Trung Quốc luôn là một thị trường mơ ước của bất cứ công ty nào trong mọi lĩnh vực trên thế giới. Trong khi nhiều công ty trên thế giới đua tranh quyết liệt với nhau nhằm xâm chiếm thị trường rộng lớn nay, thì với khả năng và thế mạnh của mình, các công ty Trung Quốc cũng đang rất tự tin hướng tới mục tiêu không chỉ xuất khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu Made in China mà sẽ trở thành những tập đoàn hàng đầu thế giới. Vậy bí quyết thành công của các công ty Trung Quốc là gì?
Sử dụng những bàn đạp để thăng tiến.
Các nhà phân tích kinh doanh và thị trường thế giới đã phải kinh ngạc trước bước tiến của các công ty Trung Quốc vào thị trường thế giới và khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường bằng lợi thế giá rẻ. Phân tích thủ thuật của các công ty Trung Quốc, các nhà phân tích xác nhận rằng các công ty Trung Quốc đã sử dụng nhiều thị trường để làm bàn đạp, tích lũy kinh nghiệm kinh doanh, phân phối hàng hóa và dịch vụ sau bán hàng để vươn ra các thị trường lớn hơn. Các
công ty Trung Quốc giành chỗ đứng ở những thị trường bàn đạp bằng cách bán các sản phẩm của họ qua các nhà nhập khẩu. Các công ty nhập khẩu bán hàng hóa Trung Quốc với nhãn hàng hóa riêng của họ. Khi đã đứng chân vững chắc, các công ty Trung Quốc mới bắt đầu giành lại nhãn hiệu hàng hóa của họ. Có thể nói các công ty Trung Quốc có kỹ năng sản xuất tầm cỡ thế giới và họ đã học được kỹ năng tiếp thị từ việc cạnh tranh với các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới. Và như vậy cánh cửa hy vọng sẽ đóng lại nhanh chóng đối với các công ty của những nước còn chậm chạp trong việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho riêng mình. Sau khi đã tạo đà ở một thị trường nào đó, các công ty Trung Quốc bắt đầu vươn ra thị trường thế giới.
“Bành trướng” trên các sân chơi khác.
Các công ty Trung Quốc không chỉ khẳng định vị trí cũng như sức mạnh của mình ngay trên chính sân nhà, mà dường như chiếm lĩnh thị trường toàn cầu mới là cái đích cuối cùng của họ. Để thực hiện mục tiêu này các công ty Trung Quốc có xu hướng mua lại các công ty nước ngoài. Có hai lý do giải thích xu hướng này của các công ty Trung Quốc, thứ nhất là do các công ty Trung Quốc đã chiếm lĩnh xong thị trường trong nước và do vậy họ buộc phải tìm cách mở rộng ra thị trường thế giới. Thứ hai là trong thời gian qua các công ty Trung Quốc đã không ngừng cải tiến năng suất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, vì vậy họ cảm thấy tự tin trong việc “đem chuông đi đánh xứ người”. Ngoài ra, sự thay đổi cách nhìn của giới doanh nghiệp quốc tế, nhất là các tổ chức tài chính đã khích lệ các công ty Trung Quốc đầu tư mới hoặc mua lại các công ty nước ngoài. Bên cạnh đó, những tham vọng mang tính toàn cầu này lại được Chính phủ khuyến khích rộng rãi, sự khuyến khích thông qua các chính sách của Chính phủ luôn có tác động rất lớn. Chẳng hạn như năm 2004, Bộ Tài Chính Trung Quốc đã cho phép doanh nghiệp trong nước mua lại các công ty nước ngoài ngay cả khi công ty đó đang hoạt động trong những lĩnh vực không liên quan. Tiếp đó, tháng 1-2005, Chính phủ Trung Quốc lại dỡ bỏ quy định khống chế các công ty Trung Quốc chỉ được đầu tư ra nước ngoài tối đa 250 triệu USD. Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc mới đây cũng cho phép các công ty
trong nước tăng cường huy động vốn từ các nguồn nước ngoài để đầu tư hoặc mua lại các đối thủ ở những quốc gia khác. Mặc dù tham vọng rất lớn song điểm