Các bước tiến hành:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nước thải cá cơm hấp tại làng nghề cá cơm hấp Mỹ Tân, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (Trang 38 - 39)

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CÁ CƠM HẤP BẰNG KEO TỤ VAØ

4.1.3.2. Các bước tiến hành:

Xác định lượng phèn để bông cặn hình thành:

- Khuấy đều nước thải.

- Lấy 500ml nước thải cho vào becker 1000 ml.

- Cho vào lượng phèn PAC với lượng phèn tăng nhỏ. Sau mỗi lần tăng lượng phèn, khuấy trộn nhanh một phút sau đó khuấy trộn chậm trong 3 phút

- Thêm lượng phèn PAC đến khi bông cặn hình thành.

Thí nghiệm 1: Xác định pH tối ưu

- Khuấy đều nước thải, đo pH và độ đục ban đầu.

- Lấy 1000 ml nước thải cho vào beaker 2000 ml (8 becker).

- Cho 0,2 g phèn PAC vào mỗi beaker

- Khuấy 100 vòng/phút trong 1 phút sau đó giảm tốc độ khuấy 20 vòng/phút trong 15 phút.

- Tắt máy và để lắng tĩnh trong 30 phút.

- Lấy nước sau khi lắng đem đo pH, độ đục và xác định hiệu quả xử lý.

- Giá trị pH tối ưu là giá trị ứng với mẫu có bông cặn lớn và lắng tốt ứng với mẫu có độ đục, độ màu thấp nhất.

- Xác định lượng NaOH để xác định pH tối ưu (ghi nhận pH tối ưu).

Thí nghiệm 2: Xác định lượng phèn tối ưu

- Khuấy đều nước thải, đo độ đục ban đầu.

- Cho 1000 ml nước thải cho vào beaker 2000 ml (8 becker).

- Cho lượng phèn khác nhau vào các becker trên.

- Dùng axit hoặc kiềm để điều chỉnh về pH tối ưu.

- Khuấy 100 vòng/phút trong 1 phút sau đó giảm tốc độ khuấy 20 vòng/phút trong 15 phút.

- Tắt máy và để lắng tĩnh trong 30 phút.

- Lấy nước sau khi lắng đem đo pH, độ đục và xác định hiệu quả xử lý.

- Liều lượng phèn tối ưu là liều lượng ứng với mẫu có độ đục, độ màu thấp nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nước thải cá cơm hấp tại làng nghề cá cơm hấp Mỹ Tân, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w