Về nội dung và quy trình thẩm định:

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT (Trang 61 - 62)

V/ Tỷ suất sinh lờ

1.3.2.2. Về nội dung và quy trình thẩm định:

Việc xem xét đánh giá từng nội dung trong quy trình thẩm định còn sơ sài, đôi lúc còn mang nặng tính hình thức và có nhiều điểm chưa hợp lý, nhiều khi công tác thẩm định còn chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ chủ quan giữa chi nhánh và khách hàng. Kết quả là đến nay vẫn còn nhiều dự án ở tình trạng khó thu nợ hay nợ quá hạn không có khả năng thanh toán, buộc chi nhánh phải có biện pháp tháo gỡ như gia hạn nợ, giảm lãi suất cho vay, thu nợ gốc trước thu lãi sau,… trở thành gánh nặng đối với Chi nhánh. Cụ thể đó là:

- Thẩm định về khía cạnh kỹ thuật, cán bộ mới chỉ dựa trên luận chứng kỹ thuật của khách hàng mà ít đưa ra nhận xét chủ quan do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm.

- Thẩm định nội dung thị trường là một vấn đề khá phức tạp bởi sự biến đổi của thị trường chịu tác động của rất nhiều các yếu tố khác (chính trị, thời tiết, truyền thống, sở thích…). Trong vấn đề này thì việc nắm bắt thông tin và biết phân tích nhận định thông tin thị trường một cách nhanh nhạy là vô cùng cần thiết. Các nguồn thông tin có nhiều, song hiện nay đa số các phân tích của tín dụng chỉ dựa trên nguồn thông tin do đối tượng xin vay cung cấp (phải chăng đó là một nguồn tin xác thực?). Nguồn thông tin này không được các cơ quan độc lập chứng nhận, do đó dễ gây ra tình trạng gian lận từ phía khách hàng để việc vay vốn của mình được thuận lợi hơn, dễ gây ra sai lệch trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính của sự án và nhầm lẫn trong quyết định cho vay của chi nhánh. Vì thế trong báo cáo thẩm định những ý kiến về dự báo thi trường, phân tích cung cầu thị trường hoặc là thiếu hoặc là chưa có cơ sở tin cậy. Đây chính là một yếu tố khá quan trọng tác động tới sự thành công của dự án, nó ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề trả nợ của đơn vị xin vay.

- Thẩm định về phương diện tài chính:

Việc thẩm định doanh thu của dự án, thông thường cán bộ thẩm định chỉ phân tích sản phẩm có được chấp nhận trên thị trường hay không, và cho công suất tăng dần theo cảm tính hoặc thụ động theo kế hoạch của Doanh nghiệp. Cán bộ thẩm định đơn thuần chỉ đặt giả thiết về giá bán sản phẩm chủ yếu dựa vào phương pháp đơn đặt hàng, chưa thực sự tiến hành phân tích dựa vào các yếu tố cung cầu trên thị trường. Việc xác định chi phí và nhiều khoản mục chi phí đôi khi còn bị chi nhánh bỏ qua hoặc mặc nhiên chấp nhận định mức của chi phí do Doanh nghiệp đưa ra. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới độ chuẩn mực của dự án, đồng thời sẽ tạo thêm nhiều khó khăn cho cả khách hàng và chi nhánh trong những trường hợp bất lợi của thị trường. Chi nhánh cần tránh rơi vào tình trạng này vì lợi ích của cả hai bên.

Trong quá trình thẩm định cho vay, trường hợp cán bộ thẩm định đã có nhiều kinh nghiệm thì có thể đem ra so sánh với các dự án cùng loại mà rút ra đánh giá chỉ tiêu đó là tốt hay xấu. Đối với cán bộ ít kinh nghiệm thì thật là khó khăn và đó chính là điều ảnh hưởng đến cơ sở ra quyết định cho vay.

Đặc biệt nội dung đánh giá rủi ro rất ít khi được cán bộ thẩm định đề cập trong hầu hết các báo cáo thẩm định. Việc thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư mới ở trạng thái "tĩnh" là chủ yếu, Chi nhánh còn hạn chế trong việc thẩm định dự án và tài chính dự án ở trạng thái "động" của dự án. Điều này có nghĩa chi nhánh nên đặt dự án, các chỉ tiêu tài chính của dự án vào nhiều trường hợp hơn để tiến hành phân tích và thẩm định, từ đó chi nhánh sẽ nhận biết được khả năng thích ứng của dự án trong trạng thái "động" của thị trường.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT (Trang 61 - 62)