- Tuy công nghệ sử dụng rất hiện đại tiên tiến nhưng phải có đội ngũ cán bộ trình độ cao, có thể tiếp xúc với hệ thống máy móc hiện đại để các máy thực sự được dùng hết khả năng của nó, nên nhất thiết phải nâng cao trình độ nhân lực.
- Hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin còn chậm trễ, chưa đầy đủ, những tiện tích và thông tin về dịch vụ vẫn chưa được đa số người dân biết đến nên sản phẩm chưa được sử dụng ở mức tối đa. Ngay cả dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến nhất là dịch vụ thẻ, hầu hết khách hàng đều sử dụng thẻ chỉ để rút tiền mặt trên máy ATM, do công ty, doanh nghiệp trả lương qua tài khoản nên họ chỉ sử dụng thẻ để rút tiền lương hàng tháng. Không nhiều người sử
dụng thẻ để mua hàng tại các điểm chấp nhận thẻ, trả phí và mua hàng trên mạng.
- Ngân hàng chưa phát triển được hệ thống ATM rộng khắp, số lượng máy lắp đặt còn ít, chủ yếu tập trung ở các khu vực trung tâm của các thành phố lớn. Hơn nữa cơ sở vật chất chưa thực sự chất lượng, máy ATM, POS vẫn còn nhiều trục trặc xảy ra.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn chưa phát triển ở mức độ cao nên thu nhập từ loại hình dịch vụ này là rất nhỏ.
4.3.3. Tập quán tiêu dung tiền mặt của dân cư
Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế sử dụng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt, lượng tiền mặt lưu thông là rất lớn, do các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam chưa thực sự tiện ích và chưa tiếp cận được mọi người dân, đối với nhiều cán bộ công chức thì việc dùng thẻ ATM chủ yếu để lĩnh lương.
Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang được sử dụng tại Việt Nam nhưng số người sử dụng các phương tiện đó còn khá khiêm tốn so với tổng dân số. Các giao dịch thanh toán đa phần vẫn sử dụng tiền mặt, hơn 99% các khoản thanh toán cá nhân là bằng tiền mặt. Thẻ ATM ở Việt Nam thì chủ yếu được sử dụng để rút tiền mặt. Theo thống kê của NHNN, có đến hơn 70% giao dịch trên máy ATM là rút tiền.
Tuy đã có những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà phổ biến nhất là thẻ thanh toán nhưng so với tổng giá trị giao dịch trên thị trường nội địa thì vẫn còn rất hiếm, và việc dùng máy ATM chỉ dừng lại chủ yếu là để rút tiền mặt. Các loại hình thanh toán như chuyển khoản, thanh toán điện tử… hầu hết chỉ có các cơ quan, tổ chức sử dụng, còn cá nhân thì rất ít. Thẻ ngân hàng được một phần nhỏ dân số tại các thành phố lớn sử dụng, còn dân chúng vùng nông thôn hầu như chưa sử dụng phương tiện này. TMĐT mới
được sử dụng trong hệ thống các tổ chức tín dụng, còn giữa các tổ chức, cá nhân hầu như chưa có. Việc kinh doanh qua mạng đang phát triển nhưng còn nhỏ. Đây là các yếu tố gây trở ngại cho sự phát triển của thanh toán điện tử ở Việt Nam khiến cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng Techcombank cũng khó khăn hơn.
Chương III
Giải pháp nhằm góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
3.1. Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam Nam
3.1.1. Xu thế toàn cầu hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam thống ngân hàng Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan do quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi quốc gia trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường ngắn nhất giúp các quốc gia đang phát triển đẩy nhanh tốc độ phát triển, thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển. Lĩnh vực ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lời của các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng trong nước.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, như cam kết trong hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ ký ngày 13/07/2000, chính thức có hiệu lực từ 11/12/2001 là cam kết quốc tế đầu tiên của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực ngân hàng; cam kết đa phương với WTO trong lĩnh vực ngân hàng. Các cam kết này đã gây ra một số tác động tới hệ thống ngân hàng, cụ thể là: