Công tác uỷ thác tài trợ qua các Tổ chức hội, Đoàn thể:

Một phần của tài liệu TÀI TRỢ VỐN ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH BẮC Cạn (Trang 44 - 47)

II. Thực trạng tài trợ vốn hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn:

3. Công tác uỷ thác tài trợ qua các Tổ chức hội, Đoàn thể:

3.1. Quy trình thủ tục tài trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác uỷ thác từng phần qua các Tổ chức Chính trị – Xã hội: thác từng phần qua các Tổ chức Chính trị – Xã hội:

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ - CP ngày 04/10/2002, việc tài trợ của NHCSXH được thực hiện theo phương thức uỷ thác từng phần qua các Tổ chức Chính trị - Xã hội.

Đơn vị nhận uỷ thác:

phần công việc trong quy trình tài trợ thông qua 4 Tổ chức Chính trị - Xã hội đó là: Hội liên hiệp phụ nữ; Hội nông dân; Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.

* Nội dung uỷ thác tài trợ:

NHCSXH uỷ thác cho 4 Tổ chức Chính trị - xã hội 6/9 công đoạn trong quy trình tài trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác được gọi là uỷ thác tài trợ từng phần. Bao gồm 6 công đoạn trong quy trình tài trợ như sau:

1) Hướng dẫn việc thành lập Tổ TK&VV theo quy định.

2) Tổ chức họp tổ để bình xét danh sách hộ nghèo xin vay vốn NHCSXH trình Ban xoá đói giảm nghèo và UBND Xã, Phường xét duyệt để gửi NHCSXH cấp Huyện.

3) Thông báo kết quả phê duyệt đến từng hộ gia đình.

4) Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và đôn đốc người vay trả nợ gốc và lãi tiền vay theo kỳ hạn thoả thuận.

5) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay; phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.

6) Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tài trợ ưu đãi của Chính phủ; tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ Tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV.

Toàn bộ 6 công đoạn trên thì Tổ chức hội cấp xã phải thực hiện cả 6 công đoạn, Tổ chức hội cấp TW, tỉnh, huyện thực hiện 2 công đoạn 5 và 6. Còn các công đoạn tài trợ, thu nợ, thu lãi vẫn do NHCSXH đảm nhiệm, do vậy mà đồng vốn không thể thất thoát được, mặt khác các Tổ chức hội thực hiện đúng các công đoạn đã được uỷ thác thì nguồn vốn ưu đãi đến tay hộ nghèo là lẽ đương nhiên.

* Quy trình tài trợ:

Quy trình tài trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được thực hiện theo sơ đồ tổng quát như sau:

Ngân hàng chính sách xã hội Hộ nghèo và các đối tượng

chính sách khác Tổ TK&VV (Tổ chức Chính trị – Xã hội) Chính quyền địa phương (8) (1) (7) (6) (2) (3) (4) (5) 45

Giải thích:

1) Đại diện hộ gia đình (chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp) viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh và khế ước nhận nợ gửi Tổ TK&VV.

2) Tổ TK&VV nhận giấy đề nghị vay vốn của người vay, tổ chức họp bình xét công khai, kiểm tra các yếu tố trên giấy đề nghị vay vốn nếu đủ điều kiện, đúng đối tượng vay vốn của NHCSXH thì lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu 03/TD) trình UBN D Xã, Phường, thị trấn xác nhận.

3) UBND xã xác nhận vào danh sách 03/TD và gửi lại cho Tổ TK&VV.

4) Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ vay vốn đã có xác nhận của UBND Xã cho NHCSXH nơi tài trợ. NHCSXH kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ và trình lãnh đạo ký duyệt.

5) Căn cứ vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn được phê duyệt, NHCSXH thông báo kết quả phê duyệt cho Chính quyền địa phương.

6) Chính quyền địa phương có trách nhiệm thông báo danh sách được duyệt cho Tổ chức Chính trị - Xã hội cấp Xã để thông báo cho Tổ trưởng Tổ TK&VV.

7) Tổ trưởng Tổ TK&VV thông báo danh sách những hộ gia đình được vay vốn NHCSXH, thời gian và địa điểm giải ngân đến từng hộ.

8) Tổ chức Hội cấp xã và Tổ trưởng Tổ TK&VV chứng kiến việc NHCSXH phát tiền vay trực tiếp đến từng người vay.

Tổ chức Chính trị - Xã các cấp được hưởng phí uỷ thác căn cứ vào mức phí dịch vụ uỷ thác được thoả thuận giữa NHCSXH và các Tổ chức Chính trị - Xã hội ở cấp TW kết quả thu lãi và tỷ lệ phí dịch vụ uỷ thác theo chất lượng dư nợ. Hiện nay việc trả phí dịch vụ uỷ thác được phân bổ cho từng cấp hội.

3.2. Kết quả tài trợ hộ nghèo uỷ thác từng phần thông qua các Tổ chức Hội, Đoàn thể: Đoàn thể:

Theo định hướng của Tổng Giám đốc, chỉ đạo của Giám đốc NHCSXH tỉnh toàn bộ dư nợ tài trợ các chương trình: Hộ nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, học sinh sinh viên thông qua hộ gia đình, tài trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, tài trợ đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài , tài trợ hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, đều uỷ thác thông qua 4 Tổ chức Chính trị - Xã hội.

Qua 5 năm thực hiện tài trợ uỷ thác thông qua các Tổ chức hội, Đoàn thể đã khẳng định đây là một trong những nhân tố quyết định nên thành quả mà Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã đạt được trong những năm qua. Tổng dư nợ tăng từ 6.182 triệu đồng năm 2003 lên 401.270 triệu đồng năm 2007, tăng 266,81%; số tổ, số hộ được vay vốn cũng tăng lên tương ứng tính đến 31/12/2007 số hộ vay vốn là 33.562 hộ ứng với 1.594 Tổ TK&VV; Dư nợ uỷ thác chiếm 83,93% tổng dư nợ của tất cả các chương trình tài trợ.

Có thể nói đây là phương thức tài trợ hợp lý.Việc hình thành các tổ nhóm để gắn trách nhiệm liên đới tới từng thành viên trong Tổ, bởi vì các thành viên trong Tổ hiểu rõ hoàn cảnh của các hộ nghèo vay vốn thuộc Tổ mình. Đảm bảo chắc chắn tiền đến tay hộ nghèo và không trùng với các nguồn vốn khác đã tài trợ. Điều này làm giảm bớt gánh nặng giám sát món vay của cán bộ tín dụng.

Đến nay hoạt động của các Tổ chức nhận uỷ thác đã ổn định, các Tổ TK&VV đang dần đi vào hoạt động có nề nếp và đạt chất lượng tương đối cao. Đạt được kết quả đó là do từ đầu năm 2007 Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã phối hợp với các Tổ chức hội, Đoàn thể các cấp, Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ quản lý cho các Tổ trưởng Tổ TK&VV, chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật cho các tổ viên góp phần sử dụng vốn tối ưu nguồn vốn vay từ NHCSXH.

Một phần của tài liệu TÀI TRỢ VỐN ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH BẮC Cạn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w