2. Nguyên nhân vớng mắc.
1.3. Xác định mức lãi suất linh hoạt và phù hợp.
Trong thực tế mỗi một món vay hàm chứa một mức độ rủi ro tín dụng khác nhau, do đó Ngân hàng không nên áp dụng một mức lãi suất cứng nhắc cho mọi đối tợng mà nên áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau dựa trên đánh giá về mức độ rủi ro của các món vay. Ngân hàng chỉ nên qui định một khung lãi suất giao động trong một khoảng nào đó đối với một nhóm khách hàng, giao cho cán bộ tín dụng quyết định mức lãi suất nhng phải phù hợp với khung lãi suất đã qui định.
Thực tế cho thấy đối với các khách hàng là các hộ sản xuất trên địa bàn Hà Tây thì nhu cầu về dịch vụ kèm theo nh thanh toán, ngân quĩ, chuyển tiền... là rất ít. Chính vì vậy đối với nhóm khách hàng là các hộ sản xuất, lãi suất là nhân tố có sức cạnh tranh rất lớn và là nhân tố mang tính quyết định trong chiến lợc mở rộng thị phần của Ngân hàng đối với khách hàng là hộ sản xuất. Các hộ sản xuất quan tâm đến mức lãi suất nhiều hơn là các dịch vụ tiện ích. Do đó Ngân hàng cần xây dựng và vận hành một cơ chế chính sách lãi suất phù hợp và có tính cạnh tranh. Để thực thi đợc điều này ngoài việc tiết kiệm các chi phí hoạt động Ngân hàng còn phải có các chính sách thu hút những nguồn vốn có chi phí thấp để tài trợ cho việc hạ lãi suất. Những nguồn vốn này gồm tiền gửi không kì hạn, tiền gửi thanh toán, các nguồn vốn uỷ thác, vốn từ các chơng trình của Chính phủ, của tỉnh...
Có nhiều cách khác nhau mà Ngân hàng có thể áp dụng trong việc thiết lập một cơ chế lãi suất linh hoạt.
Dựa trên phân loại khách hàng vay vốn:Dựa trên phân loại khách hàng vay vốn:
+ Với các khách hàng có tiền sử tín dụng tốt, có phơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả cao Ngân hàng cho vay với mức lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay trung bình do hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, rủi ro tín dụng thấp.
+ Với các khách hàng khác đủ điều kiện vay vốn thì cho vay với lãi suất cao hơn do khả năng rủi ro lớn hơn
Nh vậy điểm mấu chốt của căn cứ này là dựa trên phân loại khách hàng, lựa chọn khách hàng vay vốn của Ngân hàng. Ngân hàng cần xây dựng đợc các tiêu chí phân loại khách hàng khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Dựa vào nguồn huy động để cho vayDựa vào nguồn huy động để cho vay
+ Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nớc theo các chơng trình tín dụng chỉ định:
Do không mất phí huy động, Ngân hàng có thể cho vay với lãi suất u đãi cho các đối tợng theo yêu cầu của bên cung cấp vốn.
+ Nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nớc:
Đối với nguồn vốn này Ngân hàng phải cho vay đúng đối tợng theo lãi suất đợc uỷ thác để giữ uy tín với đối tác cho vay. Mức lãi suất uỷ thác thờng thấp hơn so với lãi suất huy động của Ngân hàng. Tuy khó có thể hạ quá thấp mức lãi suất cho vay từ nguồn vốn này vì thực chất Ngân hàng cũng phải trả phí cho nguồn vốn này nhng nhìn chung đây là một nguồn vốn tốt, chi phí thấp và qui mô khá lớn.
+ Nguồn vốn huy động của Ngân hàng:
Nguồn vốn này Ngân hàng phải trả lãi suất huy động bằng với lãi suất huy động trên thị trờng, nhìn chung khó có thể dùng nguồn vốn này để cho vay với lãi suất u đãi. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn huy động này để cho vay các hộ sản xuất với lãi suất thơng mại nhng nên thấp hơn lãi suất cho vay của các Ngân hàng khác cùng cho vay hộ sản xuất nếu có thể. Do đó Ngân hàng cần tiết kiệm chi phí hoạt động để có thể thực hiện đợc mục tiêu hạ lãi suất.
Sử dụng lãi suất cho vay biến đổi Sử dụng lãi suất cho vay biến đổi
Lãi suất cho vay đối với các khoản tín dụng trung và dài hạn Ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất biến đổi. Do giá cả thị trờng có những biến đổi khó có thể lờng trớc đợc và lãi suất cũng giao động và thay đổi theo. Bên cạnh đó hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ của lạm phát và thực tế cho thấy lạm phát có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển nếu lạm phát dừng ở mức độ vừa phải. Do đó lạm phát là điều tất yếu sẽ xảy ra đối với bất kì nền kinh tế nào trong cơ chế thị trờng song chúng ta lại không biết nó xảy ra ở mức độ nh thế nào, với tỉ lệ bao nhiêu phần trăm. Vì vậy Ngân hàng nên thống nhất với khách hàng mức lãi suất biến đổi theo thời gian, có thể đó là mức lãi suất thị trờng vào thời điểm đó. Qui định nh vậy sẽ là khách quan và hợp lý cho cả khách hàng và Ngân hàng bởi vì do thời gian vay trung hạn và dài hạn dài cho nên nếu qui định một mức lãi suất cố định thì sẽ có một lúc nào đó khách hàng phải chịu mức lãi sất cao hơn lãi suất thực tế trên thị trờng và có một lúc nào đó lãi suất cho vay của Ngân hàng không đáp ứng đủ chi phí huy động và chi phí hoạt động của Ngân hàng. Nh vậy qui định một mức lãi suất biến đổi sẽ làm cho cả Ngân hàng và khách hàng giảm bớt đợc rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.