Phƣơng pháp lên men xốp tạo chế phẩm nấm Trichoderma sp.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ nấm bệnh của một số chủng nấm Trichoderma sp (Trang 25 - 27)

Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp lên men tạo chế phẩm sinh học để trừ nấm bệnh, sâu hại cây trồng trong nông nghiệp. Người ta đã xây dựng những quy trình để thu nhận sản phẩm lên men khá hoàn chỉnh và được áp dụng vào thực tế sản xuất lớn ở quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, quy trình lên men vẫn đang còn nằm trong giai đoạn tim kiếm một phương pháp thích hợp, chọn lựa điều kiện và môi trường nuôi cấy tối ưu để đạt số lượng bào tử gồm chất khô cao, giá thành sản phẩm rẻ, đồng thời sản phẩm tạo ra rễ bảo quản, giữ được hoạt tính lâu bền ở nhiệt độ bình thường.

- 26 -

Phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm nấm là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất vì đây là quá trình lên men đơn giản, dễ thành công hơn các quy trình khác. Trong quy trình này, các loại cơ chất dung để làm môi trường cho nấm đối kháng phát triển là cám trấu, bột gạo, bột bắp cùng với dịch dinh dưỡng để nuôi cấy nấm. Lên men xốp sẽ thu nhận được chế phẩm sinh học dạng đính bào tử (conidiospore) của các nấm đối kháng, ổn định và bền vững hơn dạng chlamydospores (bào tử chồi), vì vậy phương pháp này đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm từ lâu.

Khi nuôi nấm đối kháng trên môi trường xốp (hạt) Solivey F.F (1984), cho biết đã đạt hiệu suất bào tử so với các phương pháp lên men khác để chống sâu bệnh. Tuy nhiên, khả năng sống của bào tử trong chế phẩm phụ thuộc không chỉ vào điều kiện bảo quản mà còn phụ thuộc vào sự sấy khô và cơ chất dinh dưỡng. kết quả cho thấy các chế phẩm sinh học nấm diệt sâu Metarrhhizium anisopliae Bauverria bassiana nếu bảo quản ở nhiệt độ từ 5 – 100C có thể giữ được hoạt tính 6 – 8 tháng. Ngược lại bảo quản ở nhiệt độ phòng thì chỉ giữ được 6 – 8 tuần. Như vậy các chế phẩm sinh học từ nấm được sản xuất ra cần phải được bảo quản trong điều kiện lạnh, nơi khô ráo và sẽ có khả năng giữ được hoạt tính của chế phẩm 6 – 8 tháng.

Người ta cũng thường áp dụng quy trình lên men xốp để tạo sinh khối, đã áp dụng trong sản xuất để diệt các loài nấm gây hại cây trồng. Bởi vì, môi trường lên men xốp cho lượng bào tử/gram chế phẩm cao, quy trình đơn giản dễ thực hiện, giá thành sản phẩm tạo ra thấp, đáp ứng được nhu cầu của người nông dân.

Để có được sản phẩm tạo ra có nhiều bào tử, các điều kiện môi trường như độ ẩm tương đối không khí Rh = 95 %; nhiệt độ đạt 30 – 32o

C và thời gian nuôi cấy 5 – 8 ngày.

Thành phần các loại môi trường dùng để lên men xốp, cũng là tạo chế phẩm

Trichoderma như sau:

(1) Bột gạo + bã đậu phộng (2) Cám gạo + bột ngô

(3) Cám gạo + bột ngô + bột đậu nành (4) Cám gạo + bột ngô + bã đậu khô

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ nấm bệnh của một số chủng nấm Trichoderma sp (Trang 25 - 27)