Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội (Trang 25 - 27)

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Đối với phân tích tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng so sánh ngang (còn gọi là phân tích ngang) và so sánh dọc (còn gọi là phân tích dọc). So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính, còn so sánh dọc là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận.

Không phải tất cả các trường hợp đều có thể áp dụng được phương pháp này, mà phải tùy từng hoàn cảnh điều kiện mà người phân tích chọn phương pháp phân tích phù hợp.

- Điều kiện so sánh của chỉ tiêu

Để so sánh được với nhau các chỉ tiêu phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh. Các chỉ tiêu sử dụng để so sánh phải thống nhất về nội dung phản ánh, về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường. Nếu không thống nhất các điều kiện so sánh thì việc so sánh sẽ không mang lại giá trị nhiều, có khi còn phản ánh sai lệch thông tin.

- Gốc so sánh

Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, vì ta không thể so sánh được khi không có số liệu của năm gốc. Việc xác định gốc phân tích tùy thuộc vào mục đích của nhà phân tích. Gốc so sánh thường được xác dịnh theo thời gian và không gian. + Về mặt thời gian: Có thể lựa chọn kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ này năm trước hay lựa chọn các điểm thời gian (năm, tháng,tuần, ngày cụ thể...) để làm gốc so sánh.

+ Về không gian: Có thể lựa chọn tổng thể hay lựa chọn các bộ phận của tổng thể, lựa chọn các đơn vị khác có cùng điều kiện tương đương, để làm gốc so sánh.

Trong quá trình phân tích rất hiếm khi nhà phân tích sử dụng đơn lẽ một phương pháp so sánh. Họ thường kết hợp nhiều phương pháp một cách linh hoạt để có thể cung cấp cho người sử dụng thông tin tài chính một cách chính các nhất. Ngoài phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ cũng được các nhà phân tích ưa dùng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội (Trang 25 - 27)