CÔNG TÁC BHXH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH.
1. Đặc điểm về tự nhiên.
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá của tỉnh Nghệ An, có diện tích tự nhiên 64km2, với cơ cấu 18 phường xã( gồm 13 phường và 5 xã). Dân số tính đến 31/12/2002 là: 224.536 người. Cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Phía nam giáp sông Lam tỉnh Hà Tĩnh, phía đông, phía bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên.
Vinh nằm ở vùng khí hậu chuyển tiếp Bắc Nam phân biệt bốn mùa rõ rệt, mùa hè có gió Tây nam nóng và khô kéo dài, mùa thu và đầu mùa đông thường có gió bão và lũ lụt.
Vinh có vị thế thuận lợi về giao thông, nằm trên tuyến giao lưu kinh tế Bắc nam, Đông-Tây tuyến đi Lào và Thái Lan. Với hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, gần sân bay, có cảng Bến Thuỷ, nếu được đầu tư, cải tạo sẽ có tàu lớn vào để vận chuyển hàng.
Là trung tâm kinh tế, văn hoá của tỉnh Nghệ An song Vinh vẫn mang sắc thái của thành phố công nông nghiệp, nhưng cũng có đất để trồng lúa, rau và cây công nghiệp.
Tóm lại, với điều kiện tự nhiên như trên, Vinh hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành một trong những trung tâm giao lưu kinh tế văn hoá của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.
2. Đặc điểm kinh tế xã hội.
Thành phố Vinh có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế, là đô thị loại 2 vừa được xây dựng lại sau chiến tranh, đất đai cho quy hoạch là nhiều. Song trên thực tế khai thác những tiềm năng còn hạn chế. Thu ngân sách hàng năm đạt thấp. Đời sống của dân cư tuy có được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn thuộc dạng có mức thu nhập thấp so với cả nước. Thời gian qua thành uỷ, UBND thành phố Vinh cùng với ban ngành và các phường xã đã có nhiều cố gắng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với vùng nội thành khuyến khích các hộ mở rộng cơ sở sản xuất thủ công nghiệp củng cố cơ sở dạy nghề nhằm tạo ra nhiều cơ sở làm việc mới.
Thành phố Vinh có dân số 224.536 người, là thành phố có số dân chưa đông so với loại đô thị. Nguồn bổ sung lao động hàng năm rất lớn, khoảng 2.000 người.
Thành phố Vinh nói riêng, Nghệ An nói chung là quê hương có truyền thống hiếu học, đã đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều trường hợp giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị kinh tế ở trong nước. Tuy vậy trong chiến tranh, Vinh là thành phố bị tàn phá nặng nề, các cơ sở sản xuất đều bị phá huỷ, sức người sức của được huy động một cách tối đa. Hiện nay với nguồn bổ sung lao động hàng năm lớn chủ yếu là học sinh hết học phổ thông và diện hoàn thành nghĩa vụ quân sự về. Trình độ học vấn tay nghề còn thấp. Vấn đề tạo công ăn việc làm để số lao động này có thu nhập nuôi sống bản thân và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước đang là gánh nặng đối với cấp uỷ và chính quyền thành phố Vinh.