Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma (T40) với nấm Fusarium sp.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ nấm bệnh của một số chủng nấm Trichoderma sp (Trang 40 - 42)

- 32 Nước cất đủ 100ml

PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 3.1.HÌNH THÁI NẤM Trichodermasp.

3.2.2. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma (T40) với nấm Fusarium sp.

Kết quả quan sát hình 3.2 cho thấy:

 Sau 2 ngày nuôi cấy: nấm Fusarium sp. phát triển chậm, đường kính khuẩn lạc ở lô thí nghiệm đạt đến khoảng 17mm so với 40mm ở lô đối chứng và có sự khác biệt giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm. Tương tự, nấm Trichoderma chủng T40 cũng phát triển nhanh, đường kính khuẩn lạc cũng đạt khoảng 40mm ở cả mẫu đối chứng cũng như mẫu thí nghiệm. Điều này cho thấy, sau 2 ngày nuôi cấy, đã có sự ảnh hưởng và ức chế lẫn nhau của 2 nấm Fusarium sp.và chủng nấm T40.

 Sau 4 ngày nuối cấy: nấm Fusarium sp. ở lô thí nghiệm phát triển chậm hơn so với lô đối chứng. Đường kính khuẩn lạc của lô thí nghiệm chỉ đạt 30mm so với

- 41 -

84mm ở lô đối chứng. Chủng nấm T40 ở lô thí nghiệm cũng có phát triển chậm hơn so với lô đối chứng (theo thứ tự là 43mm và 50mm). Điều này cho thấy rằng, trong điều kiện môi trường thí nghiệm, ở giai đoạn này, sự phát triển của cả nấm bệnh và nấm đối chứng đều tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Trong đó, khả năng ức chế của nấm đối kháng cao mạnh hơn hẳn so với nấm bệnh.

 Sau 6 ngày nuôi cấy: đường kính khuẩn lạc của nấm Fusarium sp. bị thu hẹp lại so với trước và kém hơn hẳn so với đối chứng (chỉ còn 27mm so với 41mm so với 2 ngày trước đó và đối chứng đã mọc kín đĩa petri). Trong khi đó, nấm T40 đã phát triển kín bề mặt đĩa petri và vây quanh nấm Fusarium sp. Điều này chứng tỏ rằng, dến ngày thứ 6 sau khi cấy, chủng T40 đã ức chế hẳn sự sinh trưởng, phát triển và đã bắt tấn công tiêu diệt nấm Fusarium sp.

 Sau 8 ngày nuôi cấy: nấm bệnh Fusarium sp. bị tiêu diệt hoàn toàn, biểu hiện ở sự phủ kín toàn bộ bề mặt đĩa petri của chủng nấm T40.

- 42 - Ngày Ngày khi sau cấy Đối chứng Thí nghiệm Mặt trƣớc Mặt sau Mặt trƣớc Mặt sau 2 4 6 8

Hình 3.3: Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma chủng T40 với nấm Fusarium sp.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ nấm bệnh của một số chủng nấm Trichoderma sp (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)