Một số giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo: Thực hiện đúng quy trình tài trợ:

Một phần của tài liệu TÀI TRỢ VỐN ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH BẮC Cạn (Trang 56 - 61)

II. Nâng cao chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo tại Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn:

1.Một số giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo: Thực hiện đúng quy trình tài trợ:

1.1. Thực hiện đúng quy trình tài trợ:

Thực hiện đúng, nghiêm túc quy trình tài trợ vốn từ khâu xét duyệt tài trợ và cuối cùng là thu nợ có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng vốn tài trợ của NHCSXH. Nó tạo điều kiện thực hiện chế độ tài trợ vốn công khai và dân chủ trong cộng đồng người nghèo, đồng thời cung ứng vốn kịp thời đúng đối tượng.

Hiện nay, nhìn chung công tác tài trợ đã thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ tài trợ (theo Quyết định số 316/NHCS - KH ngày 02/05/2003 và văn bản số 676/NHCS - TD ngày 22/04/2007 của Tổng Giám đốc NHCSXH). Tuy nhiên, để vốn tài trợ của NHCSXH được cung ứng kịp thời tới đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo thì NHCSXH tỉnh Bắc Kạn cần phải chú trọng hơn nữa những mặt sau:

* Xác định đối tượng tài trợ:

Trong địa bàn tỉnh có một số địa phương chưa xác định rõ ràng được đối tượng vay vốn, nên đã đưa cả những hộ đói tuy có sức lao động nhưng không có khả năng sử dụng vốn hoặc những hộ già cả neo đơn không có sức lao động… vào danh sách hộ nghèo được vay vốn. Điều này đã dẫn đến quan niệm sai lầm coi vốn tài trợ đối với hộ nghèo là hình thức cấp phát, mang tính trợ cấp xã hội làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Theo quy định chung về tài trợ hộ nghèo của NHCSXH, thì NHCSXH cấp vốn trên nguyên tắc “tài trợ hộ nghèo có sức lao động, có khả năng sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn”.

Nâng cao chất lượng Tổ TK&VV tránh xảy ra tình trạng tài trợ không đúng đối tượng hộ nghèo, các đối tượng thoát nghèo hoặc có thu nhập khá lại được hưởng mức lãi suất ưu đãi cho người nghèo làm giảm hiệu quả xoá đói giảm nghèo của nguồn vốn ưu đãi.

* Xác định mức vay, thời hạn tài trợ và kỳ hạn nợ:

Mức tài trợ phải được xác định dựa vào nhu cầu sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo (giống, cây, con…) và giá cả trên thị trường, nguồn vốn của ngân hàng chính sách, nguồn trả nợ của người vay.

Thời hạn tài trợ và kỳ hạn thu nợ phải xác định rõ dựa vào chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi. Thời hạn tài trợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất theo công thức

sau:

Thời hạn tài trợ = Chu kỳ sản xuất + Thời gian tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng chính xác công thức trên thì hộ nghèo mới đảm bảo được thời gian thu hồi vốn để trả nợ.

Điều kiện để thực hiện giải pháp: Cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kinh nghiệm về cây trồng, vật nuôi… đồng thời phải quyết tâm xoá đói giảm nghèo.

* Nâng cao chất lượng công tác tài trợ vốn tổ nhóm:

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn tài trợ trực tiếp tới hộ nghèo thông qua mô hình tổ nhóm, hoạt động của tổ nhóm vay vốn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác cấp vốn cho hộ nghèo. Vì vậy, ngân hàng cần phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để chỉ đạo, nâng cao chất lượng hoạt động tổ nhóm bằng các biện pháp:

1) Thực hiện bình xét công khai, dân chủ để lựa chọn tổ trưởng và lãnh đạo tổ là những người có năng lực, có đạo đức và tâm huyết đối với hộ nghèo.

2) Duy trì và củng cố các Tổ nhóm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bằng cách thường xuyên Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho tổ nhóm, để tăng nhận thức và nâng cao trách nhiệm.

3) Chi trả đầy đủ kịp thời hoa hồng cho Tổ trưởng nhằm động viên họ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

4) Tăng cường kiểm tra giám sát Tổ trưởng tránh tình trạng Tổ trưởng thu nợ, thu lãi không nộp vào ngân hàng.

1.2. Tài trợ vốn phải kết hợp với các hình thức chuyển giao kỹ thuật:

Việc cho hộ nghèo vay vốn muốn đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo thì cần phải nâng cao trình độ sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo. Thực tế tài trợ hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Việc cấp vốn cho hộ nghèo không được kết nối các chương trình chuyển giao kỹ thuật do vậy đem lại hiệu quả chưa cao. Vì vậy đồng thời với việc cấp vốn cho hộ nghèo cần phải chú ý đến những vấn đề sau:

1) Cung cấp những kiến thức cơ bản về sản xuất, chăn nuôi.

2) Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận khoa học kỹ thuật, phương thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

3) Kết hợp đồng thời việc cấp vốn với hướng dẫn khoa học kỹ thuật áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, cách làm ăn, sử dụng vốn vay. Thực hiện đồng bộ các

chính sách xoá đói giảm nghèo, lồng ghép chương trình tài trợ vốn với chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… Và một trong những giải pháp có hiệu quả nhất là: Thực hiện chuyển vốn cho nông dân nghèo qua các dự án khả thi, các dự án này phải phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương.

1.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, có tâm huyết nghề nghiệp:

Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến mọi vấn đề nói chung chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo nói riêng; giải pháp đối với cán bộ cần phải thực hiện như sau:

* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ:

Đặc biệt cán bộ tín dụng phải hiểu biết về quy trình sản xuất nông nghiệp, hiểu biết về kỹ thuật canh tác; cây trồng, vật nuôi…

* Từng bước đào tạo đội ngũ cán bộ có tâm huyết với công tác xoá đói giảm nghèo, chuyên tâm tới hoạt động tài trợ hộ nghèo.

Thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, đó là điều kiện tốt để mở rộng vốn tài trợ cũng như nâng cao chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4. Phối hợp chặt chẽ hoạt động của NHCSXH với hoạt động của các quỹ XĐGN, tập trung việc cung ứng vốn cho người nghèo vào một đầu mối là XĐGN, tập trung việc cung ứng vốn cho người nghèo vào một đầu mối là NHCSXH

Nếu thực hiện được việc phối hợp các chương trình, các quỹ XĐGN thông qua một đầu mối giải ngân là NHCSXH sẽ đem lại nhiều lợi ích:

- Ngân hàng có bộ máy tổ chức rộng trên toàn tỉnh, có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có phương tiện bảo vệ an toàn tiền bạc.

- Giúp các cấp uỷ Đảng, chính quyền nắm vững nguồn vốn XĐGN của địa phương cấp mình, đối tượng được thụ hưởng từ đó chỉ đạo sâu sát, hiệu quả hơn.

- Khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu công bằng trong phân phối nguồn vốn, nơi tập trung quá nhiều, nơi quá ít, thậm chí là không có, do không kiểm soát được vì nguồn lực phân tán.

- Vừa bảo đảm được tính tự chủ của chủ dự án, vừa giúp cho các tổ chức đoàn thể thực hiện đúng chức năng của mình là người tổ chức, hướng dẫn người nghèo tổ chức sản xuất, tiếp thu kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý... vì ngân hàng chỉ là thủ quỹ thực hiện việc giải ngân và hưởng phí. Các chủ dự án không phải lo việc tổ chức giải ngân, lo bố trí, đào tạo cán bộ cho công việc của một tổ chức tài trợ vốn.

- Tạo được sự tập trung nguồn vốn cho những xã, những vùng, những mục tiêu cần ưu tiên. Thông tin chính xác, kịp thời từ một đầu mối là NHCSXH, giúp cho việc chỉ đạo chương trình XĐGN của Chính phủ và các cấp chính quyền đạt hiệu quả.

- Tăng cường được công tác kiểm tra giám sát nguồn vốn thông qua sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức đoàn thể, các chủ dự án thông qua việc tài trợ, thu nợ, kiểm tra sử dụng vốn và hướng dẫn cách làm ăn đối với người nghèo, hạn chế rủi ro, thất thoát vốn.

2.. Các giải pháp khác:

Để nâng cao chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo NHCSXH phải có được nguồn vốn đủ lớn. Tự lập và chủ động nguồn vốn vì đây là điều kiện không thể thiếu để thực hiện công tác tài trợ hộ nghèo. Bên cạnh đó, NHCSXH tỉnh Bắc Kạn phải có mạng lưới sâu rộng, để tiếp cận thị trường (khách hàng).

2.1. Tăng cường nguồn vốn tài trợ hộ nghèo:

Nguồn vốn tại NHCSXH tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua đã phản ánh một đặc điểm thực tế đó là nguồn vốn TW chiếm tỷ trọng quá lớn (95-98%).

Những năm tới, để tăng cường nguồn vốn tài trợ hộ nghèo NHCSXH tỉnh Bắc Kạn cần tập trung theo hướng sau:

* Tiếp nhận, bảo tồn và phát triển nguồn vốn TW giao.

* Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, từng bước tự chủ về nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu tài trợ hộ nghèo. Muốn vậy cần thực hiện tốt những nội dung sau:

+ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động làm cho mọi tầng lớp dân cư hiểu được chức năng của NHCSXH trong đó có chức năng huy động vốn .

+ Tích cực vận động, huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo bằng hình thức Tổ tiết kiệm và vay vốn.

+ Tiến hành huy động vốn của các đơn vị kinh tế và tiết kiệm trong dân cư. + Chủ động tìm kiếm các nguồn uỷ thác và thực hiện các dự án lồng ghép. Trong những nội dung trên, việc tiến hành huy động vốn trong dân cư là một việc không mới, nhưng rất khó khăn và phức tạp bởi vì người dân còn chưa quen gửi tiền vào NHCSXH. Mặt khác cơ sở vật chất của NHCSXH còn thiếu thốn, tâm lý khách hàng thiếu an tâm khi gửi tiền.

2.2. Mở rộng mạng lưới dịch vụ, giao dịch tại xã:

Dịch vụ phát triển mạnh giúp cho NHCSXH có thêm nguồn vốn trong thanh toán, tăng nguồn thu đảm bảo khả năng tài chính.

Ngoài ra phát triển dịch vụ còn là cầu nối giữa NHCSXH và hộ vay vốn. dịch vụ phát triển mạnh, lượng khách hàng tăng lên, thành phần khách hàng cũng đa dạng hơn, từ đó tạo thuận lợi cho NHCSXH trong việc tiếp thị, phát triển các nghiệp vụ của mình ra nhiều đối tượng khách hàng hơn.

2.3. Chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư:

Đầu tư vốn cho hộ nghèo phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, phát huy tốt hiệu quả vốn vay. Cần phải được phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Có như vậy mới giúp hộ nghèo xoá bỏ thói quen canh tác lạc hậu lỗi thời, ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, hướng hộ nghèo tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá. Làm tốt những vấn đề nêu trên vốn đầu tư cho hộ nghèo không những phát huy hiệu quả kinh tế mà còn hạn chế mức độ rủi ro thấp nhất trong quá trình sử dụng vốn vay.

2.4. Xây dựng hệ thống an toàn ở nông thôn:

Nông thôn nước ta và nông thôn tỉnh Bắc Kạn hiện nay đang tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá, trong cơ chế thị trường. Biến động rủi ro là điều khó tránh khỏi, và không chủ động lường trước được. Hộ nông dân nghèo thường phải đương đầu với thiên tai, dịch bệnh, giá cả đột biến…Họ có thể mất vốn thậm trí trắng tay bất cứ lúc nào.

Vì vậy nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống an toàn ở nông thôn, nhằm bảo hiểm cho sản xuất khi có rủi ro, như bảo hiểm cây trồng vật nuôi đặc biệt là giống mới bảo trợ giá lương thực, nông sản phẩm khi có biến động…

Có như vậy người nông dân mới an tâm, không giao động lo sợ trước những biến động của xã hội. Họ mới mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất tăng thu nhập cải thiện đời sống, vươn lên tến kịp cộng đồng.

2.5. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền thông tin.

Tuyên truyền cơ chế chính sách tài trợ vốn ưu đãi chủ trương của Đảng và nhà nước đến cấp uỷ chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể nhân dân.

Thông tin đa chiều từ dưới lên, từ trên xuống, bằng nhiều hình thức như, báo chí, đài địa phương, tờ rơi, niêm yết chính sách tài trợ vốn ở nhà họp thôn, bản, xã, phường để mọi người dân ai cũng nắm bắt được thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III. Kiến nghị

Một phần của tài liệu TÀI TRỢ VỐN ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH BẮC Cạn (Trang 56 - 61)