Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Đông Nam Á - SeABank (Trang 55 - 59)

ĐÔNG NAM Á SEABANK TRONG THỜI GIAN TỚ

3.3.2Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

NHNN một mặt cần nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý, kiểm soát và can thiệp vào thị trường thì cũng cần tạo một cơ chế thông thoán, tự do cạnh tranh cho các thành viên tham gia thị trường. Những biện pháp cần thiết: - Tiếp tục duy trì và phát triển dự trữ ngoại hối quốc gia để có thể can thiệp vào thị trường bất cứ khi nào cần.

- Ban hành văn bản có tính chất hướng dẫn trong giao dịch TTQT dành riêng cho từng đối tượng trong quan hệ thanh toán: ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, người xuất khẩu, người nhập khẩu, ngân hàng thanh toán…

- Cần tổ chức những buổi hội nghị lắng nghe ý kiến của các NHTM đặc biệt là các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh để sửa đổi, bổ sung và hoàn hiện các văn bản pháp luật cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cả hệ thống NHTM nói chung và các NHTM cổ phần nói riêng.

- Nâng cao tính hiệu quả của thị trường ngoại hối Việt Nam:

+ Sớm đưa vào thực hiện trên thị trường các nghiệp vụ Option, Future.

+ Tiến hành giao dịch nhiều loại ngoại tệ hơn nữa ngoài một số ngoại tệ mạnh hiện nay.

+ Áp dụng tỷ giá trị trường trong giao dịch.

+ Thực hiện tốt hơn nữa vai trò của người mua bán cuối cùng trên thị trường của NHNN.

- Thanh tra NHNN phối hợp với bộ phận kiểm soát của bản thân các NHTM cũng như kết hợp với các hình thức thanh tra: thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa để phát hiện sai phạm, kịp thời xử lý và có biện phát giải quyết các sai phạm

này để góp phần đảm bảo tính an toàn trong hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam cũng như tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các NHTM.

KẾT LUẬN

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, kinh tế liên tục phát triển mạnh mẽ. Để đạt được những thành tựu này không thể không kể đến vai trò của ngành ngân hàng. Ngành ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò của mình trong nền kinh tế, đó là cầu nối thu hút vốn phát triển kinh tế, đồng thời cũng là trung gian thanh toán cho nền kinh tế. Là một ngân hàng quy mô tuy không lớn nhưng SeABank - một thành viên của hệ thống NHTM Việt Nam cũng đã v à đang đóng góp công sức nhỏ bé để xây dựng đất nước. Mặc dù chưa thực sự là thế mạng của mình nhưng bằng sự nỗ lực và hướng đi đúng đắn, SeABank đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động TTQT. Tuy nhiên chặng đường để tiến tới hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT cũng như xây dựng vị thế trong cạnh tranh trên thị trường của SeABank còn rất nhiều khó khăn. Để đạt được điều đó, SeABank cần tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, đồng thời khắc phục những tồn tại bằng nội lực của chính bản thân ngân hàng cùng với sự hỗ trợ từ Chính phủ, NHNN và các cơ quan ban ngành có liên quan.

Đề tài “Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Đông Nam Á - SeABank” tập trung phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank trong giai đoạn 2004-2007 để qua đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm, mặt tích cực cũng như mặt còn tồn tại. Sau khi phân tích những nguyên nhân, em đã đề xuất những định hướng và giải pháp để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS. Bùi Huy Nhượng và các anh chị trong phòng TTQT - Ngân hàng Đông

Nam Á - SeABank đã giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Tuy nhiên do trình độ lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn nữa.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Đông Nam Á - SeABank (Trang 55 - 59)