Đánh giá hoạt động tài trợ hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh BắcKạn trong thời gian qua:

Một phần của tài liệu TÀI TRỢ VỐN ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH BẮC Cạn (Trang 47 - 52)

II. Thực trạng tài trợ vốn hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn:

4.Đánh giá hoạt động tài trợ hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh BắcKạn trong thời gian qua:

4.1. Những kết quả đạt được:

Tài trợ hộ nghèo không phải là một vấn đề đơn giản, bởi đối tượng tài trợ vốn là những hộ nghèo thường bị hạn chế về kiến thức, trình độ sản xuất, chăn nuôi, lại sống ở những nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém. Để đảm bảo chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn luôn phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Nếu mở rộng tài trợ một cách ồ ạt để đạt được chỉ tiêu đề ra thì đồng vốn có khi không đến đúng tay hộ nghèo, việc sử dụng vốn không có hiệu quả, chất lượng không đảm bảo dẫn đến phát sinh nợ quá hạn; nếu sợ không thu được nợ thì NHCSXH cũng không đạt được mục tiêu đề ra.

Trong thời gian qua hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã đạt được kết quả nhất định về kinh tế cũng như về xã hội từng bước khẳng định vai trò của mình trong việc góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của tỉnh nhà. Muốn chất lượng vốn tài trợ đối với hộ nghèo được nâng lên, việc tài trợ hộ nghèo phải đạt được mục tiêu đó là thoát khỏi đói nghèo, tài trợ phải được tiến hành đồng thời các chương trình như hướng dẫn cách thức làm ăn, nuôi, trồng con gì. Bởi phần lớn hộ nghèo đều thiếu kinh nghiệm thiếu hiểu biết về sản xuất và chăn nuôi. Việc lồng ghép các chương trình hiện nay hiệu quả nhất là thông qua hoạt động tài trợ theo dự án. Ngân hàng thực hiện tài trợ thông qua vốn chỉ định của TW chuyển về: Đề án phát triển đàn bò được hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay; Dự án giới và phát triển; Dự án dạy nghề cho nông dân; Dự án tài chính vi mô, Dự án lồng ghép dân số - kế hoạch hoá gia đình…

Kết quả tài trợ hộ nghèo không chỉ thể hiện ở sự tăng lên về doanh số tài trợ, doanh số thu nợ mà còn biểu hiện về mặt xã hội rất rõ nét. Nhờ nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn mà nhiều người nghèo đã có thêm công ăn, việc làm, phát huy hiệu quả trong sản xuất chăn nuôi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, từng bước thoát khỏi nghèo đói, vươn lên hoà nhập với cộng đồng. kinh tế hộ phát triển là cơ sở cho phong trào hoạt động các tổ chức hội ở nông thôn ngày càng phong phú, đa dạng, làm tăng tính cộng đồng xã hội, tinh thần tương thân, tương ái. Đặc biệt công tác tài trợ hộ nghèo còn hạn chế được các tệ nạn xã hội rượu chè, cờ bạc trong những ngày nông nhàn.

4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế cơ bản sau:

Trong những năm qua, nguồn vốn tài trợ hộ nghèo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, đây là kênh tài trợ vốn ưu đãi, nguồn vốn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn TW chuyển về, còn nguồn vốn huy động tại địa phương lãi suất thị trường hàng năm TW giao chỉ tiêu rất thấp chủ yếu là để cán bộ làm quen với nghiệp vụ huy động vốn , nguồn vốn ngân sách tỉnh chuyển sang còn ít và chưa thực hiện được theo kế hoạch đặt ra do nguồn thu của ngân sách tỉnh còn hạn chế. Hiện nay Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện huy động vốn trong dân cư theo chỉ tiêu kế hoạch TW giao, với lãi suất quy định bằng lãi suất bình quân của các ngân hàng trên địa bàn; lãi suất huy động này cao hơn lãi suất NHCSXH cho hộ nghèo vay và được nhà nước cấp bù phần vượt

4.2.2. Công tác tài trợ và thu nợ:

* Xét duyệt hộ vay vốn đôi khi chưa chính xác:

Một số địa phương (Xã, Phường) ký xét duyệt trên danh sách 03 tài trợ hộ nghèo chưa được chính sác , việc xét duyệt còn căn cứ vào tỷ lệ bình quân, chưa phù hợp với thực tế. Điều đó dẫn tới tình trạng Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đang có dư nợ tài trợ hộ nghèo vượt hơn 5.000 hộ so với tổng số hộ nghèo trên toàn tỉnh.

Việc xây dựng đề án xoá đói giảm nghèo tuy đã làm nhưng chưa cụ thể. Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện và biến động hộ thuộc diện đói nghèo, thoát nghèo tuy đã làm nhưng thiếu chính xác có những địa phương thống kê hộ thoát nghèo thì giảm nhưng thực tế lại không có địa chỉ, còn mang tính áp đặt, coi trọng thành tích; xét duyệt hộ được vay, thành lập Tổ TK&VV còn chậm sự phối hợp giữa Xã với Ngân hàng chưa chặt chẽ nhất là nợ đến hạn hoặc mới chú ý tạo vốn vòng 1, chưa quan tâm giúp đỡ hộ làm ăn có hiệu quả. Một số tổ nhóm chưa nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình nên việc bình xét tài trợ chưa thật dân chủ công khai, có nơi còn lập danh sách đề nghị vay vốn hộ quá tuổi lao động, già cả neo đơn không nơi nương tựa (không có lao động, không thuộc diện nghèo…). Đặc biệt có những trường hợp tổ trưởng cố tình gây phiền hà, lưu lại sổ vay vốn của hộ vay và chưa làm tròn trách nhiệm của mình đối với hộ vay vốn.

* Việc xét duyệt tài trợ còn chậm trễ:

Cho vay hộ nghèo ở NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đã thể hiện sự giám sát chặt chẽ của nhiều ngành, nhiều cấp. song nó cũng bộc lộ sự phức tạp trong khâu thực hiện làm cho vốn đến với hộ nghèo còn chưa kịp thời;

Trong quá trình thực tập tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn tôi nhận thấy, do trình độ hộ vay còn thấp nên ngay cả việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn cũng vấp phải

nhiều khó khăn, trường hợp cá biệt có khách hàng phải làm lại hồ sơ rất nhiều lần, thậm chí cán bộ tín dụng đã hướng dẫn cho người vay làm bộ hồ sơ mẫu nhưng khi thực hiện khách hàng vẫn làm sai.

Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ tín dụng còn quá ít nên việc hướng dẫn hộ vay làm hồ sơ còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới tiến trình xét duyệt và giải ngân, làm cho cơ hội đầu tư của hộ nghèo bị bỏ lỡ.

* Mức tài trợ xác định đôi khi chưa phù hợp:

Việc tài trợ đôi khi chưa căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn tài trợ, một số địa phương (xã, tổ) còn nể nang với bà con hàng xóm nên khi lập danh sách tài trợ còn dàn đều rải mỏng, vì vậy mức tài trợ chưa phù hợp với đối tượng đầu tư, do đó hiệu quả sử dụng vốn vay của người nghèo còn thấp. việc bình xét đối tượng được giải ngân được thực hiện ở tổ nên không trách khỏi những yếu tố thiếu khách quan trong việc lập danh sách tổ viên được vay vốn, có strường hợp người cần vốn thì không được vay người không cần lại được vay.

* Thời hạn tài trợ và thu nợ chưa phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn: Việc thu nợ gốc, lãi hộ nghèo ở NHCSXH tỉnh Bắc Kạn thực hiện khá tốt. Trong xác định thời hạn tài trợ và kỳ hạn trả nợ bộc lộ một số điểm chưa phù hợp, thường xác định bình quân cho cả nhóm, không xét theo yêu cầu đối tượng vay của hộ nghèo dẫn đến có hộ vay vốn chưa có điều kiện trả nợ đúng kỳ hạn.

* Trên cùng địa bàn có nhiều tổ chức cung cấp vốn tài trợ cho hộ nghèo với mức lãi suất cao thấp khác nhau, nên hộ nghèo có sự so sánh, nếu cứ tài trợ lãi suất ưu đãi như hiện nay thì không đảm bảo tính bền vững về tài chính và nếu lãi suất tài trợ cao hơn thì sẽ không thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

* Đội ngũ cán bộ:

Đặc điểm địa bàn miền núi hiểm trở, phức tạp, đường xá đi lại còn khó khăn như tỉnh Bắc Kạn thì việc cán bộ tín dụng của NHCSXH đi sâu, đi sát để kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay thực sự khó khăn. Hơn nữa NHCSXH tỉnh Bắc Kạn đang áp dụng phương thức tài trợ trực tiếp đến tận tay hộ nghèo với lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ nên công tác kiểm tra bị hạn chế, chỉ mới tiến hành kiểm tra mẫu, kiểm tra xác suất nên đánh giá thiếu chính xác.

Một phần còn do năng lực cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đội ngũ cán bộ tại NHCSXH Tỉnh Bắc kạn phần đông là cán bộ trẻ mới ra trường còn thiếu so với yêu cầu và khối lượng công việc; thiếu kinh nghiệp thực tế dẫn đến chất lượng và hiệu quả công việc chưa cao.

* Cấp vốn tài trợ ngân hàng chưa đồng bộ với các hoạt động hỗ trợ khác:

Việc cấp vốn tài trợ cho hộ nghèo chưa đồng bộ với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm và tổ chức thị trường cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc quy hoạch cây, con, ngành nghề tập trung còn hạn chế nên hiệu quả tài trợ vốn đối với NHCSXH tỉnh Bắc Kạn chưa cao.

Nhìn chung kết quả thực hiện dự án trong những năm qua đã đóng góp thành tích không nhỏ trong việc thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội toàn tỉnh. Tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn, bởi xuất phát điểm kinh tế của tỉnh quá thấp so với cả nước, trình độ dân trí thấp, điều kiện địa lý bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu quá khắc nghiệt.

Một phần của tài liệu TÀI TRỢ VỐN ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH BẮC Cạn (Trang 47 - 52)