Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNoTây Hồ(2005-2007)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hồ (Trang 34 - 46)

Trải qua chặng đường hơn 10 năm hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, NHNo Tây Hồ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và mở rộng dịch vụ để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

 Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VND và bằng ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn: tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang.Cho vay đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hình cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND và bằng ngoại tệ mạnh.  Cho vay cá nhân, hộ gia đình có đảm bảo bằng tài sản, cho vay phục

vụ đời sống…

 Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán.

 Tiếp nhận vốn tài trợ ủy thác của Chính phủ, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài nước cho các chương trình phát trển kính tế xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

 Thực hiện các dịch vụ khác của ngân hàng như: thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, chuyển tiền trong và ngoài nước với dịch vụ chuyển tiền nhanh Weston Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối, mua bán trao ngay và có kỳ hạn các lọai ngoại tệ. Ngân hàng còn cung cấp dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM), thanh toán thẻ Visa, Master,..Ngoài ra còn cung cấp dịch vụ ngân quỹ: dịch vụ thu chi tiền mặt, dịch vu cho thuê két sắt.

 Đầu tư cho nền kinh tế dưới nhiều hình thức như xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng, thương mại, dịch vụ, khu chung cư cao tầng

 Thường xuyên làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ do Tổng giám đốc NHNo&PTNT Hồng Hà giao.

Hoạt động huy động vốn của NHNo Tây Hồ

Về tổng nguồn vốn huy động:

Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của NHNo Tây Hồ (giai đoạn 2005 – 2007)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng TG của các TCTD 50000.0 14.66% 0 0% 300000.0 0 44.40% TG của KH 258375 75.76% 549110.8 90.86% 373968.6 4 55.35% PH các GT có giá 4177.76 1.22% 53680.51 8.88% 1562.50 0.23% Nguồn khác 28510.4 8.36% 1524.412 0.25% 104.64 0.02% Tổng nguồn 341063. 5 100.00% 604315.8 100.00% 675635.7 8 100.00%

( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh tại NHNo Tây Hồ giai đoạn 2005- 2007)

Mặc dù thị trường Việt Nam trong thời gian qua không ngừng thay đổi, đặc biệt là sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đã thu hút một lượng vốn không nhỏ từ dân cư cũng như các tổ chức kinh tế nhưng tổng nguồn vốn huy động được của NHNo Tây Hồ trong giai đoạn 2005-2007 đã không ngừng tăng lên về mặt số lượng. Nếu như năm 2005 ngân hàng chỉ huy động được 341063.5 triệu đồng thì đến năm 2006 đạt tới 604315.8 triệu đồng (tăng 77.2%), năm 2007 nguồn vốn ngân hàng huy động được 675635.78 triệu đồng, tiếp tục tăng 11.8% so với năm 2006. Vốn huy động được từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, còn nguồn huy động được từ các TCTD và nguồn

khác không ổn định. Năm 2006 tiền gửi của các TCTD giảm xuống 0 vì các TCTD cần vốn để tăng cường hoạt động đầu tư, nhưng năm 2007 lại tăng mạnh đạt 300000 triệu đồng.

Huy động vốn của chi nhánh liên tục tăng trong thời gian qua đạt được là do ngân hàng NHNo Tây Hồ đã vận dụng một cách linh hoạt, đa dạng các hình thức huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, trả lãi trước, trả lãi hàng tháng, hàng quý ,…với lãi suất hấp dẫn, phù hợp với những thay đổi của thị trường thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi của mọi thành phần kinh tế. Bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường để điều chỉnh kịp thời đảm bảo cạnh tranh và có lợi cho kinh doanh. Đa dạng các hình thức thu hút tiền gửi tiết kiệm, các hình thức trả lãi (trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi năm…). Duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng, đẩy mạnh thông tin quảng cáo, tiếp thị để tuyên truyền, phục vụ khách hàng chu đáo, nhanh chóng và tận tình, có chính sách phục vụ khách hàng gửi tiền với số lượng lớn.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tại NHNo Tây Hồ giai đoạn 2005-2007

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Số tiền Tăng/giảm Số tiền Tăng/giảm Tổng nguồn

vốn huy động 341063.5 604315.8 77.19% 675635.8 11.80% Bằng nội tệ 310367.7 574100 84.97% 648610.3 12.98% Bằng ngoại tệ 30695.7 30215.79 -1.56% 27025.4 -10.56% (Nguồn: B/c tổng kết công tác kinh doanh tại NHNo Tây Hồ giai đoạn 2005- 2007)

Năm 2006, huy động ngoại tệ giảm 479.9 triệu đồng, 1.56% so với năm 2005. Năm 2007, huy động vốn ngoại tệ lại tiếp tục giảm 3190.39 triệu đồng, giảm 10.56% so với năm 2006. Nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng ngày một giảm gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng và đôi khi không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ.Bảng 2.3:

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tại NHNo Tây Hồ giai đoạn 2005-2007

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Số tiền Tăng/giảm Số tiền Tăng/giảm Tổng nguồn vốn

huy động 341063.5 604315.8 77.19% 675635.8 11.80% Bằng nội tệ 310367.7 574100 84.97% 648610.3 12.98% Bằng ngoại tệ 30695.7 30215.79 -1.56% 27025.4 -10.56%

(Nguồn: B/c tổng kết công tác kinh doanh tại NHNo Tây Hồ giai đoạn 2005-2007 )

Năm 2006, huy động ngoại tệ giảm 479.9 triệu đồng, tức giảm 1.56% so với năm 2005. Năm 2007, huy động vốn ngoại tệ lại tiếp tục giảm 3190.39 triệu đồng, tức giảm 10.56% so với năm 2006. Nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng giảm gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng và đôi khi không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ.

Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi theo kì hạn tại NHNo Tây Hồ giai đoạn 2005-2007

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tăng/giảm Số tiền Tăng/giảm TG không kỳ hạn 63593.6 73176.3 15.07% 119922.2 63.88% TG có kỳ hạn<12T 87558.78 82582.8 -5.68% 46342.6 -43.88% TG có kỳ hạn từ 12T-24T 128213.3 66134.8 -48.42% 361477 446.58% TG có kỳ hạn >24T 2749.3 327217 11801.83% 145995 -55.38%

(Nguồn: B/c tổng kết công tác kinh doanh tại NHNo Tây Hồ giai đoạn 2005-2007 )

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng qua ba năm qua. Năm 2006, tiền gửi không kỳ hạn 73176.3 triệu đồng, tăng 15.07% so với năm 2005. Đến năm 2007 tiền gửi không kỳ hạn lại tiếp tục tăng lên cao(tăng 63.88% so với năm 2006) đạt 119922.2 triệu đồng. Nguồn vốn này có đặc điểm là khó kế hoạch hóa vì biến động lớn, nhưng tiết kiệm được chi phí, lãi suất. Trong khi đó tiền gửi tiết kiệm dưới 12T lại giảm xuống, năm 2006 giảm 5.68% so với năm 2005, năm 2007 giảm 43.88% so với năm 2006. Còn lại nguồn tiền gửi tiết kiệm từ 12T trở lên tăng, giảm không ổn định. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao, sự biến động không ổn định của thị trường chứng khoán. Với cơ cấu nguồn như vậy sẽ khiến ngân hàng thiếu chủ động trong hoạt động tín dụng trung, dài hạn. Hiệu quả của hoạt động tín dụng vì thế mà cũng bị ảnh hưởng.

Tình hình sử dụng vốn của NHNo Tây Hồ (2005-2007)

Với nguồn vốn huy động được NHNo Tây Hồ đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư.

Cho vay 579.65 31052 14491 160893 785 34880 14167 180186 1401 38240 9871 203936 0 50000 100000 150000 200000 250000 T ri u đ n g

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Năm Cho vay CN,TD Cho vay hộ KD Cho vay DNNN Cho vay DNNQD

Đồ thị 2.1: Cơ cấu cho vay theo loại hình sở hữu tại NHNo Tây Hồ (2005-2007)

Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng tổng dư nợ của NHNo&PTNT Tây Hồ đều tăng qua các năm 2005, 2006, 2007. Năm 2006 tổng dư nợ của chi nhánh đạt 230018 triệu đồng (tăng 11.11%) so với năm 2005. Năm 2007 tổng dư nợ tín dụng đạt 253448 triệu đồng (tăng 10.2%) so với 2006. Trong đó:

Cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các hình thức sở hữu khác, năm 2005 chiếm 77.72%, năm 2006 chiếm 78.34%, năm 2007 chiếm 80.46% và liên tục tăng qua ba năm vừa qua. Năm 2006 tăng 11.99% so với năm 2005, năm 2007 tăng 13.2% so với năm 2006. Mặt khác cho vay đối với cá nhân, vay tiêu dùng, cho vay hộ kinh

tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (năm 2005 chiếm 15.28%, năm 2006 chiếm 15.5% , năm 2007 là 15.64%) nhưng ngày càng được nâng dần lên trong giai đoạn 2005-2007.

Ngược lại, cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước lại giảm dần: năm 2006 giảm 2.24% so với năm 2005, năm 2007 tiếp tục giảm mạnh (giảm 30.3% ) so với năm 2006. Thực hiện lành mạnh hóa hoạt động tín dụng, phân loại lại các khoản nợ theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN nên một số khoản nợ của DNNN có khả năng mất vốn đã được NHNo Tây Hồ bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro và chuyển ra ngoại bảng.

Những con số nêu trên chứng tỏ NHNo Tây Hồ đã và đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư chủ yếu cho các phương án sản xuất kinh doanh, dự án thực sự khả thi mà không có sự phân biệt thành phần kinh tế, đầu tư đúng hướng, đi đúng đường lối chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, DNNQD nhằm phát triển mô hình này bình đẳng với DNNN.

Không những thế chi nhánh cũng đang chú trọng mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng, cho vay cá nhân đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng của dân cư nhằm tăng thu nhập cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng mặc dù hình thức cho vay này tiềm ẩn rủi ro cao hơn so với các hình thức khác. Điều này đòi hỏi NHNo Tây Hồ cần nâng cao hơn nữa khả năng quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.

796.009 1783.707 1783.707 2381.093 1781.207 4970.292 5742.947

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Lãi cho vay chưa thu được

Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi

Đồ thị 2.2: Tình hình thu lãi & gốc từ hoạt động tín dụng tại NHNo Tây Hồ (2005-2007)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHNo Tây Hồ 2005 - 2007).

Qua bảng số liệu trên cho thấy lãi cho vay mà ngân hàng chưa thu được có xu hướng tăng cao. Năm 2006 tăng 1585.084 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 tăng 2589.199 triệu đồng, trong đó khi tổng dư nợ tăng qua ba năm không đáng kể. Hơn nữa nợ bị tổn thất cũng tăng lên, tăng cao nhất vào năm 2007, tăng 3961.74. Nguyên nhân chủ yếu là do chi nhánh đã đầu tư cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, cũng trong thời gian này thị trường bất động sản đóng băng vì dân chúng chuyển hướng đầu tư trên thị trường chứng khoán, vì thế mà nó ảnh hưởng tói tính thanh khoản của các món vay. Mặc dù thời gian gần đây NHNo Tây Hồ rất chú trọng tới việc nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng và công tác cho vay nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên không thể tránh khỏi việc rủi ro tín dụng xảy ra, gây tổn thất tới thu nhập của ngân hàng.

913.0012729.33 12729.33 4542.00 4654.26 986.04 3370.66 651 536.26 1084.64 12475.39 1896.10 7212.80 0.00 2000.00 4000.00 6000.00 8000.00 10000.00 12000.00 14000.00

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Năm

Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh thực hiện HĐ Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh khác

Đồ thị 2.3: Thu phí từ hoạt động bảo lãnh tại NHNo Tây Hồ (2005-2007)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHNo Tây Hồ ( 2005-2007))

Thu phí từ hoạt động bảo lãnh tính đến thời điểm 31/12/2007 đạt 22668.93 triệu đồng.Thu phí từ hoạt động bảo lãnh giảm mạnh vào năm 2006, chỉ đạt 5543.9541 triệu đồng, giảm 75.73% so với năm 2005, năm 2007 tuy có giảm 0.74% so với năm 2005 nhưng tăng lên so với năm 2006. Tuy nhiên phí thu được từ bảo lãnh thanh toán vẫn tăng lên (xem biểu đồ 2), năm 2006 tăng 8%, năm 2007 tăng 18.8% so với năm 2005, nhưng phí thu được từ loại hình bảo lãnh này chiếm tỷ trọng thấp so với các loại hình khác. Bảo lãnh dự thầu năm 2006 giảm 88.48% so với năm 2005, tới năm 2007 thu phí từ hoạt động này tăng so với 2006 nhưng không đáng kể. Lí do là vì gần đây các ngân hàng thương mại không ngừng đẩy mạnh các nghiệp vụ tín dụng của mình, trong đó có hoạt động bảo lãnh vì vậy mà NHNo Tây Hồ gặp phải không ít

khó khăn do sức ép cạnh tranh từ phía các ngân hàng khác, làm giảm thu nhập từ nghiệp vụ bảo lãnh. Trong thời gian tới ngân hàng cần chú ý để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bảo lãnh vì rõ ràng nghiệp vụ này mang lại nguồn thu nhập không hề nhỏ cho ngân hàng.

Hoạt động dịch vụ của NHNo Tây Hồ (2005-2007)

Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối

Bảng 2.5: Thu – chi từ hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hồ (2005-2007)

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Số tiền Tăng/giả

m Số tiền Tăng/giảm Thu từ thanh toán

quốc tế 350163.92 339659.3 -3.00%

33225

9 -2.18%

Chi cho hoạt động

thanh toán quốc tế 2.53 2.65 4.74% 5.56 109.81%

Thu lãi từ hoạt động thanh toán quốc tế 350161.39 339656.6 5 -3.00% 33225 3 -2.18%

(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế NHNo Tây Hồ(2005-2007))

Căn cứ vào bảng trên ta thấy một thực tế là thu từ hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh có xu hướng giảm qua ba năm vừa rồi. Nếu như thu từ hoạt động này năm 2005 đạt tới 350163.92 triệu đồng, thì năm 2006 giảm xuống còn 339659.3 triệu (giảm 3%), năm 2007 con số này lại tiếp tục giảm 2.18% so với năm 2006 xuống còn 332259 triệu đồng. Trong khi đó chi phí cho hoạt động thanh toán quốc tế ngày một tăng lên làm cho thu lãi từ hoạt động này liên tục giảm sút. Năm 2005 thu lãi từ hoạt động này đạt được 350161.39 triệu, năm 2006 giảm còn 339656.65 triệu (giảm 3%) so với năm

2005, và kết quả của năm 2007 vẫn tiếp tục đi xuống so với 2006. Thu nhập đem lại chủ yếu là do thu phí từ hoạt động phát hành L/C, sửa đổi L/C, phí thanh toán L/C, …

Có thể nói rằng hoạt động thanh toán quốc tế vẫn còn là một hoạt động hết sức mới mẻ tại NHNo Tây Hồ nên kinh nghiệm tích lũy được trong hoạt động này còn rất nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn. Hơn nữa trong điều kiện biến động về lãi suất, tỷ giá trên thị trường không ổn định, chẳng hạn như năm vừa qua tỷ giá của đồng USD giảm, trong khi tỷ giá đồng EUR lại tăng, gây ra những rủi ro về lãi suất, tỷ giá. Mặt khác khi các ngân hàng thương mại khác cũng đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế , thêm vào đó tình hình huy động vốn bằng ngoại tệ cũng giảm sút cũng là nguyên nhân làm giảm thu lãi từ hoạt động thanh toán quốc tế tại. Trong thời gian tới NHNo Tây Hồ cần có những biện pháp đẩy mạnh hoạt động này hơn nữa nhằm tăng thêm nguồn lợi nhuận của mình.

Kinh doanh ngoại hối

Thu về hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2006 đạt 66.4 triệu đồng, chi là 2.07 triệu đồng. Năm 2007 thu đạt 51.06 triệu đồng, giảm đi so với năm 2006, trong khi đó chi cho hoạt động này lại tăng lên5.62 triệu.

Từ thực tế trên cho thấy NHNo Tây Hồ còn yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động kinh doanh ngoại hối mà trong thời gian tới cần phải được khắc phục.

Các dịch vụ khác

Ngoài hoạt động tín dụng truyền thống của ngân hàng (cho vay, bảo lãnh, cầm cố, thế chấp, thanh toán quốc tế) thì cho đến nay NHNo Tây Hồ đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ tiện ích khác như: chuyển tiền nhanh, dịch

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hồ (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w