Nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Trang 91 - 92)

b. Thách thức của hệ thống ngân hàng Việt Nam:

3.4.3.Nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng

Để phát triển thành công các dịch vụ ngân hàng điện tử, thì nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng. Ngân hàng Kỹ Thương phải xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên cả về nghiệp vụ ngân hàng và công nghệ thông tin. Bảo đảm cho nguồn nhân lực của hệ thống ngân hàng luôn được cập nhật công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật mới để nhanh chóng cập nhất, ứng dụng, phát huy tiến bộ công nghệ ngân hàng, tạo năng lực cạnh tranh cao cho ngân hàng.

Con người là yếu tố then chốt, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hiện đại trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử. Các dịch vụ ngân hàng điện tử là các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, do đó các cán bộ ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này trước hết phải tinh thông nghiệp vụ, nắm vững công nghệ và giàu kinh nghiệm thực tiễn. Các cán bộ này phải được đào tạo kỹ càng theo hướng chuyên nghiệp cao.

Các NHTM, khi cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, phải luôn coi trọng công tác đào tạo để kịp thời bổ sung kiến thức cho cán bộ, nhân viên nhằm phục vụ tốt khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh của chính tổ chức mình. Việc đào tạo có bài bản sẽ góp phần thúc đẩy cho toàn bộ hệ thống NHTM hoạt động có kỷ cương, hệ thống quy trình, quy chế được hoàn thiện hơn, khả năng nắm bắt tốt các chủ trương của Nhà nước và chính

sách pháp luật, tạo điều kiện hoạt động an toàn của NHTM, đem lại lợi nhuận cao và giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

Trong công tác đào tạo, ngân hàng Techcombank có thể tiến hành các công việc cụ thể sau:

- Tiến hành đưa các cán bộ có năng lực đi khảo sát thực tế ở các nước tiên tiến đang triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử để học hỏi kinh nghiệm và các kỹ thuật chuyên môn.

- Tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ nhằm trang bị kiến thức chuyên môn và pháp luật cho đội ngũ nhân viên dưới hình thức mời các chuyên gia giàu kinh nghiệm giảng dạy.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, các ngân hàng có thể thông qua các đối tác chiến lược nước ngoài, gửi nhân viên đi học tập ở nước ngoài. Sự hợp tác trong nghiên cứu, trao đổi giảng viên giữa các NHTM với các cơ sở đào tạo ở một số nước có kinh nghiệm về triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử chính là con đường để cải thiện chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Trang 91 - 92)