Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nớc:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện thị trường thẻ tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 48 - 50)

III Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra

A.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nớc:

1.Ban hành các văn bản pháp qui về thẻ tín dụng :

Bất cứ một nghiệp vụ nào của ngân hàng cũng phải có những văn bản pháp qui qui định cụ thể cách thức thực hiện. Hiện nay VCB và tất cả các ngân hàng kinh doanh thẻ đều đang trong tình trạng vừa thực hiện vừa chờ đợi những qui chế điều phối chính thức. Sự bất cập giữa cơ chế kinh doanh thẻ tín dụng và các qui chế quản lý hiện hành đã nêu ở phần trên đang là vấn đề mang tính thời sự . Để đảm bảo việc sử dụng và thanh toán thẻ tuân thủ theo chế độ quản lý ngoại hối hiện hành, cần thực hiện điều chỉnh đối với tất cả các loại thẻ bất kể do ngân hàng Việt nam hay ngân hàng nớc ngoài phát hành nh sau :

+ Nên qui định phân biệt loại thẻ có mệnh giá bằng đồng Việt nam phát hành để sử dụng tại Việt nam và thẻ có mệnh giá bằng ngoại tệ phát hành để sử dụng ở nớc ngoài, đồng thời cũng ban hành qui chế pháp lý rõ ràng đối với 2 loại thẻ này .

+ Đối với các giao dịch bằng thẻ ngân hàng, toàn bộ các giao dịch rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động ATM trong nớc và tại các cơ sở chấp nhận thẻ phải thực hiện bằng đồng Việt nam. Ngân hàng phát hành thẻ chỉ cho phép các chủ thẻ rút tiền mặt bằng ngoại tệ tại các quầy giao dịch ở ngân hàng để phục vụ cho những mục đích phù hợp với qui chế quản lý ngoại hối hiện hành .

+ Các cơ sở chấp nhận thẻ ở trong nớc ( trừ các đơn vị chấp nhân thẻ đợc phép thu ngoại tệ ) chỉ đợc giao dịch, thanh toán và hạch toán bằng đồng Việt nam khi chi tiền hàng hoá và thanh toán dịch vụ .

+ Ngân hàng phát hành thẻ phải thực hiện kiểm tra, giám sát chỉ cho phép sử dụng thẻ mua ngoại tệ sau khi đợc các cơ quan có thẩm quyền cho phép và chuyển mức ngoại tệ đợc phép chuyển không phải khai báo hoặc mức ngoại tệ mà chủ sử dụng thẻ đã đợc phép để chuyển ra nớc ngoài .

+ Cho phép các ngân hàng thơng mại của Việt nam đợc linh hoạt áp dụng một số những u điểm nhất định ( trong khuôn khổ luật pháp cho phép ) để đảm bảo tính cạnh tranh của các loại thẻ mà ngân hàng của Việt nam phát hành so với thẻ do ngân hàng nớc ngoài phát hành .

Tóm lại, để nghiệp vụ thẻ tín dụng phát triển ở Việt nam, Ngân hàng nhà nớc cần sớm kịp thời đa ra những văn bản qui ớc về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc phát hành và thanh toán thẻ, nhng vẫn đảm bảo tuân thủ triệt để các qui định hiện hành của nhà nớc trong lĩnh vực quản lý ngoại hối.

2.Thành lập Trung tâm bù trừ thanh toán thẻ giữa các thành viên trong nớc :

Thực tế hiện nay các ngân hàng quản lý phát hành và thanh toán thẻ theo mạng riêng của mình, điều này có lợi là phù hợp với chức năng hoạt động kinh doanh, kinh phí đầu t thiết bị công nghệ của từng ngân hàng. Nh- ng thực tế cũng cho thấy sự phức tạp khi thẻ của một ngân hàng đợc đem rút tiền mặt ở một ngân hàng khác trong nớc khác hệ thống. Lúc đó giao dịch sẽ phải thực hiện thông qua trung tâm thanh toán của tổ chức thẻ quốc tế và phải chịu một khoản phí do tổ chức này qui định . Bởi vậy, thành lập một Trung tâm bù trừ thanh toán thẻ giữa các ngân hàng thành viên trong nớc sẽ giảm tính phức tạp về hình thức thanh toán các giao dịch nội bộ trong nớc, tăng tốc độ thanh toán nhanh, giải quyết đợc vấn đề chênh lệch tỷ giá và sẽ thống nhất đợc về chủ trơng giao dịch thẻ ở Việt Nam chỉ dùng đồng Việt nam. Hơn nữa, Trung tâm bù trừ thanh toán sẽ giúp các ngân hàng quan hệ chặt chẽ hơn trong mọi lĩnh vực nh :

* Các thành viên phát hành và thanh toán thẻ sẽ cập nhật nhanh nhất những thông tin rủi ro và giả mạo, tránh thất thoát cho các thành viên .

* Kết hợp in ấn các danh sách thẻ cấm lu hành, giảm đợc chi phí cho các thành viên.

* Có qui chế thống nhất về đồng tiền thanh toán, mức phí,tỷ giá tạo ra một khí thế cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực thẻ tín dụng tại thị trờng Việt nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện thị trường thẻ tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 48 - 50)