thẻ tín dụng, tài khoản thanh toán và hồ sơ vay vốn được thiết kế với không
gian kín đáo, sang trọng để làm chậm bước chân khách hàng và khuyến khích khách hàng dừng lại xem qua các sản phẩm dịch vụ giới thiệu tại đó. Ngoài
ra, còn có khu vực dành riêng cho khách hàng VỊP thực hiện giao dịch quan
trọng và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẵn sàng phục vụ các yêu cầu cụ thể của khách hàng VIP. Các khách hàng sẽ có điều kiện tự trao đổi kinh nghiệm với nhau về sản phẩm, dịch vụ hoặc những điều họ hài lòng khi ở trong một không gian rộng rãi, tiện nghi hơn. Như vậy, thiết kế không gian có tính mở nhiều hơn sẽ thu hút và gia tăng sự thoải mái cho khách hàng khi tới ngân hàng giao dịch.
3.4. MỘT SỐ KIÊN NGHỊ
3.4.1. Về phía NHNN
- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng:
Hiện nay, với việc thấm định khách hàng cá nhân, một công thông tin
dữ liệu quan trọng giúp cán bộ tín dụng có thể đánh giá năng lực tài chính của khách hàng là qua trung tâm thông tin tín đụng (CIC). Để tạo thành một kênh thông tin tin cậy giúp các NHTM trong quản lý rủi ro và cho vay, năm 1999
NHNN đã chính thức thành lập CIC trên cơ sở tách Trung tâm Thông tin tín dụng trực thuộc Vụ Tín dụng - NHNN. CIC trở thành đơn vị sự nghiệp có
chức năng thu nhận, phân tích, cung cấp thông tin, làm đầu mối của toàn hệ
thống thông tin tín dụng ngân hàng Việt Nam.
Đối với các khách hàng cá nhân, bản tin của CIC thông báo khá chỉ tiết
và cụ thể về tình hình quan hệ tín dụng hiện tại, biểu đồ diễn biến phát sinh dư nợ 3 năm gần nhất, diễn biến nợ xấu trong 3 năm gần nhất, các thông tin dư nợ 3 năm gần nhất, diễn biến nợ xấu trong 3 năm gần nhất, các thông tin
khác như: số lượt hỏi tin về khách hàng, các hình thức vay vốn của khách
hàng trong 3 năm gần nhất, tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng. Tuy nhiên, với số lượng khách hàng cá nhân trên cả nước là khá lớn, vượt quá khả nhiên, với số lượng khách hàng cá nhân trên cả nước là khá lớn, vượt quá khả năng phục vụ của CIC thì chất lượng thông tin khách hàng do CIC cung cấp nhiều khi còn chưa đầy đủ. Mặt khác, sự phối hợp giữa CIC và các tổ chức tín dụng còn hạn chế, do đây là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, liên quan đến cả
quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và của cả khách hàng. Hiện nay, NHNN đã cho phép triển khai thành lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, nhưng vẫn chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động này. Vì vậy,
NHNN cần tích cực hoàn thiện, nâng cao chất lượng các thông tin tài chính
của CIC. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý đồng bộ không chỉ cho CIC nói
riêng mà còn cho cả hệ thống thông tin tín dụng phát triển.
Với việc cho phép thành lập trung tâm thông tín tín dụng cá nhân, có thể coi đây là quyết định đúng đắn của NHNN. Tuy nhiên, NHNN cần hoàn
thiện văn bản hướng dẫn để hoạt động của các trung tâm này thực sự đem lại
hiệu quá cho các ngân hàng, giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng cho toàn hệ thống.
- Tăng cường bôi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng
NHNN cần nâng cao chất lượng cán bộ bằng cách thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng và kiểm tra nghiệp vụ. Ngoài ra NHNN còn phải thường xuyên mở
các buôi hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ ngân hàng, đưa ra
các tiêu chuân cân thiệt mà cán bộ ngân hàng cân phải có. Có như vậy thì chât 75
lượng cán bộ mới được nâng lên và được đòi hỏi ngày càng cao khi nước ta gia nhập WTO. Đặc biệt các nhóm cán bộ tín dụng chuyên trách các khách hàng cá nhân cần phải được trang bị một số kĩ năng và kiến thức về thị trường nhà đất, thị trường động sản và bất động sản, kĩ năng phỏng vấn thông tin để thu thập thông tin và đánh giá, thẩm định khách hàng được chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
3.4.2. Về phía Chính phú