Các kiến nghị khác

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội (Trang 59 - 67)

a)Kiến nghị về kế toán tài chính

Từ những đánh giá trên quan điểm cá nhân về bộ máy kế toán tại đơn vị. Sau đây xin có vài kiến nghị để công ty tham khảo để hoàn thiện hơn bộ máy kế toán:

Đơn vị cần bổ sung đội ngũ cán bộ kế toán nhằm đáp ứng hiệu quả hơn công tác kế toán tại đơn vị, giảm việc kiêm nhiệm các phần hành bởi một kế toán. Qua đó đơn vị sẽ tranh được những sai sót dễ bị mắc phải do áp lực công việc lên mỗi kế toán là quá lớn.

Là một doanh nghiệp sản xuất, kế toán phần hành vật tư, giá thành là rất phức tạp, có nhiều nghiệp vụ phát sinh. Cho nên, công ty cần bổ sung nhân viên kế toán cho bộ phận này để đảm bảo sự chính xác và phân bổ nhân lực lao động hợp lý.

Công ty cũng cần bổ sung thêm bộ phận kế toán Tài sản cố định để đảm bảo cho việc ghi chép, theo dõi, giảm áp lực công việc cho kế toán trưởng và đưa lại hiệu quả tốt hơn cho công ty.

Đơn vị nên in và đóng và lưu tất cả các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp nhằm thực hiện đúng tinh thần của quyết định 15/2006/QĐ-BTC

Việc tổ chức mở thẻ TSCĐ cho các TSCĐ tại đơn vị giúp đơn vị thực hiện công tác quản lý tài sản tốt hơn. Vì vậy khuyến nghị đơn vị mở thẻ TSCĐ cho từng TSCĐ.

Là một công ty sản xuất, nhưng hiện tại công ty chưa lập dự phòng cho HTK. Vẫn biết công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nhưng nếu không lập dự phòng

cho HTK thì công ty sẽ dễ rơi vào tìh trạng thất thoát vốn do việc HTK bị lỗi thời, chậm luân chuyển.

Mặt khác, phương pháp tính khấu hao TSCĐ là phương pháp khấu hao đều theo năm, điều này khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp không được phản ánh đúng. Cụ thể như trong tháng sản xuất, nếu doanh thu cao thì chi phí khấu hao phân bổ cho tháng đó sẽ cao. Do vậy, giá thành của công ty không phản ánh được chính xác số hao phí đã sản sinh trong quá trình sản xuất đó.

b) Kiến nghị về tình hình tài chính

- Tăng cường huy động và thu hút vốn đầu tư

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn cũng là yếu tố quan trọng phục vụ cho quá trình hoạt động SXKD. Vấn đề tạo vốn là một trong những vấn đề được nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ thực tế khối lượng vốn của công ty còn eo hẹp, đặc biệt trong việc triển khai các dự án, việc thu hồi vốn chậm làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy công ty cần có những biện pháp huy động vốn, thu hút thêm vốn đầu tư để bớt những khoản nợ vay, tăng thêm khả năng tự tài trợ vốn của mình.

+. Đẩy mạnh hợp tác liên doanh, kiên kết với các đối tác tạo điều kiện hỗ trợ, đồng thời học tập kinh nghiệm quản lý vốn hiệu quả.

+.Tận dụng những khoản chiếm dụng hợp pháp từ các nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu.

+. Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty bằng cách tăng vốn điều lệ, bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên. Phương án này không chỉ giúp công ty có thêm vốn đông thời còn giúp cán bộ công nhân viên có thêm trách nhiệm với công ty, làm việc tích cực đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty lên cao. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Có nguồn vốn dồi dào nhưng hiệu quả sử dụng vốn thấp thì hiệu quả kinh doanh sẽ thấp. Do vậy công ty cũng rất cần có giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Qua phân tích tình hình tài chính của công ty, chuyên đề xin đưa ra một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Trước hết, ta đề cập đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn. Trong quá trình sản xuất vốn ngắn hạn luôn vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Để quá trình kinh doanh có hiệu quả cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn mà đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn là một cách thu hồi vốn nhanh hơn.

Ta có công thức tổng quát:

Số lần luân chuyển DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ của vốn ngắn hạn =

trong kỳ phân tích Vốn NH BQ dùng vào SXKD trong kỳ

Như vậy, trong điều kiện Vốn NH BQ không thay đổi, muốn tăng số lần luân chuyển thì không có cách nào khác là phải rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa. Đồng thời công ty cũng cần phải có các kế hoạch dự toán mức vốn ngắn hạn hợp lý, hạn chế chiếm dụng vốn, giảm thời gian thu hồi các khoản nợ phải thu. Trong việc mua NVL, cần xem xét mức độ đảm bảo về chất lượng, tính hợp lý kịp thời của việc cung cấp, mức dự trữ. Trong khâu sản xuất, tiêu thụ, cần đẩy mạnh tiến độ sản xuất, xem xét khả năng thanh toán của các hợp đồng để đưa ra các chính sách tiêu thụ hợp lý.

Bên cạnh đó, công ty cũng nên quản lý và thu hồi các khoản phải thu một cách chặt chẽ, công ty cần chú trọng đến công tác thu hồi nợ, theo dõi chặt chẽ thời hạn của các khoản phải thu, kiểm tra chặt chẽ các điều khoản ghi trong hợp đồng, đặc biệt chú ý đến thời gian và phương pháp thanh toán.

Chính sách bán hàng tốt có thể giúp công ty nâng cao doanh thu, tăng lợi nhuận. Nhưng không phải khách hàng nào cũng áp dụng cùng một chính sách. Mỗi một khách hàng, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất của họ, chúng ta sẽ có những chính sách bán hàng và thanh toán phù hợp.

Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tốt cũng góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nó thường xuyên vận động qua các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sản xuất. Tài sản là biểu hiện bằng vật chất của nguồn vốn, do vậy nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cũng chính là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản các nhà phân tích thường dùng hai chỉ tiêu sau:

Tổng doanh thu thuần Sức sản xuất của tài sản =

Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lời của tài sản =

Tổng tài sản bình quân

Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của công ty ta thấy tổng tài sản ngày càng lớn, quy mô sản xuất được mở rộng. Công ty không ngừng đầu tư vào TSDH. Để nâng cao sức sản xuất cũng như sức sinh lời của tài sản thì công ty phải tìm cách để tăng doanh thu thuần và lợi nhuận thuần trước thuế. Muốn như vậy, công ty phải có các chính sách tiêu thụ hợp lý để thu hút khách hàng, để có thêm

nhiều đơn đặt hàng. Mặt khác, công ty cũng cần có các chính sách để giảm chi phí, nâng câo hiệu quả sử dụng tài sản.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, việc phân tích tài chính là một phần quan trọng trong công tác kế toán. Một bản phân tích tài chính đúng đắn, chính xác, khách quan là cơ sở cho các quyết định đầu tư đúng đắn.

Thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liêu điện Hà Nội tuy ngắn nhưng đối với em là quãng thời gian bổ ích. Em đã có dịp được vận dụng các kiến thức học được ở trong trường và có dịp so sánh sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành của công việc. Những kiến thức mà em thu được đã giúp em trưởng thành rất nhiều. Điều đặc biệt là em có thể có được những tài liệu quý giá để có thể thực hiện phân tích tình hình tài chính của công ty và đưa ra những nhận xét, đánh giá kiến nghị về năng lực tài chính của công ty.

Hơn nữa, em có dịp được tìm hiểu về sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất của công ty và cả những khó khăn mà công ty gặp phải trong giai đoạn kinh tế suy thoái này. Tuy nền kinh tế khó khăn, nhưng Ban lãnh đạo công ty không đầu hàng trước khó khăn đó. Cụ thể, công ty đã đầu tư thêm trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng và phát triển sản phẩm thêm nhiều chủng loại sản phẩm nữa và đã có những thành công nhất định.

Bộ máy kế toán của công ty, thực sự là bộ máy làm việc có hiệu quả, là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp Ban giám đốc công ty trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành công ty hoạt động và phát triển. Từng bước đi qua các khó khăn và thử thách của nền kinh tế.

Hy vọng rằng với những nố lực của mình, công ty ngày càng phát triển hơn nữa và có một vị thế chắc chắn trên thị trường.

Danh mục tài liệu tham khảo.

1. Bài giảng môn Phân tích báo cáo tài chính của PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang;

2. Chuyên khảo về Báo cáo tài chín và lập, đọc, kiểm tra phân tích báo cáo tài chính của PGS.TC Nguyễn Văn Cong;

3. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nôi năm 2006, 2007, 2008;

4. Tạp chí kế toán;

5. Tạp chí kinh tế phát triển; 6. Khóa luận của K46, Km45;

7. Các tài liệu liên quan khác về công ty;

8. Www.hastc.org.vn ;

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU...1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI...3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty...3

1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty ...5

1.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty...6

1.2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty...6

1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cố phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội...10

1.4 Tổ chức công tác kế toán của công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội...12

1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán...12

1.4.2 chế độ kế toán áp dụng tại Công ty...14

PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI...18

2.1 Đặc điểm và hệ thống tài liệu phục vụ cho phân tích tài chính...18

2.1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến phân tích...18

2.1.2 Tài liệu cho phân tích...19

2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh...25

2.2.1 Phương pháp so sánh...25

2.2.2 Phương pháp loại trừ...27

2.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội...28

2.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty...28

2.3.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán...35

2.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh...44

2.3.4 Phân tích rủi ro tài chính...53

PHẦN III. HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI...56

3.1 Đánh giá thực trạng về phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội...56

3.1.1 Những ưu điểm...56

3.1.2 Những tồn tại, nguyên nhân...56

3.2 Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Chế tạo máy biền thế và Vật liệu điện Hà Nội...57

3.2.1 Hoàn thiện về tài liệu phân tích...57

3.2.2 Hoàn thiện về phương pháp phân tích...57

3.2.3 Hoàn thiện về nội dung phân tích tình hình tài chính...58

3.2.4 Các kiến nghị khác...59

KẾT LUẬN...64

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w