Mô hình tổ chức bộ máy của công ty Giày Thượng Đình

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình (Trang 44)

2.1.3.1. Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị công ty.

Vị trí:

- Tổng giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản trị của công ty, trực tiếp thiết kế và điều hành toàn bộ công tác trong bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác tuyển dụng và bố trí nhân sự, bảo vệ chính trị nội bộ công ty.

- Là người đại diện tư cách pháp nhân của công ty.

Nhiệm vụ:

- Phụ trách chung trong điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Chỉ đạo công tác hoạch định chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện khi chiến lược và các kế hoạch đó được thông qua.

- Phụ trách chung về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 trong toàn công ty.

- Tổng giám đốc trực tiếp phụ trách các phòng kế toán - tài chính, bộ phận tổ chức văn phòng giám đốc thuộc phòng hành chính - tổ chức, bộ phận vật tư của phòng kế hoạch - vật tư và phòng tiêu thụ sản phẩm.

Trách nhiệm:

Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cũng như chịu trách nhiệm chung điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.1.3.2. Đại diện của lãnh đạo về chất lượng (QMR).

Nhiệm vụ:

- Đảm bảo rằng các tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000 được thực hiện và duy trì.

- Xem xét, tiến hành các thủ tục hướng dẫn, đào tạo, và phổ biến về hệ thống quản lý chất lượng ISO.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá nội bộ tình hình chất lượng của công ty và họp xem xét của ban lãnh đạo.

Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm chính về kết quả đánh giá chất lượng của

công ty.

2.1.3.3. Các phó giám đốc.

Nhiệm vụ:

- Tham mưu, tư vấn cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, kỹ thuật công nghệ, bố trí nhân sự…

- Các phó giám đốc trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, giám sát hoạt động của các phòng ban mà mình phụ trách.

Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động thuộc

phạm vi quyền hạn của mình.

2.1.3.3.1. Phó giám đốc xuất nhập khẩu.

- Phó giám đốc xuất nhập khẩu trực tiếp phụ trách phòng xuất nhập khẩu và phòng chế thử mẫu.

- Phụ trách công tác xuất nhập khẩu, công tác đối ngoại và giải quyết các vấn đề liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.

- Phụ trách công tác thiết kế, chế thử mẫu, cũng như công tác hội nhập và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.

- Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan tới khách hàng trong hợp đồng xuất nhập khẩu.

2.1.3.3.2. Phó giám đốc sản xuất.

- Phó giám đốc sản xuất trực tiếp phụ trách bộ phận kế hoạch của phòng kế hoạch -vật tư, phòng sản xuất và gia công, xưởng sản xuất giày vải và xưởng sản xuất giày thể thao.

- Phụ trách công tác lao động và tiền lương trong khu vực sản xuất. Cụ thể là ra quyết định điều phối lao động giữa các phân xưởng sản xuất, phụ trách về lương tuần của hai phân xưởng giày vải và giày thể thao.

- Phụ trách công tác quản lý định mức cấp phát vật tư cho các phân xưởng sản xuất.

- Phụ trách công tác sản xuất thử và sản xuất mẫu đối.

- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất và chất lượng sản phẩm khi giao hàng.

2.1.3.3.3. Phó giám đốc kỹ thuật công nghệ và chất lượng.

- Phó giám đốc kỹ thuật công nghệ và chất lượng trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật công nghệ, quảng cáo, bộ phận hướng dẫn quá trình sản xuất, phòng quản lý chất lượng.

- Phụ trách về công tác kỹ thuật công nghệ cũng như các đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.

- Phụ trách quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000.

2.1.3.3.4. Phó giám đốc thiết bị, vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

- Phó giám đốc thiết bị, vệ sinh moi trường và an toàn lao động trực tiếp phụ trách các bộ phận xưởng cơ năng, phòng bảo vệ, trạm y tế, ban vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động.

- Phụ trách công tác lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị, cũng như xem xét việc bổ sung thiết bị, thay thế phụ tùng…đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục.

- Phụ trách về vấn đề an toàn lao động, bảo hộ lao động, công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, cũng như công tác vệ sinh môi trường trong công ty, công tác bảo vệ và tự vệ.

- Thay mặt giám đốc giải quyết những mối quan hệ với các đoàn thể khi được ủy quyền.

- Chịu trách nhiệm về quản lý, kiểm soát toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị trong công ty, cũng như phụ trách việc đào tạo công nhân vận hành máy móc thiết bị.

2.1.3.4. Các phòng ban.

Nhiệm vụ:

- Kiểm soát các hoạt động và xây dựng kế hoạch tác nghiệp cho các phân xưởng mà mình phụ trách.

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng của mình.

- Cần có sự phối hợp trong hoạt động của các phòng ban để bảo đảm cho hoạt động của công ty diễn ra nhịp nhàng.

Trách nhiệm:

Chịu trách nhiệm trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách phòng ban của mình.

2.1.3.4.1. Phòng hành chính tổ chức và bộ phận ISO.

- Phụ trách công tác quản lý nguồn nhân lực trong công ty và hệ thống quản lý chất lượng.

- Kiểm tra, kiểm soát các tài liệu và dữ liệu về tình hình nhân sự của công ty, cũng như kiểm soát hồ sơ chất lượng.

2.1.3.4.2. Phòng xuất nhập khẩu.

- Phụ trách công tác đàm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với các đối tác nước ngoài. Và chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh với khách hàng.

2.1.3.4.3. Phòng kế hoạch – vật tư.

- Phụ trách hoạt động mua sắm hàng hóa cho công ty, cấp phát và kiểm tra nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, kiểm tra khâu bao gói và xác nhận mẫu đối bao gói.

- Chịu trách nhiệm kiểm soát hệ thống thống kê toàn công ty, bảo toàn sản phẩm của công ty và tài sản của khách hàng, quản lý kho nguyên vật liệu và bán thành phẩm.

2.1.3.4.4. Phòng sản xuất và gia công.

- Lập kế hoạch sản xuất, tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất, gia công thành phẩm và bán thành phẩm.

- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cuối cùng trước khi đem giao cho khách hàng.

2.1.3.4.5. Phòng quản lý chất lượng.

- Phân tích, tổng hợp và thống kê tình hình chất lượng trong toàn công ty. - Tham mưu cho Giám đốc về công tác chất lượng.

- Tiến hành phúc tra các bán thành phẩm và sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất, đồng thời phối hợp với các phòng ban chức năng xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến chất lượng, sau đó thống kê kết quả phân tích lỗi để phục vụ cho việc xem xét xử lý khiếu nại của khách hàng.

- Tiến hành kiểm tra xác nhận tỷ lệ chất lượng của sản phẩm và bán thành phẩm, kiểm tra xác nhận giày mẫu trước khi xuất hàng, kiểm tra việc thực hiện các điểm kiểm tra theo hệ thống quản lý chất lượng, lập biểu đồ Pareto, biểu đồ nhân quả.

2.1.3.4.6. Phòng tiêu thụ sản phẩm.

- Phụ trách hoạt động tỉêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa.

- Quản lý kho thành phẩm, thực hiện việc xếp dỡ, bảo quản, lưu kho và giao hàng. - Tổ chức và quản lý các chi nhánh, các đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty ở thị trường trong nước.

2.1.3.4.7. Phòng chế thử mẫu.

- Thực hiện việc chế thử mẫu và làm mẫu chào hàng dựa trên trình độ công nghệ của công ty.

- Làm mẫu ký đối với sản phẩm giày vải.

- Nghiên cứu chế thử mẫu và đế phục vụ cho việc chế thử sản phẩm, để từ đó có thể áp dụng đi vào sản xuất.

2.1.3.4.8. Phòng kỹ thuật công nghệ.

- Theo dõi việc định mức nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.

- Kiểm tra nguyên liệu, xăng keo, hóa chất, xác nhận mẫu đối và đo lường sản phẩm.

- Kiểm tra, theo dõi để kiểm soát, loại bỏ các sản phẩm không phù hợp, cũng như có các biện pháp phòng ngừa kịp thời.

2.1.3.5. Các xưởng và phân xưởng.

Vị trí: Là khâu cuối cùng và trực tiếp tạo ra sản phẩm.

Nhiệm vụ: thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng của phân xưởng

mình, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với các phân xưởng khác nhằm đạt được mục tiêu chung.

Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trực tiếp với các phòng ban về các hoạt

động của mình.

Thông tin: Thông tin sẽ được truyền từ giám đốc xuống các phòng ban

chức năng, sau đó đến các phân xưởng, sau đó thông tin phản hồi sẽ được truyền từ dưới lên. Khi cần thiết, thông tin có thể được truyền trực tiếp từ giám đốc tới các phân xưởng và ngược lại.

2.1.3.5.1. Xưởng cơ năng.

- Phụ trách về việc kiểm tra, kiểm soát các phương tiện, cũng như bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì hoạt động của máy móc thiết bị trong toàn công ty.

- Phụ trách việc kiểm tra vật tư, phụ tùng máy móc thiết bị thay thế. - Phụ trách về an toàn lao động và an toàn trong sử dụng thiết bị.

2.1.3.5.2. Xưởng sản xuất giày vải và Xưởng sản xuất giày thể thao.

- Tổ chức quá trình sản xuất giày vải, giày thể thao, chịu trách nhiệm về chất lượng của các sản phẩm giày vải và giày thể thao.

- Xác nhận mẫu đối cắt, may, gò giày vải và giày thể thao, phân tích dữ liệu và đề xuất cải tiến.

2.1.3.5.3. Các phân xưởng.

- Hoạch định và kiểm soát quá trình sản xuất, cũng như đo lường các quy trình và thông số cần thiết.

- Theo dõi và đo lường sản phẩm trong quy trình sản xuất sản phẩm cuối cùng. - Kiểm tra và tiến hành loại bỏ các sản phẩm không phù hợp, cũng như có các biện pháp, hành động khắc phục và phòng ngừa kịp thời.

2.1.4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty.2.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.2.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.2.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. 2.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.

Đúng với tên gọi của mình, công ty Giầy Thượng Đình chuyên sản xuất và kinh doanh các loại giầy vải, giầy thể thao và dép các loại. Trong tương lai, công ty còn có dự định sản xuất mặt hàng giầy da, và thực tế cho thấy công nghệ của công ty tại cơ sở 2 – nhà máy tại khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) đã có thể sản xuất được giầy da.

Tiêu chí về sản phẩm của công ty:

- Chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, thời trang, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

- Sản phẩm nhẹ, mềm và thông thoáng khi mang, tạo cảm giác thoải mái.

- Đảm bảo vừa vặn chân khi mang theo thông số chân của từng vùng, từng quốc gia khác nhau.

- Mẫu mã sản phẩm phong phú và đa dạng, đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau của người tiêu dùng như: chơi thể thao, đi dã ngoại, đến trường học…

Các sản phẩm:

- Sử dụng chất liệu đế kép, đế PU, bền, tránh trơn trượt khi mang. - Có thể giặt được nước sau nhiều lần sử dụng.

- Giầy có độ bền, chất lượng cao, phù hợp với khí hậu nóng ẩm.

- Không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như giầy chun, giầy buộc dây…

Giầy vải từ trước đến nay vẫn được coi là mặt hàng truyền thống của công ty bao gồm giầy bata, giầy nam, giầy nữ các loại và giầy trẻ em. Tuy nhiên do nhu cầu về mặt hàng này trên thị trường có xu hướng giảm, kèm theo đó là sự xuất hiện hàng loạt giầy Trung Quốc có mẫu mã đẹp và giá rẻ đã khiến tỷ trọng của mặt hàng giầy vải trong tổng sản phẩm của công ty ngày càng bị thu hẹp. Đứng trước thực trạng này, công ty đã có nhiều biện pháp trong việc cải tiến mẫu mã, đa dạng kiểu dáng sản phẩm với màu sắc phong phú nhằm khai thác những phân đoạn thị trường mới.

Dép các loại:

- Quai và đế sử dụng chất liệu mềm dẻo, có đặc tính nhẹ và thông thoáng tạo sự mát mẻ, thoải mái cho người sử dụng khi di chuyển.

- Có đặc điểm đơn giản, không cầu kỳ, kiểu dáng tao nhã, màu sắc phong phú, hài hòa, dễ sử dụng, dễ thích ứng với mọi lứa tuổi.

Mặt hàng dép chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng sản phẩm của công ty. Mặt hàng này không chỉ chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty nước ngoài mà cụ thể là dép sandal của Trung Quốc, mà còn có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty sản xuất trong nước mà điển hình là công ty Biti’s và Bitas. Chính vì lý do này mà công ty đã quyết định thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này, với việc giảm xuống chỉ còn một dây chuyền sản xuất dép sandal.

Giày thể thao:

- Có đặc điểm nhẹ, êm chân, thông thoáng, mũ quai có thể co dãn được, có các lỗ khí đảm bảo không bị ẩm ướt, tạo cảm giác mát mẻ và thoải mái khi mang giày.

- Phần đế ngoài được thiết kế các hoa văn đặc biệt, đảm bảo tính mỹ quan. Lớp đế trong sử sụng vật tư chọn lọc, có độ bền cao.

- Phù hợp với các hoạt động thể thao và picnic.

Tuy mới chỉ bắt đầu đưa vào sản xuất từ năm 1999, nhưng hiện nay giầy thể thao được xem là mặt hàng xuất khẩu chính và đem về cho công ty một khoản doanh thu đáng kể hàng năm. Chính vì vậy mà công ty luôn chú trọng đầu tư về công nghệ, thiết kế nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường.

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất của công ty qua các năm

Các sản phẩm chủ yếu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%)

Giày nội địa 3.314 61 4.026 58 4.276 59 4.523 60

- Giày bata 1.725 32 1.835 27 1.823 26 1.885 25

- Giày nam 1.005 18 1.367 19 1.551 21 1.658 22

- Giày nữ 441 8 549 8 684 9 678 9

- Giày trẻ em 143 3 215 4 209 3 302 4

Giày xuất khẩu 2.139 39 2.912 42 2.971 41 3.015 40

- Giày vải 1.001 18 1.642 23 1.623 22 1.538 20,4 - Giày thể thao 1.138 21 1.270 19 1.348 18 1.432 19,6

Tổng 5.453 100 6.938 100 7.244 100 7.538 100

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu và Phòng tiêu thụ nội địa).

Như vậy, theo số liệu trong bảng thì trong các năm vừa qua nhìn chung sản lượng của công ty luôn ở mức tăng trung bình, đặc biệt là hai sản phẩm giầy thể thao và giầy nội địa. Sở dĩ giầy thể thao tăng về sản lượng là do năm vừa qua công ty đã ký kết được nhiều đơn đặt hàng với các bạn hàng nước ngoài, đặc biệt là các công ty của Đài Loan và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, sản phẩm giầy nội

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w