Cải thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 2 MỘTSỐVẤNĐỀPHÁPLÝVỀHOÀNTHIỆN

3.1.2. Cải thiện môi trường đầu tư

Việc cải thiện môi trường đầu tưđược thực hiện trên cả năm mặt là luật pháp, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh, hệ thống trọng tài toàán. Trong thời gian tới tình hình trong nước và bối cảnh quốc tếđòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh và vững chắc theo định hướng XHCN. Thuận lợi lớn nhất của tình hình trong nước là sựồn định chính trị, xã hội nó là nền tảng vững chắc tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của đất nước, quan hệ sản xuất của ta được đổi mới phù hợp hơn với thực tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khó khăn của nước ta là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, CNH-HĐH chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh còn kém, quy mô sản xuất nhỏ bé, thu nhập của dân cư chưa đủ tạo sức bật đối với sản xuất và phát triển thị trường, hệ thống tài chính tiền tệ còn nhiều yếu kém, bất cập. Đứng trước tình hình như vậy nhà nước ta sẽ phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút ĐTNN vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ phát triển nông thôn, các dựán áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử…phát triển các ngành mà Việt Nam có tiềm năng, có nhiều lợi thế cạnh tranh với công nghiệp hiện đại.

Xây dựng những quy định mới của pháp luật, sửa đổi, bổ sung những quy định củ là hệ thống các việc làm công phu, có căn cứ, làm sao cho sựđổi mới hoàn thiện đó là cơ sở pháp lý cho thực tiễn phù hợp với nhận thức của các nhàĐTNN và của nhân dân. Những quy định mới, những sửa đổi bổ sung cùng với các quy định hiện hành vềĐTNN phải đáp ứng được nhu cầu do việc thực hiện ĐTNN đặt ra và tạo nên cơ sở pháp lý vững vàng cho ĐTNN tại Việt Nam .

Vì pháp luật ĐTNN có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại với các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật tại Việt Nam nên việc cải thiện môi trường đầu tư về pháp luật phải cải tiến một cách đồng bộ các đạo luật

đókhông được để lỗ hổng trong pháp luật ĐTNN. Bất kỳ sự thay đổi nào trong các văn bản ĐTNN đều phải đi liền với sự rà soát các đạo luật liên quan đáp ứng yêu cầu mà thực tiễn ĐTNN đặt ra. Xây dựng hệ thống pháp luật hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định mang tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vục. Triển khai việc nghiên cứu để tiến tới xây dựng một Bộ luật đầu tư chung cho cảđầu tư trong nước vàĐTNN. Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý chung về kinh tếđể tạo lập môi trường kinh doanh bất động sản, luật cạnh tranh và chống độc quyền.

Sửa đổi thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động Việt Nam làm viêc trong các doanh nghiệp ĐTNN, xây dựng chính sách thuế khuyến khích sản xuất phụ tùng linh kiện, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá. Hoàn chỉnh hệ thống thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụđặc biệt, hoàn thiện các quy định về hợp đồng kinh tế, sở hữu trí tuệ, cải tiến hệ thống tín dụng, bảo lãnh đầu tư, phá sản đối với doanh nghiệp ĐTNN. Đa dạng hoá các hình thức ĐTNN để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới, cho phép các tập đoàn lớn có nhiều dựán ở Việt Nam thành lập các công ty quản lý vốn (holding company) đẩy nhanh việc thíđiểm cổ phần hoá doanh nghiệp ĐTNN, ban hành danh mục, lĩnh vực cho phép nhàđầu tưđược mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phíđầu tư, điều chỉnh giá chi phí các loại hàng hoá dịch vụđể sau một thời gian về cơ bản áp dụng một mặt bằng giá chung cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.Trước mắt thực hiện giảm gía cước viễn thông, vận tải cho các máy bay, giảm giá thuêđất…Tạo điều kiện giúp doanh nghiệp giảm chi phíđầu vào để tăng sức cạnh tranh, từđó thu hút các dựán đầu tư mới. Đối với đất đai có thể miễn giảm tiền thuêđất trong một số năm để tạo ra thuận lợi cho doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm tình trạng giải phóng mặt bằng đền bùđang bịách tắc trong việc triển khai dựán. Tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn vềđiều kiện, thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất.

Cải tiến công cụ thuế, tín dụng, cơ chế xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan. Có các chính sách khuyến khích vàưu đãi tạo động lực lớn hơn để hướng mạnh vào xuất khẩu, áp dụng công nghệ cao, thu hút các dựán đặc biệt khuyến khích đầu tư. Trên thực tếđã có nhiều trường hợp thuế xuất nhập khẩu các bán thành phẩm, linh kiện, chi tiết để sản xuất và lắp ráp thành phẩm bịđánh thuế vàáp dụng thuế nhập khẩu cao hơn thành phẩm. Không khuyến khích sản phẩm nội địa hoá. Chính sách tín dụng tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận chủđộng hơn các nguồn vốn trong nước và thị trường vốn nước ngoài, chú trọng giải quyết những vấn đề tồn tại để khai thông về các giao dịch có bảo đảm…cho phép các doanh nghiệp trực tiếp tham gia thuê lao động để sản xuất tránh tình trạng các doanh nghiệp ĐTNN phải sử dụng lao động qua các tổ chức cung ứng của Việt Nam hiện nay. Tạo các điều kiện để chuyển đổi hình thức đầu tư.

Thủ tục đầu tư cũng là một vấn đề nổi cộm đang được chúng ta cải tiến từng bước. Đểđảm bảo tính hấp dẫn cần kiên quyết thực hiện một cửa và quy định chặt chẽ thời gian tối đa giải quyết thủ tục. Kiên quyết xử lý và xử lý nghiêm những trường hợp gây phiền hà, nhận ăn hối lộ. Thủ tục hành chính ở các khâu mua bán hoáđơn, khắc dấu, đăng ký thuế của doanh nghiệp cần sớm được cải cách mạnh mẽ theo hướng đơn giản hoá và khoa học hơn.

Việc quá tập trung vào cải cách, cải tiến khâu thẩm định cấp giấy phép đầu tư mà lại coi nhẹ khâu sau cấp giấy phép đầu tư trong những năm qua đã gây cản trở không ít cho các nhàĐTNN. Thực tế cho thấy khâu đền bù, giải toả, xây dựng, xuất nhập khẩu, tuyển dụng lao động, sản xuất kinh doanh…là yếu tố quyết định cho sự thành công của dựán nói riêng và toàn bộ hoạt động ĐTNN nói chung. Do vậy cần nhanh chóng giải quyết các thủ tục giao đất, cho thuêđất. Sởđịa chính ở các tỉnh, thành phố chỉ tiến hành đo đạc lập bản đồ một lần, đơn giản hoá mọi thủ tục giấy tờ vềđất đai. Coi trọng công tác kiểm tra giám sát thực hiện tiến đọđầu tư theo đúng quy định khi cần có thểđiều chỉnh ngay tránh phiền hà, lãng phí. Tình trạng chồng chéo của nhiều giấy

phép được coi là một trở ngại lớn đối với sự phát triển của các công ty, yêu cầu bỏ một số giấy chứng nhận đối với người Viêt kiều đầu tư vào Việt Nam như giấy chứng nhận không phạm tội hình sự, giấy chứng nhận không bị phá sản…biện pháp này sẽ giúp các Việt kiều đầu tư về nước nhiều hơn.

Cải thiện môi trường kinh doanh trước hết phải tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh vàổn định ta cần nhanh chóng triển khai thực hiện một số luật sửa đổi bổ sung mới được Quốc Hội thông qua. Đồng thời chú trọng đến việc cải cách hệ thống thuế, cải tiến phương thức tổ chức quản lý thu thuế theo phương thức phù hợp với cam kết quốc tế vàđáp ứng yêu cầu gia nhập WTO và cam kết AFTA, phấn đấu đến hết năm 2005 phải giảm hàng hoá dịch vụđang còn độc quyền xuống ít nhất ngang mức giá trung bình của sản phẩm cùng loại trong khu vực. Ngoài ra chúng ta cần tiếp tục chú trọng nâng cao năng lực của ngân hàng thương mại, đảm bảo cóđiều kiện để ngân hàng thực sự chuyển sang kinh doanh, tăng nguồn vốn tự có của các ngân hàng, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 66)