Phân tích các chỉ tiêu tồn kho

Một phần của tài liệu Thiết Lập Mô Hình Quản trị hàng tồn kho tại Xí nghiệp Chế Biến Lươmg Thực 1 trực thuộc Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang (Trang 33 - 36)

- Khuyết điểm:

4.5. Phân tích các chỉ tiêu tồn kho

Thường để cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư hay một đối tượng thứ ba có liên quan nào đó dễ tiếp cận, nắm bắt được tình hình kinh doanh cũng như những hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp, họ thường chú ý đến các chỉ số tài chính mà doanh nghiệp đạt được hơn là nhìn vào những con số cụ thể, dài dòng không nói lên được điều gì cả.

Các chỉ số tài chính sẽ giúp ta nhìn nhận, đánh giá tốt hơn thực chất của vấn đề. Về khoản mục hàng tồn kho thì tại Xí nghiệp việc mua bán sản phẩm có thể nói diễn ra hàng ngày. Và do đặc thù sản phẩm gạo là mặt hàng mang tính thời vụ. Khi vào chính vụ thì số lượng hàng mua vào sẽ rất lớn, vì vậy cần giới hạn mức dự trữ của hàng tồn kho ở mức tối ưu, mặt khác phải tăng được vòng quay của chúng.

Nói đến hàng tồn kho là nói đến khả năng đáp ứng sản xuất và nhu cầu của khách hàng. Để sản xuất không gián đoạn, nhu cầu của khách hàng được đáp ứng kịp thời thì phải có tồn kho. Trong năm vừa rồi Xí nghiệp nhận được 171 đơn đặt hàng các loại và đều đáp ứng được 100% đơn đặt hàng đó. Điều này cho thấy Xí nghiệp luôn có lượng tồn kho thích hợp để đáp ứng kịp thời các nhu cầu. Tuy nhiên điều đó chỉ cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu của Xí nghiệp là rất tốt (bởi nếu không đáp ứng được các hợp đồng đã ký kết thì phải bồi thường rất lớn) nên chỉ tiêu về mức độ hoàn thành các đơn hàng chỉ cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu của Xí nghiệp không đánh giá được trình độ quản trị tồn kho của Xí nghiệp.

Để biết được điều này ta cần tìm hiểu trong kỳ hàng tồn kho tại Xí nghiệp quay được bao nhiêu vòng và tăng giảm ra sao cũng như số ngày bình quân hàng tồn kho nằm chờ trong kho là bao nhiêu ngày, chúng ta sẽ đi tìm hiểu các chỉ số sau.

Bảng 4.2: Bảng tính các chỉ số tồn kho

ĐVT: triệu đồng

1. Doanh thu 467.600 398.939

2. Giá vốn hàng bán 430.051 365.277

3. Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ 17.350 23.476

4. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ 23.476 12.863

5. Trị giá hàng tồn kho bình quân [(3) + (4)]/2 20.413 18.169

6. Số ngày trong năm 365 365

7. Số vòng quay hàng tồn kho (2)/( 5) 21 20

8. Thời hạn tồn kho bình quân (ngày) (6)/(7) 17 18

9. Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu (5)/(1) 4,4% 4,6% Qua bảng tính trên ta thấy, trong năm 2005 hàng tồn kho quay được 21 vòng/năm, và đến năm 2006 giảm chỉ còn 20 vòng. Chỉ tiêu này phản ánh nếu doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ sản xuất kinh doanh, sản xuất hoặc thu mua sản phẩm hàng hóa đến đâu bán hết đến đó, hàng tồn kho giảm. Do đó, sẽ làm cho hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng và như vậy sẽ làm rủi ro về tài chính của Công ty giảm và ngược lại. Đồng thời, khi hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng lên, thời gian sản phẩm hàng hóa nằm trong kho ngắn lại sẽ làm giảm chi phí bảo quản, giảm được hao hụt. Do đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Nhưng ở đây vòng quay hàng tồn kho đã bị giảm 1 vòng, điều này là không tốt từ đó kéo theo thời gian hàng tồn kho nằm chờ trong kho sẽ tăng lên. Cụ thể, thời hạn tồn kho bình quân đã tăng từ 17 ngày (năm 2005) lên 18 ngày (năm 2006). Có nghĩa là số ngày hàng tồn kho chuyển thành doanh thu đã tăng lên sẽ làm cho thời gian thu hồi vốn chậm, khả năng sinh lời giảm, chi phí cho việc bảo quản lưu kho cũng tăng lên. Nguyên nhân của sự giảm số vòng quay này là do doanh số bán ra của năm 2006 giảm so với năm 2005 do tình trạng tạm dừng xuất khẩu như đã nêu trên.

Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu năm 2005 chiếm 4,4% trên tổng doanh thu, năm 2006 tăng lên một chút 4,6% so với doanh thu. Tỷ lệ này cho ta biết tồn kho trong kỳ so với doanh thu là bao nhiêu. Và như vậy tồn kho trên doanh thu càng thấp càng tốt. Chứng tỏ trong kỳ sản phẩm bán ra nhiều, tồn kho thấp. Năm 2006 tỷ lệ thành phẩm tồn kho so với doanh thu tăng 0,2%. Điều này là không tốt. Do doanh số bán năm 2006 giảm so với năm 2005 (15%), mặc dù trị giá hàng tồn kho cũng giảm nhưng chỉ giảm 11% (tốc độ giảm của doanh thu nhiều hơn mức độ giảm của hàng tồn kho) đã làm cho tỷ lệ này tăng lên.

Tóm lại: Qua chương này đã cho ta biết được quy trình nhập xuất gạo tại Xí nghiệp diễn ra như thế nào, cùng sự luân chuyển chứng từ giữa các khâu. Các hoạt động này đều được tổ chức thực hiện chặt chẽ, khá tốt. Bên cạnh đó cung cấp thêm cho người đọc những thông tin về tình hình nhập xuất hàng tồn kho tại Xí nghiệp. Hệ thống kiểm soát tồn kho đang đựoc áp dụng là hệ thống tồn kho liên tục, hệ thống này

giúp các nhà quản lý luôn nắm bắt đựơc trạng thái tồn kho ở bất kỳ thời điểm nào. Mặt khác, chương này còn giúp người đọc hiểu về tình hình luân chuyển hàng tồn kho của Xí nghiệp qua các chỉ tiêu tồn kho như: số vòng quay hàng tồn kho, thời hạn tồn kho bình quân… đây là các chỉ số rất cần thiết mà khi nói đến hàng tồn kho chúng ta cần phải biết đến.

Một phần của tài liệu Thiết Lập Mô Hình Quản trị hàng tồn kho tại Xí nghiệp Chế Biến Lươmg Thực 1 trực thuộc Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w