dựng từng bước khung luật pháp mới của chính phủ Việt Nam với chủ trương người lao động nộp thuế tương ứng với thu nhập tiền lương trong bối cảnh xây dựng nền kinh ttế thị trường. Bên cạnh đó chếđộ khấu trừ thuế thu nhập từ tiền lương cũng sẽđược đưa vào thực hiện xuất phát từ thực tế rất khó có thể thu thuế trực tiếp từ người lao động nếu xét về khía cạnh kỷ luật. Do đó chính phủ Việt Nam cần có các biện pháp cụ thể.

Giảm mức thuế suất cao nhất, sửa đổi Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao nhất trong năm 2004 và thực hiện áp dụng năm 2005. Trong áp dụng Pháp lệnh thuế sửa đổi này, thuế suất thu nhập cá nhân sẽđược giảm xuống (giảm xuống 40% tính đến việc cạnh tranh đối với Trung Quốc). Áp dụng chếđộ khấu trừ thu nhập: Chính phủ Việt Nam xây dựng thuế thu nhập cá nhân mới vào năm 2005 và thực hiện vào năm 2006. Trong luật thuế thu nhập cá nhân mới này áp dụng chếđộ khấu trừ thu nhập cá nhân phù hợp với chính sách.

*Nâng cao năng lực của cơ quan thực thi.

Các cơ quan thực thi của Chính phủ, các cơ quan Hải quan, Thuế vụ, Toàán, cơ quan quản lý Quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan Thống kê, là những đơn

vị hành chính quản lý trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế tư nhân vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong cơ chế và năng lực điều hành. Công cuộc cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc nâng cao năng lực của các cơ quan này gắn liền với việc cải thiện tình hình kinh doanh của nhàđầu tư và có những đóng góp to lớn trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Cơ quan Hải quan: Có nhiều vấn đềđược chia ra đối với tính minh bạch vàđộ tin cậy của nghiệp vụ Hải quan. Mặt khác Hải quan Việt Nam đang đứng trước yêu cầu đơn giản hoá vàđồng bộ hoá quy trình thủ tục Hải quan, chếđộđể trình trước kế hoạch nhập khẩu và kiểm dịch, thủ tục xuất nhập khẩu tại cảng biển…đã có những bước tiến đáng kể nhưng vẩn còn rất nhiều thủ tục xuất nhập khẩu rườm rà phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan hành chính cần phải được cải tiến kịp thời. Để thúc đẩy quá trình cải thiện những vấn đề trên, cần cũng cố chức năng về mặt tổ chức của Hải Quan và nâng cao năng lực cán bộ. Bên cạnh đố việc thực hiện cải cách và kiện toàn hệ thống pháp luật trên cơ sở tham khảo. Công ước KYÔTOđãđược sửa đổi cho phù hợp với quy ước với WTO cũng rất cần thiết. Thêm vào đó nên kết hợp và rút gọn một cách phù hợp thủ tục xuất nhập khẩu rườm rà phức tạp liên quan đến những cơ quan hành chính, tiến hành đơn giản hoá thủ tục một cách toàn diện.

Về cơ quan thuế vụ: Với những nỗ lực của chính phủ Việt Nam, cơ quan thuế vụđã có những bước cải thiện đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn tồn động một số vấn đề cần cải thiện như rút ngắn thời gian làm thủ tục, rút ngắn thời gian hoàn thuế, áp dụng chặt chẽ các điều khoản pháp luật về thuế, xoá bỏ sự chồng chéo trong các quy định về thuế, xoá bỏ chếđộ kiểm tra thường xuyên đối với các doanh nghiệp, làm bản hướng dẩn chỉđạo còn chưa rõ ràng… củng cố chức năng của cơ quan thuế vụ và nâng cao năng lực cán bộ là không thể thiếu trong việc giải quyết triệt để các vấn đề trên.

Toàán: Số lượng và trình độ của các chuyên gia pháp luật chưa đạt yêu cầu. Trước đó thời điểm thực hiện chính sách đổi mới, công tác giáo dục

vàđào tạo về luật pháp ở Việt Nam là trì trệ nên tình trạng hiện nay làđội ngũthẩm phán và luật sư không những thiếu về số lượng mà còn về trình độ chuyên môn, có nhiều trường hợp là thẩm phán nhưng chưa được đào tạo về luật. Do tình hình trên về cơ bản độ tin cậy đối với toàán là tương đối thấp. Có nhiều doanh nghiệp bày tỏ thái độ tiêu cực đối với các vấn đềđưa các vụ việc tranh chấp ra toàđể giải quyết. Vì vậy việc nâng cao năng lực thẩm phán và củng cố chức năng của Toàán là rất cần thiết.

Cơ quan chuyên trách về quyền sở hữu trí tuệ: có rất nhiều các cơ quan chính phủ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bao gồm Cục Sở trí tuệ trực thuộc bộ khoa học công nghệ, Cục quản lý thị trường trực thuộc Bộ Thương mại, Cục Cảnh sát kinh tế, Hải quan, cơ quan Thanh tra trực thuộc Bộ Khoa học công nghệ, Uỷ ban nhân dân các cấp… thị trường Việt Nam tràn ngập hàng nhái, hàng giả xâm phạm đến quyền sỡ hữu trí tuệ. Tình trạng hàng nhái, hàng giảđang trở thành một vấn đề nhức nhối đối với doanh nghiệp. Có nhiều ý kiến cho rằng việc không thể loại trừ hàng nhái là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với môi trường đầu tư của việt nam. Do cán bộ của các cơ quan chuyên trách về việc phát triển vàđầu tư chống hàng giả chưa cóđầy đủ kiến thức về quyền sở hữu trí tuệ cho nên thực trạng đang tồn tại hiên nay là việc đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả vẫn chưa được tiến hành triệt để. Mặt khác cũng cóý kiến cho rằng một đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn còn thiếu và việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa đồng bộ. Đứng trước tình trạng này, chính phủ Việt Nam cần hướng dẫn nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn của cán bộ, đồng thời điều chỉnh cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, thực hiện chỉđạo các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh chống hàng giả.

Cơ quan thống kê: số liệu thống kê hay còn gọi là thống kê kinh tếđược sử dụng để phân tích đánh giá về tình hình đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, nghành thống kê của Việt Nam còn tồn tại những vấn đề nhưđộ tin cậy về số liệu thống kê còn thấp, thu nhập và sử dụng số liệu khó khăn, thông tin

thống kêít được công bố rộng rãi, quyền hạn công khai số liệu thống kêđược quy định chưa rõ ràng… Do đó nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải củng cố chức năng và nâng cao năng lực của các cơ quan chuyên trách và thống kê là Tổng cục thống kê. Do nhận thức được tính cần thiết trong việc hoàn thiện nghành thống kê nên Chính phủ Việt Nam trong năm 2002 đã công bố “ Định hướng củng cố nghành thống kê cho đến năm 2010”. Ngoài ra Luật Thống kê mới sẽđược thi hành từ tháng 1 năm 2004. trong Luật Thống kê mới cóđề cập đến các quy định như: sử dụng hiệu quả số liệu thống kê, áp dụng chính sách tập trung các hoạt động thống kê về Tổng cục thống kê. Do hiện nay có nhiều doanh nghiệp đặt hy vọng vào hoạt động điều tra thống kê nhanh chóng và công tác thúc đẩy quá trình sử dụng số liệu thống kê một cách hiệu quả nên cần nâng cao năng lực thống kê cho các cơ quan chuyên trách thống kê.

*Tuân thủ lộ trình gia nhập thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w