Các yêu cầu kỹ thuật của qui trình sản xuất nông nghiệp tố t:

Một phần của tài liệu Phân tích tác động cảu quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên rau.pdf (Trang 30 - 32)

4. Phương pháp nghiên cứu:

2.1.4. Các yêu cầu kỹ thuật của qui trình sản xuất nông nghiệp tố t:

Dựa trên những tiêu chuẩn của EurepGAP phiên bản 2.1 – tháng 07/04a, gồm có những công việc chủ yếu như sau:

+ Truy nguyên nguồn gốc;

+ Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ; + Giống cây trồng;

+ Lịch sử và quản lý vùng đất; + Quản lý đất và các chất nền; + Sử dụng phân bón;

+ Tưới tiêu và phân bón qua hệ thống tưới; + Bảo vệ thực vật;

+ Thu hoạch;

+ Vận hành sản phẩm;

+ Quản lý ô nhiễm chất thải, tái sử dụng chất thải; + Sức khỏe, an toàn và an sinh của người lao động; + Vấn đề môi trường;

+ Đơn khiếu nại.

Mỗi vấn đề có nhiều yếu tố liên quan. Tổng cộng có 209 yếu tố, mỗi yếu tố có 3 cấp độ: chính yếu, thứ yếu, đề nghị3.

2.1.5. Thun li và khó khăn khi áp dng GAP đối vi sn phm nông nghip Vit Nam:

2.1.5.1. Thun li:

- Nhu cầu thị trường về sản phẩm chất lượng, an toàn ngày càng gia tăng.

- Được sựủng hộ tích cực từ các cơ quan chức năng.

- Các yêu cầu mang tính kỹ thuật gần giống với qui trình canh tác rau an toàn hiện đang áp dụng tại các địa phương nên việc chuyển đổi về mặt kỹ thuật là điều không khó đối với người nông dân. Các chương trình khuyến nông, huấn luyện IPM của cơ quan bảo vệ thực vật đã đề cập nhiều đến việc sử dụng phân bón, hóa chất, giống cây trồng một cách bài bản và hoàn toàn phù hợp với các qui định của GAP.

2.1.5.2. Khó khăn:

Theo các yếu tố qui trình GAP đòi hỏi (tùy từng mức độ yêu cầu bắt buộc hay khuyến cáo) một qui trình xuyên suốt từ khâu chuẩn bị đất đến chọn lựa giống, sử dụng phân bón, thuốc BVTV, nguồn nước tưới, xử lý chất thải, an toàn lao động, môi sinh, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch,… nhằm đảm bảo sản phẩm sản xuất ra luôn đạt tiêu chuẩn an toàn, chất lượng và có thể truy nguyên nguồn gốc. Do vậy, với điều kiện canh tác và khả năng của phần lớn nông dân Việt Nam hiện nay, sẽ có những khó khăn lớn như sau:

- Trình độ học vấn của phần lớn nông dân Việt Nam còn thấp. Nông dân chưa quen với việc lưu trữ hồ sơ, dữ liệu, sự kiện liên quan đến sản xuất vì đa phần họ làm theo kinh nghiệm, không ghi chép sổ sách. Trong khi đó, công việc ghi chép là một yếu tố quan trọng được đòi hỏi ở bất cứ khâu nào trong quá trình sản xuất của GAP vì những số liệu, dữ liệu này là cơ sở quan trọng đểđánh giá tính tuân thủ qui trình và giúp cho việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng.

- Diện tích canh tác bình quân các hộ sản xuất nhỏ, để đáp ứng tính qui mô khi thực hiện qui trình đòi hỏi các hộ phải hợp tác với nhau.

- Việc tiêu thụ hàng nông sản còn bịđộng, công tác marketing truyền thông chưa được chú trọng đúng mức.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động cảu quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên rau.pdf (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)