I. Khái quát về NHCSXH Tỉnh BắcKạn
4. Những thuận lợi và khó khăn, tồn tại 1 Thuận lợ
4.1. Thuận lợi
Trong những năm vừa qua, trong quá trình hoạt động NHCSXH chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn đã gặp được rất nhiều thuận lợi, nhờ đó đem lại nhiều hiệu quả thành công cho chi nhánh.
Chi nhánh đã nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ và giúp đỡ thường xuyên của Chính Phủ, của Tỉnh cả về đường lối chính sách và vốn đầu tư, qua đó đã giúp cho NHCSXH chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn ngày một vững mạnh hơn và gặt hái được nhiều thành quả hơn.
Tỉnh Đảng bộ có các nghị quyết chỉ đạo cụ thể các cấp các ngành tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH hoạt động như: Chương trình tài trợ phát triển đàn bò đối với hộ nghèo, đồng thời giao cho các Ban, ngành, các cấp trong tỉnh và huyện, hỗ trợ NHCSXH trong việc tài trợ và kiểm tra sử dụng tiền vay (Chương trình chăn nuôi bò) của hộ nghèo được ngân sách tỉnh hỗ trợ trả lãi.
Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã nhận được sự giúp đỡ của UBND Tỉnh, các cơ quan ban ngành, các xã phường đoàn thể… đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự hoạt động của chi nhánh.
Thêm vào đó, hiện tại đa số cán bộ làm việc tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo kỹ lưỡng, có phẩm chất đạo đức tốt và tận tụy với công việc.
Cơ sở vật chất và phương thức giao dịch ngày càng được đổi mới và hoàn thiện hơn. Các cán bộ đi giao dịch tại xã phường đã được trang bị máy tính xách tay, phương tiện đi lại…
Ngoài ra, Chi nhánh còn nhận được sự hợp tác và tài trợ của nước ngoài để thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo, nước sạnh và vệ sinh môi trường nông thôn… thu hút được rất nhiều vốn đầu tư từ các tổ chức tài chính quốc tế ( Chính Phủ, Phi Chính Phủ ) như UNICEF, OPEC, IFAD, WB…
Cơ chế tài trợ vốn đối với hộ nghèo đang được hoàn thiện phù hợp với điều kiện thực tế địa bàn nông thôn, làm cho hoạt động của NHCSXH được thuận lợi mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn.
4.2. Khó khăn và tồn tại
Bên cạnh những thuận lợi thì NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn cũng gặp phải không ít những khó khăn.
Điều kiện thời tiết, khí hậu những năm gần đây có nhiều thay đổi so với những năm trước, nhiều đợt mưa, rét đậm kéo dài gây khó khăn lớn cho trồng trọt và chăn nuôi. Dịch bệnh phát sinh ở nhiều nơi như: Bệnh lở mồm long móng làm trâu bò chết hàng loạt, trong đó có trâu bò thuộc nguồn vốn vay của NHCSXH; Dịch cúm gia cầm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm. Do ảnh hưởng như vậy dẫn tới thu nhập của một số hộ dân bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn tài trợ của NHCSXH.
Nhận thức một số hộ nghèo chưa cao, tư tưởng bao cấp, ỷ lại còn ăn sâu vào tiềm thức; Một số người còn tự ty mặc cảm không chịu khó vươn lên theo kịp cộng đồng; Năng lực sản xuất, trình độ quản lý đa số còn yếu, việc tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Điều này làm trở ngại lớn trong việc cấp vốn tài trợ cho hộ nghèo đói và nó cũng làm hạn chế hiệu quả đầu tư vốn tài trợ cho hộ nghèo.
Các dự án khả thi thu hút lao động tạo việc làm, tăng thu nhập trên địa bàn còn hết sức hạn chế, mặc dù với chương trình quốc gia giải quyết việc làm (120) đã và đang được đẩy mạnh đầu tư trên địa bàn đem lại không ít việc làm cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ và đồng bào dân tộc nhưng trên thực tế hiệu quả thu được vẫn chưa cao.
chăn nuôi; Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; Tập huấn đối với người nghèo chưa thường xuyên, hạn chế việc sử dụng hiệu quả vốn vay.
Giá trị món vay của hộ nghèo nhỏ, số lượng món vay lớn, địa bàn hoạt động rộng nên chi phí cho một món vay còn cao. Mặt khác lãi suất tài trợ hộ nghèo lại thấp hơn lãi suất trên thị trường, do đó khả năng cân bằng tài chính của NHCSXH còn khó khăn.
Vẫn còn nhiều cán bộ thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa được đào tạo kỹ lưỡng chuyên sâu dẫn đến tình trạng làm việc thiếu hiệu quả. Thêm vào đó, cơ sở vật chất vẫn chưa được đổi mới đồng bộ làm cho hiệu suất công việc chưa thực sự cao.
Một số công tác nghiệp vụ đã được đưa tin học vào ứng dụng, tuy nhiên vẫn chưa chuẩn hoá được phương pháp tính toán, chưa đưa vào ứng dụng phần mềm hỗ trợ…
Ban văn hoá - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh đã có nhiều cuộc điều tra, giám sát về việc thực hiện chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh. Kết quả giám sát cho thấy, vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến công tác XĐGN của tỉnh. Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình chưa có sự phối hợp đồng bộ ở các địa phương do công tác chỉ đạo ở cấp uỷ, chính quyền chưa thực sự quyết liệt. Các mô hình khi có sự tài trợ của dự án thì đạt kết quả tốt, khi kết thúc dự án, không còn kinh phí thì sự án cũng không triển khai được. Công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia XĐGN chưa được chú trọng; Hoạt động của Ban xoá đói giảm nghèo cấp xã còn thụ động là những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo còn thấp;
Chương trình chưa bao phủ hết số hộ thực sự nghèo, tình trạng bình xét hộ nghèo chưa thực sự dân chủ do còn hiện tượng nể nang dẫn đến bình xét không đúng đối tượng hoặc bỏ sót đối tượng diễn ra ở một số địa phương; Có hộ lười lao động, hộ có người mắc tệ nạn xã hội vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ khiến cho người dân bất bình. Nhiều hộ dân không trung thực trong khai nguồn thu nhập gây khó khăn cho việc quản lý các hộ đói, nghèo.
Mặt khác, một bộ phận không nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo. khi đưa càng nhiều chương trình, dự án có tính chất bao cấp vào thì tư tưởng trông chờ càng cao. Tồn tại này không chỉ có ở người dân mà còn ở một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở.
Bên cạnh đó, nguồn vốn dành cho chương trình XĐGN chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân. Các chương trình, dự án đầu tư XĐGN chủ yếu mới đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Đường, trường, trạm… mà chưa chú trọng đến đầu tư trực tiếp phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho người dân. Kinh phí dành cho công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, phát triển kinh tế còn thấp, thiếu vốn tài trợ để XDGN. Mức tài trợ thấp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế nên chưa khuyến khích được các hộ nghèo phấn đấu vươn lên Điều này chứng tỏ rằng tỷ lệ nghèo đói của tỉnh chưa phải là ổn định và bền vững. Số hộ tái nghèo có thể còn cao hơn nữa vì điều kiện tự nhiên, môi trường không thuận lợi, rất nhiều hộ không trong diện đói nghèo nhưng thu nhập còn thấp và không ổn định, luôn có nguy cơ rơi vào diện đói nghèo.
Khắc phục những hạn chế trên, tỉnh Bắc Kạn đã xác định giảm tỷ lệ hộ nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển Kinh tế – Xã hội. Đại hội Đảng Bộ tỉnh nhiệm kỳ IX(2005 – 2010) đã đặt ra mục tiêu phát triển đến năm là: “xoá căn bản hộ đói – giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20%/ tổng số hộ”. với tỷ lệ nghèo đói 50,87% như hiện nay và số hộ tăng giảm trong diện nghèo đói hàng năm cho thấy công cuộc XĐGN của tỉnh và trách nhiệm của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn còn nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm vì người nghèo của toàn thể đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là Ban lãnh đạo và các cán bộ tín dụng, những người phải thường xuyên tiếp xúc, nắm bắt và tìm hiểu nhu cầu, hướng dẫn hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh.