Chương 5 ĐỀ XUẤT VAØ TÍNH TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ
5.2.3. Thuyết minh công nghệ
Nước thải từ các cơ sở chế biến cá cơm hấp qua hệ thống cống được tập trung vào hố thu gom có lắp song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô. Tại bể thu gom nước thải có sử dụng một máy bơm để bơm nước thải lên bể điều hòa.
Trong bể đều hòa, ta sử dụng hệ thống làm thoáng bằng khí nén để cấp khí nhằm giảm thể tích các công trình phía sau cũng như ổn định về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm như: COD, BOD, SS... Đồng thời với việc ổn định chất lượng nước, hệ thống thổi khí tại bể điều hòa giúp tách một phần dầu mỡ và đưa lên bề mặt.
Tiếp đó nước thải được bơm đưa sang bể tuyển nổi nhằm loại bỏ phần dầu mỡ có trong nước thải và thành phần chất rắn lơ lửng để tránh ảnh hưởng đến các công trình xử lý phía sau.
Nước thải sau khi qua bể tuyển nổi với hàm lượng các chất hữu cơ cao được đưa qua bể trộn.Tại bể trộn dòng nước được cho thêm vào các hoá chất để tiến hành quá trình keo tụ tạo bông. Nước được hoà trộn đều với hoá chất nhờ cánh khuấy đặt trong bể. Sau khi nước tạo bông cặn lắng ở bể trộn sẽ được dẫn đến bể phản ứng xoáy hình trụ kết hợp với bể lắng đứng theo đường ống có gắn vòi phun phía cuối ống. Nước ra khỏi miệng phun với tốc độ lớn chảy quanh bể tạo thành chuyển động xoáy từ trên xuống tạo điều kiện tốt cho các hạt cặn, keo va chạm kết dính với nhau tạo thành bông cặn đi xuống dưới qua bộ phận hãm làm triệt tiêu chuyển động xoáy rồi vào bể lắng. Trong bể lắng đứng, nước chuyển động theo chiều đứng từ dưới lên trên, các tạp chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn nước sẽ lắng xuống đáy, các chất lơ lửng có tỷ trọng nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước được thiết bị gạt cặn tập trung về sân phơi bùn. Nước đã lắng trong được thu vào máng vòng bố trí xung quanh thành bể tiếp tục được bơm sang bể SBR.
Trong bể SBR, ta bố trí hệ thống phân phối khí trên khắp diện tích bể. Bể hoạt động gồm 5 pha thực hiện nối tiếp nhau: Pha làm đầy (Fill); Pha phản ứng (React); Pha lắng (Settle); Pha tháo nước sạch (Decant) và Pha chờ (Idle).
Thải bỏ bùn không nằm trong các pha hoạt động của SBR vì không có thời gian định cho quá trình thải bỏ. Bùn thường được thải bỏ trong pha lắng hoặc pha chờ. Khối lượng bùn và tần số thải bùn được quy định dựa vào hiệu quả xử lý mong muốn. Do quá trình sục khí và lắng diễn ra trong cùng một bể nên không có bùn chết trong quá trình phản ứng và không cần phải tuần hoàn bùn để duy trì nồng độ bùn trong bể phản ứng. Bùn được xả hút định kì về sân phơi bùn. Sân phơi bùn có nhiệm vụ giảm tỉ lệ độ ẩm trong bùn. Còn phần nước trong được dẫn sang bể tiếp xúc, tiếp xúc với Clorine trong một thời gian nhất định. Sau khi ra khỏi bể tiếp xúc, nước thải đã đạt tiêu chuẩn đối với nguồn thải loại B QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
5.3. TÍNH TOÁN:
Giá trị lưu lượng dùng để thiết kế:
Hệ số không điều hòa là: Kmax = 1,54 (Theo Bảng I-4 Trịnh Xuân Lai, Tính Toán
Thiết Kế Các Công Trình Xử Lý Nước Thải, Nhà xuất bản Xây Dựng Hà Nội,
2000)
QTB = 130 m3/ngày = 130 m3/24h = 5,42 m3/h
Qmax = 1,54QTB = 1,54 x 130 m3/ngày = 200,2 m3/24h = 8,34 m3/h Bảng 5.2. Các thông số lưu lượng dùng trong thiết kế
Thông số Ký hiệu, đơn vị Giá trị
Lưu lượng giờ trung bình ngày đêm QTB (m3/ngày) 130
Lưu lượng giờ trung bình QTB (m3/h) 5,42
Lưu lượng giờ lớn nhất Qh,max (m3/h) 8,34