1 Tình trạng rủi ro do nợ đọng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hàn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động tại BIDV Hà Giang (Trang 41 - 45)

2. 1 Khái quát hoạt động của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang

2.2. 1 Tình trạng rủi ro do nợ đọng

Nợ đọng là các khoản vốn tín dụng không luân chuyển và không thu hồi đ- ợc. Tuy khách hàng hạch toán ở tài khoản nợ quá hạn nhng thực chất đó là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán, đợc hạch toán vào các Tài khoản: 281 (Các khoản nợ chờ xử lý đã có tài sản xiết nợ, gán nợ); Tài khoản 282 (các khoản nợ có tài sản

thế chấp liên quan đến vụ án đang chờ xét xử); Tài khoản 291, 292 (nợ khoanh) ; Tài khoản 272 (vay thanh toán công nợ).

Hiện nay khoản nợ đọng ở Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang gồm các loại sau:

- Nợ khoanh

- Nợ vay thanh toán công nợ

- Các khoản nợ chờ xử lý và nợ có liên quan đến vụ án. Số liệu trong biểu số 03 cho thấy:

Thực tế các khoản nợ đọng có xu hớng giảm nhng không đáng kể trong khi tỷ lệ nợ đọng giảm nhiều do quy mô đầu t tín dụng ngày càng tăng.

Năm 2000 các khoản nợ đọng không có. Năm 2001 tổng các khoản nợ đọng 4,001 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,01% tổng d nợ. Năm 2002 tổng các kh oản nợ đọng 6,145 tỷ đồng, tăng số d nợ đọng 2,144 tỷ đồng chiếm 1,26% tổng d nợ, tỷ lệ nợ đọng tăng từ 1,01% lên 1,26% (tăng 0,25%).

Trong tổng số nợ đọng có tới 93,58% là của các đơn vị quốc doanh, nằm chủ yếu ở các khoản nợ khoanh và nợ vay thanh toán. Số còn lại nằm ở kinh tế ngoài quốc doanh (6,42%) và nằm chủ yếu ở các khoản nợ chờ xử lý.

Nhìn chung các khoản nợ đọng là các khoản nợ đã đóng băng rất khó có khả năng thanh toán. Trong đó chỉ có các khoản nợ chờ xử lý còn có khả năng thu hồi đợc, các khoản nợ khoanh và nợ vay thanh toán không có khả năng thanh toán mà chỉ còn trông chờ vào chủ trơng Nhà nớc (vì các khoản nợ này cho vay theo kế hoạch chỉ định của Nhà nớc).

Nh vậy, hàng năm Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang luôn mất một khoản vốn nắm ứ đọng không luân chuyển đợc trên 6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,26% trên tổng d nợ. Đây là một con số không nhỏ so với quy mô đầu t của Ngân hàng một Tỉnh miền núi nh Hà Giang, làm ảnh hởng tới vòng quay tín dụng của Ngân hàng khá rõ rệt: Vòng quay vốn tín dụng năm 2000 đạt 1,7 vòng, đến năm 2001 vòng quay vốn giảm xuống còn 1,25 vòng, năm 2002 vòng quay vốn đạt 1,5 vòng. Nguy cơ rủi ro và làm giảm sút kết quả kinh doanh là điều dễ xảy ra.

Để hiểu rõ hơn về nợ đọng chúng ta đi sâu phân tích từng loại nợ nh sau:

a) Nợ khoanh.

Đó là các khoản nợ do ảnh hởng của cơ chế bao cấp và việc đầu t theo chỉ định của UBND Tỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng khi mới tách Tỉnh (1991), việc đầu t không có hiệu quả trong những năm trớc đây để lại, tập trung chủ yếu ở các đơn vị quốc doanh. Điển hình một số đơn vị sau:

- Công ty xuất nhập khẩu Hà Giang 1,750 tỷ đồng

- Công ty vật liệu xây dựng Hà Giang 4,001 tỷ đồng

Trong tổng số nợ đọng, thì nợ khoanh chiếm tỷ trọng lớn nhất: Năm 2001 chiếm 1,45% và năm 2002 chiếm 1,18%.

Nguyên nhân do trong quá trình sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm, trình độ quản lý không có, kinh doanh thua lỗ nên UBND tỉnh đã đa vào danh sách các đơn vị phải cổ phần hoá để sắp xếp tổ chức lại doanh nghiệp theo quyết định 315/HĐBT và do đó đã để lại cho Ngân hàng một khoản nợ khá lớn. Nhng khoả nợ của Công ty xuất nhập khẩu 1,750 tỷ đồng đã chuyển giao cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC) Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam hỗ trợ quản lý, khai thác và thu nợ.

Từ năm 2001 đến năm 2002, số nợ khoanh không giảm mà vẫn giữ nguyên 5,751 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng không thu đợc nợ nhng do quy mô đầu t tín dụng tăng nhanh nên tỷ lệ nợ khoanh giảm từ 1,45% (năm 2001) xuống 1,18% (năm 2002). Mặc dù đợc Chính phủ cho tạm khoanh nợ, song đối với Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang nói riêng thì nợ khoanh đã, đang là gánh nặng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thơng mại.

Các khoản nợ khoanh tuy Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang không phải trả lãi vốn điều hoà song nó thể hiện Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang đã bị đọng vốn, không những không thu hồi đợc vốn để quay vòng, không thu đợc lãi, mà khả năng mất cả gốc. Với số vốn đó Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà giang mà thu hồi đợc để quay vòng thì kết quả kinh doanh sẽ cao hơn. Nếu nh

Chính phủ không có chính sách xử lý thích hợp thì chắc chắn Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang sẽ gặp rủi ro trong kinh doanh.

b) Các khoản nợ chờ xử lý và nợ có liên quan đến vụ án:

Khoản nợ này là nợ ngắn hạn và tập trung vào một thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đó là Công ty TNHH Tiến thành.

Năm 2002 với số d 0.394 tỷ đồng, so với khoản nợ khoanh thì khoản nợ chờ xử lý và nợ có liên quan đến vụ án cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ là 0,08% so với tổng d nợ và chiếm tỷ trọng 6,41% trong tổng d nợ đọng. Năm 2002 mới có phát sinh số nợ chờ xử lý và nợ có liên quan đến vụ án

Nợ chờ xử lý có tài sản thế chấp đợc xiết nợ, gán nợ là những khoản nợ mà Ngân hàng đã làm thủ tục thu giữ và nhận tài sản, khách hàng đã bàn giao tài sản của mình cho Ngân hàng xử lý. Loại tài sản Ngân hàng đang thu giữ đều là Nhà ở và Đất của khách hàng t nhân. Khả năng thu hồi vốn đợc khoảng 80% số thất thoát rủi ro 20%.

Nguyên nhân do: Khách hàng có mu mô lừa đảo lẫn nhau (đều là khách hàng của Ngân hàng trong quan hệ tín dụng) thông qua cam kết bảo lãnh bằng văn bản với Ngân hàng, không làm hợp đồng bảo lãnh để bên thứ ba vay vốn Ngân hàng. Mặt khác trình độ nhận thức của cán bộ còn hạn chế, Trình độ nghiệp vụ còn non nớt hiểu văn bản cam kết với hợp đồng bảo lãnh là nh nhau nên đã phát sinh khoản nợ có liên quan đến vụ án.

Hiện nay Chi nhánh đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để phối hợp bán tài sản xiết nợ, gán nợ thu hồi vốn.

Nợ có tài sản liên quan đến vụ án là những khoản nợ chủ yếu do khách hàng cố tình lừa đảo Ngân hàng gây thất thoát vốn, Ngân hàng đã hoàn thiện hồ sơ gửi các cơ quan pháp luật để xử lý. Khách hàng là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Trong các loại nợ đọng, thì loại nợ chờ xử lý còn có bảo đảm tín dụng - mặc dù là loại nợ khó thanh toán nhng nó vẫn còn có khả năng thu hồi vốn và điều tất nhiên sẽ không tránh khỏi sự thất thoát vốn của Ngân hàng. trong tình hình hiện

nay tuy đã có thông t số 03/TT-LT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TTĐC hớng dẫn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng Song thủ tục phát mại các tài sản rất phức tạp, chất lợng tình trạng tài sản giảm thấp, mua bán rất kho khăn đã ảnh hởng không nhỏ đến tốc độ thu hồi nợ của Ngân hàng và góp phần làm tăng nợ đọng.

Tóm lại: Hoạt động của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang cũng nh

các Ngân hàng thơng mại đều không tránh khỏi tình trạng vốn đọng, không luân chuyển, không thu hồi đợc nợ. Với tỷ lệ nợ đọng 1,26% so với tổng d nợ nh hiện nay, tuy cha cao so với một số Ngân hàng khác nhng thực sự cũng là một còn số đáng lo ngại với Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang.

Trong khi nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ đáp ứng đợc 40% nhu cầu sử dụng vốn, 60% vốn còn lại phải vay của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam thì tỷ lệ vốn nằm "chết" chiếm 1,26% là điều bất lợi và ảnh hởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang.

Vậy Ngân hàng nên tìm phơng pháp để tháo gỡ tình trạng này nhằm luân chuyển nhanh đồng vốn và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hàn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động tại BIDV Hà Giang (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w