Hệ thống Ngân hàng việt nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tin học hóa công tác quản lý tiền gửi tiết kiệm cho các ngân hàng thương mại quốc doanh và hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 31 - 36)

1. Giới thiệu chung.

Ngân hàng nhà nớc Việt Nam thành lập từ năm 1951, từ đó đến giữa năm 1990 hoạt động của nó theo mô hình Ngân hàng một cấp, vừa đóng vai trò quản lý nhà n- ớc vừa làm nhiệm vụ kinh doanh. Do vậy, hoạt động Ngân hàng mang nặng tính cấp phát hơn là tín dụng với đúng nghĩa của nó. Là một trong những ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, trải qua 2 năm thử nghiệm, với những thành công bớc đầu và vấp váp, tháng 5 năm 1990 lần đầu tiên nhà nớc ta đã ban hành pháp lệnh về Ngân hàng, đánh dấu cho một giai đoạn quan trọng, giai đoạn mới toàn diện, căn bản của hoạt động Ngân hàng. Cũng trong pháp lệnh này đã chính thức chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng 2 cấp.

Tiếp theo vào tháng 10 năm 1998 Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức đa bộ luật Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng vào thi hành.

Mô hình Ngân hàng 2 cấp :

Ngân hàng Nhà nớc đóng vai trò là Ngân hàng TW làm nhiệm vụ quản lý Nhà n- ớc về tiền tệ và quản lý về mọi mặt hoạt động của các Ngân hàng thơng mại cũng nh các tổ chức tín dụng các cấp. Thống đốc Ngân hàng là ngời lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng TW.

Hệ thống các Ngân hàng thơng mại nhiều thành phần làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Từ đó đến nay chỉ sau một số năm, từ một

Ngân hàng duy nhất nay đã có 4 Ngân hàng thơng mại quốc doanh; 44 Ngân hàng

thơng mại cổ phần; 14 chi nhánh Ngân hàng nớc ngoài; 7 Ngân hàng liên doanh; 2 công ty tài chính và hàng ngàn tổ chức tín dụng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Ngân hàng Nhà nớc và các Ngân hàng thơng mại Việt Nam cũng quan hệ với rất nhiều Ngân hàng trên thế giới thông qua việc mở tài khoản thanh toán mậu dịch và các dịch vụ đa dạng khác.

Cùng với chính sách quản lý đổi mới toàn diện từ Ngân hàng TW đến địa phơng thì Ngân hàng TW cũng thành lập ra các bộ phận tác nghiệp riêng, đợc thành lập theo yêu cầu của Thống đốc để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ do Thống đốc giao. Đó là các Vụ, Viện, Ban, Cục...

2. Cục công nghệ tin học Ngân hàng.

• Cục Công nghệ tin học Ngân hàng là bộ phận tác nghiệp của Ngân hàng TW có

chức năng tham mu cho Thống đốc về lĩnh vực tin học hóa ngành Ngân hàng và có nhiệm vụ chính là ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực Ngân hàng nói chung và cho Ngân hàng TW nói riêng.

• Địa điểm phòng thực tập: Phòng kỹ thuật phần mềm. Có chức năng tham mu và

nhiệm vụ thực hiện các chỉ thị của cục trởng về lĩnh vực xây dựng và phát triển các phần mềm tin học ứng dụng trong ngành Ngân hàng.

• Trong quá trình thực tập ở đây em đã nghiên cứu và tìm hiểu về lĩnh vực ứng dụng tin học trong công tác quản lý để xây dựng các phần mềm về quản lý cho hệ thống Ngân hàng nói chung và cho các Ngân hàng thơng mại quốc doanh nói riêng. Cũng tại đây em đã tìm hiểu về hoạt động ứng dụng tin học vào công tác quản lý các tại các Ngân hàng thơng mại quốc doanh và đã đợc các anh chị tại phòng kỹ thuật phần mềm hớng dẫn để em hoàn thành công tác nghiên cứu và chọn đề tài báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Tin học hoá công tác quản lý tiền gửi tiết kiệm cho các Ngân hàng thơng mại quốc doanh và hệ thống Ngân hàng Việt nam .

3. Hệ thống Ngân hàng thơng mại quốc doanh ở nớc ta hiện nay.

3.1. Loại hình doanh nghiệp.

Ngân hàng Thơng mại quốc doanh là doanh nghiệp nhà nớc đợc thành lập và hoạt động với mục đích chính là lợi nhuận, ngoài ra còn có tác dụng điều tiết vĩ mô nhà nớc về tiền tệ.

3.2. Lĩnh vực hoạt động của các Ngân hàng Thơng mại quốc doanh.

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh doanh tiền tệ. Huy động vốn trong nớc và nớc ngoài. Cho các tổ chức và cá nhân vay vốn và một số nghiệp vụ kinh doanh khác. Ngoài ra, Ngân hàng thơng mại quốc doanh hoạt động nhằm điều tiết vĩ mô nhà nớc và tuân theo các quy định của Nhà nớc nói chung và các quy định của Ngân hàng TW nói riêng.

3.3. Cơ cấu tổ chức trong các Ngân hàng Thơng mại quốc doanh.

Mô hình tổ chức:

3.4. Mô hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thơng mại quốc doanh.

Theo quyết định số 200/QĐ-NH5 của Ngân hàng nhà nớc, các Ngân hàng thơng mại đ- ợc phép thực hiện các nghiệp vụ sau:

♦ Huy động vốn.

- Nhận tiền gửi của các Ngân hàng hoặc các tổ chức kinh doanh tiền tệ thành viên để cân đối, điều hoà trong toàn hệ thống theo cơ chế để cho vay.

- Huy động vốn trong nớc và vay vốn nớc ngoài bằng đồng Việt nam và bằng ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn và dài hạn. - Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu t của Nhà Nớc, các tổ chức quốc tế, cá nhân trong và ngoài nớc cho các chơng trình, dự án đầu t và phát triển kinh tế.

Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc 1 Phó Tổng Giám đốc 2 Phòng Kế toán. Phòng ngân quỹ. Phòng kiểm soát. Phòng kế hoạch nguồn vốn. Phòng tín dụng. Phòng quan hệ quốc tế và quản lý dự án. Văn phòng chính. Bàn huy động vốn số 1 Bàn huy động vốn số 2 Bàn huy động vốn số 3 …. Bộ phận hành chính. Bộ phận hành chính.

Cho vay vốn.

- Cho vay các Ngân hàng hoặc các tổ chức kinh doanh tiền tệ thành viên (Cho vay

trong hệ thống).

- Cho vay các doanh nghiệp, hộ gia đình,...(Cho vay ngoài hệ thống). ♦ Các nghiệp vụ kinh doanh khác.

Nhận chiết khấu các giấy tờ có giá.

Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và đầu t chứng khoán.

Mua bán và làm đại lý mua bán tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp trong nớc và nớc ngoài.

Tham gia thị trờng liên Ngân hàng, thị trờng tiền tệ ngắn hạn và thị trờng chứng khoán quốc gia...

Hiện tại, hoạt động nghiệp vụ đợc phản ánh đầy đủ qua bảng tổng kết tài sản sau:

Nguồn vốn Sử dụng vốn

1/ Vốn điều lệ. 2/ Các Quỹ:

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. - Quỹ dự trữ đặc biệt. - Các loại quỹ khác. 3/ Vốn huy động. 4/ Vốn điều hoà. 5/ Vốn vay. 6/ Các nguồn vốn khác. 1/ Cho vay:

- Cho vay trong hệ thống.

- Cho vay ngoài hệ thống.

2/ Quỹ an toàn. 3/ Hùn vốn cổ phần. 4/ Mua chứng khoán. 5/ Tài sản cố định. 6/ Sử dụng vốn khác Nguồn vốn: ♦ Vốn điều lệ và các quỹ:

- Vốn điều lệ là vốn cần có để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có thể trích lợi nhuận, phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn điều lệ, mở rộng quy mô kinh doanh.

- Các quỹ cũng đợc coi là nguồn vốn kinh doanh, các quỹ đều đợc trích ra từ lợi

Vốn huy động:

- Loại vốn có nguồn gốc từ các khoản tiết kiệm của các tổ chức dân c, kinh tế và xã hội. Loại vốn này đợc huy động tại các bàn huy động vốn của các Ngân hàng. ♦ Vốn điều hoà:

- Vốn này do các Ngân hàng cơ sở và các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác gửi lên để điều hoà, phân phối cho các Ngân hàng cơ sở và các tổ chức tín dụng khác đang cần vốn.

Vốn vay:

Chủ yếu là vay của các tổ chức tài chính (Ngân hàng Nhà nớc, các Ngân hàng thơng mại, quỹ tín dụng khu vực, quỹ tín dụng cơ sở,...) và vay nớc ngoài.

Các nguồn vốn khác: Nh lãi cha phân phối, vốn uỷ thác đầu t... Các nguồn vốn trên đ ợc sử dụng trong các lĩnh vực sau:

- Cho vay các tổ chức trong và ngoài hệ thống theo nguyên tắc u đãi các tổ chức trong hệ thống về mặt lãi suất.

- Lập quỹ an toàn để bù đắp rủi ro trong kinh doanh.

- Hùn vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp, mua chứng khoán sinh lợi.

- Mua mới, sửa chữa, bảo dỡng tài sản cố định, hiện đại hoá công cụ lao động ... nhằm làm tăng hiệu quả công việc.

- Các sử dụng vốn khác: Chi phí giao dịch, đi lại

4. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại các Ngân hàng thơng mại

quốc doanh hiện nay.

Trong thời gian thực tập tại Cục Công ngệ tin học Ngân hàng - Đơn vị thuộc Ngân hàng TW. Khi nghiên cứu về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Ngân hàng nói chung và của các Ngân hàng thơng mại quốc doanh nói riêng, tình hình ứng dụng của các bộ phận này nh sau:

Để phục vụ công việc kinh doanh và quản lý của các cơ quan này chủ yếu sử dụng một số mạng máy tính. Hệ điều hành mạng chủ yếu ở đây là Novel Netware cho các máy trạm và máy chủ. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu của các cơ quan chủ yếu là hệ quản trị cơ sở dữ liệu Foxpro 2.6 for DOS cùng với bộ chơng trình quản lý chạy trên môi trờng này bao gồm:

+ Phân hệ huy động vốn (bao gồm các chơng trình quản lý tiền gửi tiết kiệm, quản lý trái phiếu, kỳ phiếu, quản lý tín dụng...)

+ Chơng trình thanh toán tiền điện tử .

+ Chơng trình thanh toán bù trừ qua mạng máy tính. + Chơng trình quản lý vốn cổ phần.

+ Chơng trình quản lý vốn trung, dài hạn. + Chơng trình quản lý nhân sự.

Tuy nhiên, do một số nhợc điểm tồn tại của hệ quản trị cơ sở dữ liệu này đồng thời với việc những chơng trình này đã có những lạc hậu, do đó hớng phát triển chung của các Ngân hàng này là bảo trì, cải tiến, bổ sung, nâng cấp và thay đổi sao cho khắc phục đợc các nhợc điểm của bộ chơng trình này.

Cụ thể, với chơng trình cải tiến hệ thống này đang xây dựng lại một số chơng trình nh: Chơng trình quản lý nhân sự (đang đợc viết lại bằng HQTCSDL Microsoft Access 97 và ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 tại phòng kỹ thuật phần mềm – Cục Công nghệ tin học Ngân hàng) và họ đang có xu hớng thay đổi một số chơng trình nh phân hệ huy động vốn, chơng trình quản lý vốn cổ phần...

Do vậy, em đã nghiên cứu, với tính chất học hỏi nhằm thiết kế chơng trình tin học hoá công tác quản lý tiền gửi tiết kiệm mới với tính chất kế thừa chơng trình cũ để phát huy đợc những mặt u điểm và khắc phục những nhợc điểm của chơng trình cũ.

Một phần của tài liệu Tin học hóa công tác quản lý tiền gửi tiết kiệm cho các ngân hàng thương mại quốc doanh và hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w