Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNoTây Hồ (2005-2007)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hồ (Trang 46 - 71)

2.2.1. Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo Tây Hồ (2005-2007) Hồ (2005-2007)

Các DNNVV được đánh giá là thị trường tiềm năng trong hoạt động của ngân hàng. Như đã phân tích ở trên thì nhóm doanh nghiệp này luôn thiếu vốn và có nhu cầu vốn lớn cho phát triển sản xuất kinh doanh.

Với đặc điểm là chi nhánh cấp 2 trong hệ thống NHNo Việt Nam nên chi nhánh NHNo Tây Hồ gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm và thu

hút khách hàng. Các khách hàng lớn, hoạt động lâu năm trên địa bàn khi có nhu cầu giao dịch với NHNo Việt Nam đều tìm đến các chi nhánh cấp 1. Chính vì vậy chi nhánh NHNo Tây Hồ luôn coi là khách hàng mục tiêu của mình. Nhờ đó mà doanh số cho vay đối với DNNVV khá cao qua các năm.

Tuy nhiên đi đôi với việc mở rộng cho vay đối với DNNVV thì nâng cao chất lượng cho vay cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng tại. Bởi lẽ, nó chiếm tới 80% thu nhập của ngân hàng, do đó chất lượng của cho vay cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh tại.

Dưới đây là tình hình cho vay đối với DNNVV tại NHNo Tây Hồ trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007:

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay đối với DNNVV tại NHNo Tây Hồ (2005-2007)

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tăng/giảm 2006 so với 2005 Tăng/giảm 2006 so với 2007 DNCV toàn chi nhánh 207016 230018 253448 11.11% 10.19% DNCV đối với DNNVV 186175 228554 214807 22.76% -6.01% Tỷ trọng(%) 89.93% 99.36% 84.75%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ tín dụng năm 2005- 2007 tại NHNo Tây Hồ )

207016

186175

230018 228554 253448

214807

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

DNCV toàn chi nhánh

DNCV đối với DNNVV

Đồ thị 2.4: Dư nợ cho vay đối với DNNVV so với toàn NHNo Tây Hồ (2005-2007)

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ tín dụng năm 2005- 2007 tại NHNo Tây Hồ )

Quy mô cho vay đối với DNNVV luôn chiếm một tỷ trọng lớn tại (luôn chiếm trên 80% doanh số cho vay toàn chi nhánh), được thể hiện qua doanh số cho vay đối với DNNVV so với doanh số cho vay toàn chi nhánh.

Nếu như dư nợ cho vay toàn chi nhánh năm 2005 là 207016 triệu đồng, thì dư nợ cho vay đối với DNNVV là 186175 triệu đồng (chiếm 89.93% so với tổng dư nợ cho vay). Dư nợ cho vay đối với DNNVV tiếp tục tăng lên vào năm 2006 là 228554 triệu đồng, tăng 22.76% so với năm 2005, chiếm tới 99.36% dư nợ cho vay toàn chi nhánh. Năm 2007 mặc dù dư nợ cho vay toàn chi nhánh tăng nhưng dư nợ cho vay đối với nhóm doanh nghiệp này giảm 6.01% so với năm 2006 nhưng vẫn chiếm 84.76%, đạt 214807 triệu đồng. Đây là một tỷ trọng khá cao so với toàn hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam, theo số liệu của NHNo& PTNT Việt Nam thì tổng dư nợ cho vay DNNVV

năm 2005 đạt 49.088 tỷ đồng (chiếm 35.56% tổng dư nợ), năm 2006 là trên 64 tỷ đồng (chiếm 37% tổng dư nợ), xác định đến năm 2010, tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV đạt khoảng 140 tỷ đồng đến 160 tỷ đồng.

Điều này chứng tỏ rằng các DNNVV vẫn luôn là đối tượng khách hàng quan trọng và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía NHNo Tây Hồ. Trong thời gian qua NHNo Tây Hồ không ngừng triển khai nhiều biện pháp tích cực hỗ trợ tín dụng thích hợp với đối tượng DNNVV

Đây cũng là kết quả chung của chiến lược bứt phá tín dụng và chương trình cho vay DNNVV được khởi xướng từ sau nghị định 90/2001/NĐ – CP về hỗ trợ DNNVV, tạo nên khung pháp lý cho việc trợ giúp phát triển DNNVV ở nước ta.

Tuy nhiên năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO đặc biệt là đối với các DNNVV gặp phải rất nhiều khó khăn, thử thách và phải vượt qua nhiều “sóng gió” trước yêu cầu hội nhập. Hơn bao giờ hết DNNVV cần đến sự hỗ trợ về nguồn vốn từ phía ngân hàng nhưng vào năm 2007 dư nợ cho vay đối với nhóm doanh nghiệp này lại có dấu hiệu suy giảm. Đây là một vấn đề mà chi nhánh cần chú trọng hơn trong những năm tới.

2.2.2.Đánh giá về chất lượng cho vay đối với DNNVV tại NHNo Tây Hồ (2005-2007)

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay đối với DNNVV chia theo thời gian tại NHNo Tây Hồ (2005-2007) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền Tăng/giảm năm 2006 so với 2005(%) Số tiền Tăng/giảm năm 2007 so với 2006(%) Dư nợ DNNVV 186175 22855 4 22.76% 21480 7 -6.01% Dư nợ ngắn hạn 140301 18647 1 32.91% 17871 7 -4.16% Dư nợ trung&dài hạn 45874 42083 -8.26% 35090 -16.62% (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh tại NHNo Tây Hồ 2005-2007)

Xét về mức tăng trưởng của dư nợ cho vay đối với DNNVV tại ta thấy rằng dư nợ ngắn hạn tăng, giảm không đều qua các năm trong khi đó dư nợ trung và dài hạn lại có xu hướng ngày một giảm xuống.

Dư nợ cho vay đối với DNNVV tăng, giảm không ổn định qua các năm được cụ thể hoá như sau: Dư nợ ngắn hạn tăng cao nhất vào năm 2006 đạt 186175 triệu đồng, tăng 42397 triệu đồng (tăng 32.91%) so với năm 2005. Dư nợ ngắn hạn tăng như vậy là do trong năm 2006 chi nhánh thu hút được gần 40 DNNVV mới vay vốn của ngân hàng. Nhưng đến năm 2007 lại giảm 4.16% so với năm 2006, chỉ đạt 178717 triệu đồng.

Dư nợ trung và dài hạn giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2005 dư nợ trung và dài hạn là 45874 triệu đồng thì đến năm 2006 giảm 8.26%, chỉ đạt

42083 triệu đồng trong khi tổng dư nợ đối với DNNVV trong năm 2006 là cao nhất và nó lại tiếp tục giảm xuống vào năm 2007, đạt 35090 triệu đồng (giảm 16.62% so với năm 2006).

Tuy nhiên để xem xét cơ cấu cho vay như vậy có hợp lý không cần phải căn cứ vào tỷ trọng giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ dài hạn tại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2005 75% 25% Năm 2006 82% 18% Năm 2007 84% 16%

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và dài hạn tại NHNo Tây Hồ(2005-2007)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng 2005-2007- Phòng tín dụng NHNo Tây Hồ)

Qua biểu đồ trên ta thấy dư nợ trung và dài hạn luôn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với dư nợ ngắn hạn. Năm 2005, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là 75% trong khi đó tỷ trọng dư nợ dài hạn chỉ chiếm 25% và tỷ trọng nợ dài hạn lại tiếp tục giảm xuống vào 2 năm 2006, 2007 (năm 2006 chiếm 18%, năm 2007 chỉ còn 16%). Cơ cấu cho vay theo thời hạn như vậy là chưa được hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu của các DNNVV.

Qua bảng số liệu trên cho thấy NHNo Tây Hồ trong thời gian qua chủ yếu cho vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động cho DNNVV nhưng nhu cầu chủ yếu và lớn nhất của các DNNVV là vay trung và dài hạn để mua sắm tài sản cố định, thay đổi công nghệ, dây chuyền sản xuất, thực hiện các dự án trung và dài hạn thì lại chưa được đáp ứng một cách thoả đáng. Thực tế cho thấy rằng DNNVV chủ yếu chỉ tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. Cho vay trung và dài hạn chủ yếu tập trung vào các DN lớn, các công ty có uy tín, có năng lực tài chính, có nguồn vôn và giá trị tài sản đảm bảo lớn. Nguyên nhân là các DNNVV có quy mô nhỏ, thông tin của các DNNVV thường không minh bạch, các DNNVV lại không có tài sản đảm bảo để vay vốn,… Hơn nữa khả năng thẩm định các dự án trung và dài hạn của ngân hàng còn nhiều khó khăn. Điều này cũng hạn chế rất nhiều hoạt động của các DNNVV.

Bảng 2.8. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành kinh tế tại NHNo Tây Hồ (2005-2007)

Số tiền: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Công nghiệp và xây dựng 13837 7.43% 14120 6.18% 7006 3.26% Sản xuất và chế biến 14138 7.59% 1390 0.61% 2865 1.33% Thương mại và dịch vụ 15820 0 84.97% 21304 4 93.21% 20493 6 95.40% Tổng dư nợ 18617 5 22855 4 21480 7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng 2005-2007– Phòng tín dụng NHNo Tây Hồ)

Xét theo cơ cấu ngành kinh tế ta thấy rằng các doanh nghiệp trên địa bàn của chi nhánh hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, hầu hết khách hàng là các DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Các ngành này hiện nay đang có tốc độ tăng trưởng liên tục và thị trường cho các lĩnh vực này cũng rất rộng lớn, chỉ mới được khai thác trong khoảng vài năm trở lại đây. Nếu xét về dư nợ cho vay trong tổng dư nợ toàn chi nhánh đối với 2 nhóm ngành này thì ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với ngành công nghiệp và xây dựng. Có thể nói rằng các khách hàng mà NHNo Tây Hồ đang phục vụ đã hoạt động rất tốt trong thời gian qua và hứa hẹn tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai

1383714138158200 158200 14120 1390 213044 70062865 204936

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Công nghiệp và xây dựng Sản xuất và chế biến Thương mại và dịch vụ

Đồ thị 2.6: Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành kinh tế tại NHNo Tây Hồ (2005-2007)

Dư nợ cho vay DNNVV ngành sản xuất và chế biến chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và giảm mạnh trong năm 2006. Năm 2005, dư nợ cho vay đối với nhóm này là 14138 triệu đồng (chiếm 7.59% tổng dư nợ), đến năm 2006 dư nợ đối với nhóm này giảm xuống chỉ còn 1390 triệu đồng (chiếm 0.61%) và trong năm 2007 dư nợ đối với DNNVV trong ngành này có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể đạt 2865 triệu đồng (chiếm 1.33%).

Dư nợ cho vay đối với ngành công nghiệp và xây dựng cũng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu dư nợ. Năm 2005 là 13837 triệu đồng (chiếm 7.43% tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV), năm 2006 tuy có tăng lên nhưng không đáng kể và tỷ trọng lại giảm đi chỉ đạt 14120 triệu đồng (chiếm 6.18% tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV), năm 2007 lại giảm xuống còn 7006 triệu đồng (chỉ chiếm 3.26% tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV).

Dư nợ cho vay đối với DNNVV thuộc lĩnh vực Thương mại và dịch vụ tăng giảm không đều qua các năm nhưng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2005, dư nợ đối với nhóm doanh nghiệp này tại NHNo Tây Hồ đạt 158200 triệu đồng

(chiếm 84.97%), đến năm 2006 tăng lên đạt 213044 triệu đồng (chiếm 93.21%) nhưng năm 2007 lại giảm xuống còn 204936 triệu đồng (chiếm 95.4%).

Qua phân tích ở trên cho thấy chi nhánh chủ yếu chú trọng vào cho vay đối với lĩnh vực Thương mại và dịch vụ trên địa bàn, còn lĩnh vực xây dựng cũng như sản xuất chế biến chưa được chú trọng. Nguyên nhân là vì cho vay đối với lĩnh vực Thương mại và dịch vụ thì thời gian thu hồi vốn nhanh, quy mô vốn không quá lớn, nhu cầu vốn trong lĩnh vực này ngày càng tăng lên và ngân hàng ít gặp rủi ro hơn so với đầu tư vào hai lĩnh vực còn lại. Thêm vào đó, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất - chế biến và xây dựng đòi hỏi một nhu cầu vốn lớn hơn mà đôi khi một chi nhánh ngân hàng cấp hai không thể đủ vốn để đáp ứng được yêu cầu đó, hơn nữa khi đứng trước những dự án lớn thì việc thẩm định của chi nhánh gặp phải không ít khó khăn mặt khác còn nhiều hạn chế về công nghệ ngân hàng .

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo loại hình doanh nghiệp tại NHNo Tây Hồ (2005-2007)

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Số tiền sovới 2005(%)Tăng/giảm Số tiền sovới 2006(%)Tăng/giảm DNNN Số tiền 14491 14163 -2.26 9871 -30.30 Tỷ trọng (%) 7.78 6.20 4.62 Công ty CP, HD Số tiền 43987 56152 27.66 81540 45.21 Tỷ trọng (%) 23.63 24.57 38.14 Công ty TNHH Số tiền 98869 119125 20.49 117001 -1.78 Tỷ trọng (%) 53.11 52.12 54.72 DN tư nhân và hộ kinh doanh cá thể Số tiền 28828 39114 35.68 5396 -86.20 Tỷ trọng (%) 15.48 17.11 2.52

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ tín dụng năm 2005 - 2007 tại NHNo Tây Hồ )

Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay đối với DNNVV trong giai đoạn 2005-2007 tăng, giảm không ổn định. Tuy nhiên dư nợ cho vay đối với nhóm DNNN chiếm tỷ trọng không lớn và có xu hướng giảm dần cả về số lượng và tỷ trọng qua các năm.

Cụ thể: Năm 2005 dư nợ cho vay đối với DNNN là 14491 triệu, chiếm tỷ trọng 7.78%, nhưng đến năm 2006 dư nợ giảm 2.26% so với năm 2005 còn 14163 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 6.2% tổng dư nợ đối với DNNVV) trong khi dư nợ cho vay đối với DNNVV trong năm này lại cao nhất trong ba năm, năm 2007 giảm 30.3% so với năm 2006 với dư nợ là 9871 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4.62% so với dư nợ đối với DNNVV

Ngược lại, dư nợ cho vay đối với công ty cổ phần, công ty hợp danh có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này. Nếu như năm 2005 dư nợ đối với loại hình doanh nghiệp này chỉ đạt 43987 triệu đồng (chiếm 23.63% tổng dư nợ đối với DNNVV) thì đến năm 2006 tăng lên 56512 triệu đồng (chiếm 24.57% dư nợ đối với DNNVV), với mức tăng trưởng đạt 27.66% , năm 2007 doanh số cho vay đối với nhóm doanh nghiệp này tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao nhất là 45.21% so với năm 2006 với dư nợ là 81540 triệu đồng (chiếm 45.21% tổng dư nợ đối với DNNVV) mặc dù dư nợ cho vay đối với DNNVV trong năm 2007 bị giảm đi.

Còn lại dư nợ cho vay đối với Công ty TNHH, DN tư nhân tăng giảm không đều qua các năm. Dư nợ cho vay đối với Công ty TNHH năm 2005 là 98869 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 53.11%), năm 2006 dư nợ cho vay tăng 20.49% so với năm 2005 đạt 119125 triệu đồng nhưng về tỷ trọng của nó so với tổng dư nợ lại giảm đi so với 2005 (52.12%). Năm 2007 dư nợ cho vay đối với nhóm doanh nghiệp này là 170001 triệu đồng, giảm nhẹ 1.78% so với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm 2006 nhưng tỷ trọng lại không giảm mà còn tăng lên đạt 54.72% so với dư nợ cho vay đối với DNNVV toàn chi nhánh. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể năm 2005 là 28828 triệu đồng (chiếm 15.48%), năm 2006 dư nợ đối với nhóm doanh nghiệp này cao nhất đạt 39114 triệu đồng, tốc độ tăng 35.68% so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng là 17.11% so với dư nợ cho vay đối với DNNVV. Việc tăng dư nợ cho vay đối với các công ty TNHH, các công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của chính các doanh nghiệp này trên địa bàn của NHNo Tây Hồ, làm ăn hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cũng như việc tạo ra sự tin tưởng, tín nhiệm đối với ngân hàng.

Nguyên nhân của kết quả trên còn do số lượng DNNN có xu hướng ngày một giảm đi và số lượng các công ty cổ phần, công ty hợp danh lại tăng lên. Một số DNNN cũng chuyển sang mô hình công ty cổ phần. Hơn nữa theo quyết định 178/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của các Tổ chức tín dụng cũng gây thêm khó khăn cho các DNNN khi tiếp cận vốn vay từ ngân hàng vì phần lớn các DNNN không có tài sản đảm bảo. Một số khoản nợ của DNNN có khả năng mất vốn đã được ngân hàng bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro hoặc được NHNN cho khoanh nợ.

Những con số nêu trên chứng tỏ NHNo Tây Hồ đã và đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư chủ yếu cho các phương án sản xuất kinh doanh, dự án thực sự khả thi và đem lại hiệu quả mà không phân biệt thành phần kinh tế, đầu tư đúng hướng, đi đúng đường lối hỗ trợ phát triển DNNVV, nhằm phát triển mô hình này bình đẳng với DNNN.

Hệ số sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hồ (Trang 46 - 71)