DOANH THU PHÝ TTQT QUA C¸C N¡M

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Đông Nam Á - SeABank (Trang 36 - 42)

T Chi nhánh Doanh số Q Doanh thu phí dịch vụ Q

DOANH THU PHÝ TTQT QUA C¸C N¡M

phÝ (TriÖu VND) 2004 2005 2006 2007 N¨m

Với thời gian hoạt động TTQT chưa lâu (kể từ tháng 05 năm 2004), nhưng thông qua các kết quả kinh doanh hoạt động TTQT, SeABank đang dần khẳng định được mình trong cộng đồng các ngân hàng, với uy tín, thương hiệu được nâng cao. Điều này được thể hiện ở chỗ :

- Doanh số chuyển tiền kiều hối đã tăng mạnh trong năm 2007, gần bằng doanh số chuyển tiền đi. Nếu như năm 2006, số lượng các món chuyển tiền về qua SeABank là 460 món với tổng trị giá là 226 tỷ VNĐ thì năm 2007 con số này đã tăng lên tương ứng là 1053 món và 785 tỷ đồng, tăng 247% so với năm ngoái. Điều này cho thấy các ngân hàng nước ngoài đã biết đến SeABank nhiều hơn, thậm chí nhiều ngân hàng còn chủ động chuyển tiền qua SeABank cho người hưởng có tài khoản ở các ngân hàng trong nước khác. - Nếu như trước đây, SeABank thường phải chủ động đề nghị các ngân hàng nước ngoài thiết lập quan hệ đại lý và phải chờ xét duyệt hồ sơ rất lâu thì nay đã có nhiều ngân hàng lớn ở nước ngoài như ngân hàng Bayerishe Hypo und Vereinsbank AG thuộc tập đoàn Unicredit Group ở Châu Âu, Fortis Bank, Bỉ ; Banco de Sabadel, Tây Ban Nha ; Icrea de Banca, Italia chủ động đề nghị thiết lập quan hệ đại lý với SeABank.

- Thêm vào đó, căn cứ vào kết quả kinh doanh của SeABank nói chung và căn cứ vào số lượng giao dịch cũng như chất lượng hoạt động TTQT (tính chính xác, chuẩn hóa trong xử lý giao dịch) nói riêng, hàng loạt ngân hàng đại lý của SeABank đã chấp thuận việc nâng hạn mức tín dụng cho SeABank, xem xét để trao giải về thanh toán cho SeABank. Cụ thể :

Đơn vị : USD

TT Tên ngân hàng đại lý cấp hạn mức tín dụng cho SeABank

Hạn mức tín dụng SeABank được cấp

Năm 2006 Năm 2007

1 Citibank, N.A,New York 500,000.00 3,000,000.00 2 Wachovia N.A, New York 1,000,000.00 5,000,000.00 3 Bank of Nova Scotia, Canada 1.000.000 6,000,000.00

4 Commezbank A G, Germany 0 4,000,000.00

5 Intesa Sanpaolo S.P.A, Italia 0 1,000,000.00

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động TTQT năm 2007 ngân hàng SeABank)

Đây chính là bằng chứng của việc uy tín của SeABank đã được nâng cao. Tóm lại, năm 2007 là một năm mà thị trường có rất nhiều biến động (tỷ giá, xăng dầu, lãi suất…). Những biến động này đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó tác động đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực của các nhân viên TTQT trên toàn hệ thống, SeABank đã có một tốc độ tăng trưởng TTQT nhanh, mạnh và bền vững, cho chúng ta tin tưởng vào một kết quả thu dịch vụ cao trong những năm tiếp theo.

2.3.1.2 Tình hình hoạt động

Thứ nhất, nghiệp vụ Ngân hàng đại lý

Nhìn chung, năm 2007 cũng là năm thành công của SeABank trong hoạt động ngân hàng đại lý. Điều đó thể hiện ở chỗ :

- Phòng TTQT hội sở đã tiến hành thiết lập quan hệ đại lý và trao đổi SWIFT key thêm với ngân hàng BANGKOK BANK PLC (Thái Lan) ; ngân hàng INTESA SANPAOLO S.P.A (Ý) và tòn bộ các chi nhánh của nó ; ngân hàng CANADIA BANK PLC (Campuchia) ; ngân hàng COMMERZANK (Đức)

và các chi nhánh của nó ; ngân hàng BANK OF CHINA, chi nhánh Hồ Chí Minh… Như vậy hiện nay SeABank đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 100 ngân hàng và các chi nhánh khác nhau ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. - Bên cạnh đó, phòng TTQT còn tiến hành các thủ tục cần thiết để xin cấp hạn mức tín dụng từ ngân hàng Citibank, Intesa Sanpaolo S.P.A, Wachovia N.A, NY, Bank of Nova Scotia,… nhằm phục vụ thiết thực cho các giao dịch mở L/C confirm.

- Ngoài ra, trong năm 2007, nhận biết được khối lượng giao dịch TTQT qua thị trường Trung quốc là rất lớn, phòng đã chủ động đề nghị thiết lập quan hệ đại lý với ngân hàng Bank of China, ngân hàng Agricultural Bank of China, Industrial and Commercial bank of China. Tuy nhiên, các ngân hàng này đều từ chối đề nghị của SeABank với lý do số lượng ngân hàng đại lý của họ ở Việt Nam hiện nay đã đủ, không muốn thiết lập thêm nữa. Do vậy phòng đã chủ động thiết lập quan hệ đại lý với ngân hàng Bank of China chi nhánh Hồ Chí Minh trước. Được sự giúp đỡ của Phó Tổng giám đốc phụ trách, cho tới nay ngân hàng Bank of China chi nhánh Hồ Chí Minh đã đồng ý hợp tác với SeABank ở một số lĩnh vực như : thực hiện thông báo L/C và thanh toán (bằng tiền Nhân dân tệ hoặc USD) cho các khách hàng của Bank of China nói riêng và các khách hàng ở Trung quốc nói chung ; hỗ trợ SeABank trong việc thiết lập quan hệ đại lý với Hội sở ngân hàng Bank of China…

Thứ hai, về chất lượng điện thanh toán

Giữa năm 2007, nhận được chỉ thị của Tổng giám đốc về việc giành giải thưởng TTQT do các ngân hàng nước ngoài có uy tín trên thế giới cấp, phòng TTQT đã tìm hiểu và quyết đinh tham gia giải thưởng tại ngân hàng Citibank, N.A, NY vì giải thưởng của Citibank là giải thưởng cao quý và là giải thưởng thật sự. Bởi lẽ, Citibank chỉ cấp chứng chỉ cho những ngân hàng nào có số lượng điện TTQT qua họ nhiều, tỷ lệ điện chuẩn STP phải trên 90% (STP :

Straight Though Processing - Điện được xử lý tự động) và có quan hệ với họ về lĩnh vực Trade Finance. Bằng sự nỗ lực của toàn thể nhân viên phòng TTQT hội sở về việc hướng dẫn nhân viên TTQT của các chi nhánh soạn điện chuẩn, cho tới nay điẹn thanh toán của SeABank qua Citibank đạt trên 90% là điện STP. Điều này cho thấy chất lượng điện TTQT của SeABank đã được nâng cao và chúng tahoàn toàn có cơ sở tin tưởng sẽ đạt được giải thưởng TTQT trong năm 2008.

Thứ ba, các quy định liên quan đến hoạt động TTQT

- Quy trình TTQT ban hành tháng 08 năm 2004 và sửa đổi năm 2006 đã không còn phù hợp với thực tế hoạt động TTQT tại SeABank. Do đó, trong năm 2007, phòng TTQT đã phối hợp với Trưởng nhóm dự án TTQT tiến hành sửa đổi và cho ra đời cuốn Quy trình TTQT mới, phù hợp hơn với thực tế phần mềm Core Banking của SeABank.

- Hơn nữa, để chuẩn hóa hơn công tác kiểm tra chứng từ, một phần đặc biệt quan trọng trong nghiệp vụ TTQT, phòng TTQT đã nghiên cứu và cho ra đời bản Check list mới, quy định các tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ dựa trên Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ của ICC sửa đổi và có hiệu lực từ 01/07/2007 (gọi tắt là UCP 600).

Thứ tư, về nhân sự và đào tạo nghiệp vụ

- Trong năm 2007, phòng TTQT có sự biến động lớn về nhần sự : 01 trưởng phòng, 01 kiểm soát và 02 nhân viên đã chính thức nghỉ việc từ tháng 07 năm 2007 ; lúc đó phòng chỉ còn lại 01 kiểm soát, 04 nhân viên (trong đó 01 nhân viên có thời gian công tác được 10 tháng, 01 nhân viên được 06 tháng, 02 nhân viên còn lại đang trong thời gian thử việc). Tuy nhiên, trong tháng 08 phòng đã được bổ sung thêm 01 nhân viên từ chi nhánh Láng Hạ và 01 nhân viên chuyển từ Dự án TTQT sang. Ngoài ra, phòng TTQT có tham gia phỏng

vấn và tuyển thêm 04 nhân viên mới (trong đó : 01 nhân viên cho chi nhánh Hà Nội, 01 nhân viên cho chi nhánh Hai Bà Trưng). Hiện nay, phòng TTQT Hội sở chỉ còn 09 người, bao gồm 01 phụ trách phòng, 01 kiểm soát và 07 nhân viên.

- Về công tác đào tạo nghiệp vụ, phòng TTQT đã tổ chức 02 buổi hướng dân về cách soạn điện chuyển tiền theo chuẩn SWIFT cho nhân viên TTQT tại các chi nhánh khu vực miền Bắc. Ngoài ra, phòng TTQT hội sở còn tham gia các buổi đào tạo nghiệp vụ về UCP 600 do các ngân hàng đại lý tổ chức.

Thứ năm, các công tác khác

- Trong năm 2007, Phòng TTQT hội sở đã phối hợp cùng bộ phận IT và Công ty Blitz tiến hành nâng cấp xong giai đoạn 2 của SWIFT (SWIFT Net Phase II). Phòng cũng đã tham gia khóa hoạc của SWIFT mang tên ‘From BKE to RMA’ để có thể vận dụng và chuyển đổi thành công sang chương trình mới của SWIFT mang tên ‘ứng dụng quản lý quan hệ’, cần thiết cho việc trao đổi mã khóa với các ngân hàng đại lý.

- Trong năm 2007, một số chi nhánh SeABank đã được mở ra và đã có giao dịch TTQT như : SeABank Quảng Ninh, SeABank Bình Dương, SeABank Đống Đa. Tuy nhiên, các chi nhánh đó lại chưa có nhân sự TTQT mà chủ yếu là nhân viên kế toán hoặc tín dụng kiêm TTQT. Do đó, phòng mất rất nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn nghiệp vụ, chỉnh sửa điện và soạn điện giúp các chi nhánh đó. Ngoài ra, phòng TTQT cũng đã có một số công văn hướng dẫn các chi nhánh cách soạn điện chuẩn STP nhằm nâng cao chất lượng điện thanh toán của SeABank.

2.3.1.3 Nguyên nhân

- Mạng lưới hoạt động của SeABank được mở rộng, nhiều chi nhánh được thành lập nên có nhiều đơn vị SeABank cung cấp dịch vụ TTQT hơn.

- Các chi nhánh cũng đã nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng nhằm phát triển hoạt động TTQT. Trong số đó phải kể đến chi nhánh Hồ Chí Minh, Hai Bà Trưng, Hải Phòng, Láng Hạ.

- Các điều kiện về cơ sở hạ tầng như mạng thanh toán, hệ thống tài khỏan Nostro, mạng lưới ngân hàng đại lứ cũng như nguồn nhân lực TTQT của SeABank đã dần dần hoàn thiện. Do đó số lượng và quy mô của giao dịch cũng tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2006, tổng số giao dịch chuyển tiền đi qua SeABank là 849 giao dịch thì năm nay là : 1210 giao dịch. Món chuyển tiền có giá trị lớn nhất năm 2006 chỉ là hàng trăm nghìn USD thì năm nay là 16 triệu USD. L/C có trị giá lớn nhất trong năm 2006 là : 3.250.000 USD thì năm nay là : 5.700.000 USD.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Đông Nam Á - SeABank (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w