II. CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
1. Cán bộ quản lý
hiện những mục tiêu nhất định thông qua những người khác.
+ Định nghĩa 2: Cán bộ quản lý là những người có thẩm quyền ra quyết định dù là được phân quyền hay uỷ quyền.
1.2. Phân loại cán bộ quản lý.
Trong doanh nghiệp, cán bộ quản lý có thể phân chia theo nhiều tiêu chí như sau:
* Theo cấp bậc quản lý:
Theo cấp bậc quản lý thì trong doanh nghiệp, cán bộ quản lý được phân chia thành: cán bộ quản lý cấp cao, cán bộ quản lý cấp trung và cán bộ quản lý cấp cơ sở.
- Cán bộ cấp cao: Là những người có quyền ra các quyết định mang tính chiến lược.
Trong thực tế, những người có ảnh hưởng lớn tới các quyết định mang tính chiến lược cũng được coi là cán bộ quản lý cấp cao.
- Cán bộ quản lý cấp trung: Là những người có thảm quyền ra các quyết định chiến thuật. Những quyết định chiếm thuật là những quyết định có liên quan đến những bộ phận, phân hệ của hệ thống.
- Cán bộ quản lý cấp cơ sở: Là những người có thẩm quyền ra các quyết định mang tính tác nghiệp cho những đơn vị cơ sở của hệ thống.
* Phân chia theo lĩnh vực quản lý có: Cán bộ quản lý Marketing, cán bộ quản lý nhân sự, cán bộ quản lý sản xuất, cán bộ quản lý tài chính...
- Cán bộ quản lý Marketing: Là những người có quyền ra các quyết định về chiến lược Marketing và các kế hoạch tác nghiệp.
- Cán bộ quản lý nhận sự: Là những người có quyền ra các quyết định mang tính chiến lược về lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực, tập thể lao động, phân tích nguồn nhân lực và kế hoạch tác nghiệp.
- Cán bộ quản lý sản xuất: Là những có thẩm quyền ra các quyết định mang tính tác nghiệp và các chiến lược sản phẩm, ngân quỹ phi tiền tệ.
- Cán bộ quản lý tài chính: Là những người có quyền ra các quyết định chiến lược về nguồn lực tài chính, ngân sách...
* Theo chức năng của cán bộ quản lý thì cán bộ quản lý được chia làm 3 loại:
- Cán bộ lãnh đạo: Là người đứng đầu hệ thống, có một chức danh nhất định. Chịu trách nhiệm về hệ thống mình phụ trách.
- Các chuyên gia: Là những người nằm trong bộ máy quản lý có trình độ chuyên môn sâu trong một lĩnh vực nào đó.
Một chuyên gia có chức năng nhiệm vụ như sau:
+ Thực hiện quá trình thông tin trong đó cơ bản là phân tích thông tin.
+ Tham gia xây dựng các phương án quyết định, đề xuất kiến nghị về lựa chọn phương án tối ưu.
+ Giúp cán bộ lãnh đạo chỉ đạo, thực hiện quyết định. + Có thể được ra quyết định khi được cấp trên uỷ quyền.
- Nhân viên: là những người đảm bảo vật chất, thông tin cho cho hai loại cán bộ nói trên.
1.3. Yêu cầu đối với cán bộ quản lý. lý.
a. Về vị trí:
Cán bộ quản lý phải đạt được các tiêu chuẩn chung về các tiêu chuẩn cao hơn như tư duy mới về chính trị, có tinh thần trách nhiệm cao.
b. Về chuyên môn.
Cán bộ quản lý phải hiểu được công việc, nắm vững chuyên môn mà mình phụ trách.
c. Về năng lực tổ chức.
Có khả năng hiểu con người, biết giao việc, có khả năng tập hợp được người dưới quyền và có khả năng gây ảnh hưởng và lựa chọn các phương pháp lãnh đạo để có thể đi đến mục tiêu của tổ chức.
d. Về đạo đức.
Người lãnh đạo, cán bộ quản lý phải có xu hướng đúng, biết tôn trọng con người, có văn hoá, công bằng, chí công vô tư.
* Ở Việt Nam, luật doanh nghiệp Nhà nước (20/4/1995) Điều 32₡ và 39 đã quy định rõ tiêu chuẩn của giám đốc và thành viên hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp nhà nước như sau:
"Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
1- Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam. 2- Có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
3- Có trình độ, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp.
4- Không đồng thời đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước.
6- Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc hoặc giám đốc không được thành lập hoặc giữ các chức danh
quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần và không được có quan hệ hợp đồng kinh tế đối với các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phẩn do vợ, chồng, bố, mẹ, con giữ các chức danh quản lý điều hành..."