Tình hình sản xuất rau an toàn tại TP.HCM và chủ trương chuyển đổi sản

Một phần của tài liệu Phân tích tác động cảu quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên rau.pdf (Trang 32 - 34)

4. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Tình hình sản xuất rau an toàn tại TP.HCM và chủ trương chuyển đổi sản

đổi sn xut nông nghip:

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai chương trình sản xuất rau an toàn. Trước đây, các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phốđều có gieo trồng rau nhưng tập trung ở Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, quận Gò Vấp với 80 % sản lượng rau của thành phố.

Từ năm 1980 – 1985, thành phố có chủ trương đầu tư phát triển vùng rau chuyên canh thành vành đai xanh ngoại thành nên diện tích gieo trồng tăng mạnh nhưng giảm dần từ năm 1986 đến nay. Năng suất, sản lượng rau gia tăng đáng kể: bình quân từ 11 tấn/ha (nằm 1976) lên đến 21,4 tấn/ha (năm 2005), chủng loại rau cũng đa dạng và phong phú hơn. Với sản lượng rau bình quân từ 280.000 – 300.000 tấn việc tiêu thụ chủ yếu thông qua hệ thống các hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nghiệp và HTX mua bán. Người nông dân sản xuất không phải tự lo đầu ra cho sản phẩm của mình. Nhưng từ năm 1986 đến nay, nông dân sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ thông qua hệ thống tư thương.

Năm 1997 – 1999, ngành nông nghiệp thành phố đã triển khai Dự án xây dựng thí điểm mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Trên cơ sởđó đã hình thành tổ rau an toàn ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi là nền tảng cho sự phát triển các tổ rau an toàn sau này. Đồng thời để có cơ sở quản lý chất lượng rau sản xuất và lưu thông trên thị trường, năm 1999 ngành nông nghiệp đã ban hành Quy định sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, phối hợp với các địa phương đã xây dựng nhiều tổ hợp tác sản xuất rau an toàn để bán trực tiếp cho các đơn vị kinh doanh rau an toàn và các bếp ăn tập thể như trường học, bệnh viện…

Từ năm 2000 – 2004, việc phát triển rau an toàn ở ngoại thành đã có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt quan trọng là sự quan tâm của người tiêu dùng Thành phố, nhận thức của người nông dân về tuân thủ qui trình sản xuất rau an toàn

và sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm đã góp phần cho chương trình đi đúng hướng và phát triển có hiệu quả. Đến năm 2005, các vùng sản xuất rau trên địa bàn thành phố đã đảm bảo tiêu chuẩn rau an toàn theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT về dư lượng nitrat, vi sinh vật, kim loại nặng và thuốc BVTV dưới mức cho phép.

Trong xu hướng hội nhập, không chỉ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn về dự lượng nitrat, vi sinh vật, kim loại nặng và thuốc BVTV dưới mức cho phép mà còn sản xuất theo các tiêu chuẩn của các nước để đảm bảo nhu cầu sức khoẻ, môi trường và xuất khẩu.

Tuy nhiên, quá trình sản xuất rau an toàn của nông dân vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng sản phẩm do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác không khoa học làm cho chất lượng sản phẩm không đảm bảo, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn tại trong sản phẩm cao, nông dân sản xuất nhỏ lẻ, cá thể nên sản phẩm tạo ra không đồng nhất, không đảm bảo qui cách kích cỡ và chất lượng, do đó sản phẩm chỉ được tiêu thụ qua các thương lái, chưa có doanh nghiệp đặt hàng và đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, đặc biệt là chưa có hệ thống qui trình sản xuất cụ thể.

Những tồn tại đó chỉ có thể giải quyết được khi có một hoạt động liên kết đồng bộ các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ (trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ,…) và các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong chương trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP – Good Agricultural Practices) đối với các sản phẩm trồng trọt sẽ là giải pháp hữu hiệu và quan trọng đối với việc sản xuất rau quả hiện nay.

Hướng giải quyết trên đã được cụ thể hoá trong chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 – 2010 của Sở nông nghiệp và PTNT TP.HCM, ban hành kèm theo Quyết định số 98/2006/QĐ-UB ngày 10/07/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố; Quyết định số 100/2006/QĐ-UB phê duyệt Dự án thí điểm ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên một số rau ăn quả tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động cảu quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên rau.pdf (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)