Những hạn chế còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT (Trang 60 - 61)

V/ Tỷ suất sinh lờ

1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại:

1.3.2.1. Về phương pháp thẩm định:

Các cán bộ thẩm định chưa có sự so sánh các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư hoặc các chỉ tiêu về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, nhân công… với các dự án tương tự, với các định mức kinh tế- kỹ thuật của Bộ ngành. Các tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị cũng chưa có chuẩn mực nào để kiểm tra, đối chứng. Điều này một lần nữa chứng tỏ nguồn thông tin của ngân hàng còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu thẩm định. Các thông tin về cung cầu sản phẩm, giá cả, chất lượng công nghệ, thiết bị… mới chỉ được thu thập dựa trên sự cố gắng cao nhất của cán bộ thẩm định thông qua sách báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, các nguồn thông tin này nhiều khi

không thực sự đầy đủ và cập nhật. Mặt khác ngân hàng cũng chưa áp dụng các phương pháp toán học hiện đại để phân tích và dự báo cung cầu thị trường. Điều này có ảnh hưởng nhỏ tới chất lượng công tác dự báo, làm giảm độ chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả. Các phương pháp phân tích rủi ro chưa được chú trọng một cách đúng mức. Một dự án đầu tư khi đi vào hoạt động có thể gặp rất nhiều các loại rủi ro khác nhau như: rủi ro về cung cấp các đầu vào, đầu ra; rủi ro do chậm tiến độ thi công; rủi ro về cung cấp dịch vụ công nghệ- kỹ thuật… Tuy nhiên cán bộ thẩm định ít khi dành nhiều thời gian và công sức đi sâu đánh giá từng loại để từ đó có hướng tư vấn, cùng chủ đầu tư tìm các biện pháp phòng ngừa.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT (Trang 60 - 61)