Công tác quản lý hồ sơ hưởng chế độ BHXH và công tác cấp sổ cho ngườ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh.doc (Trang 69)

CHO NGƯỜI THAM GIA.

1. Công tác quản lý hồ sơ hưởng chế độ BHXH.

Để chi trả đúng chế độ BHXH cho đối tượng được hưởng, công tác quản lý hồ sơ cũng cực kỳ quan trọng. Hồ sơ của đối tượng hưởng là chứng lý pháp lý để chi trả chế độ. Trước đây, lúc còn ở ngành LĐTB&XH mặc dù đã có thời gian phân cấptừ năm 1987 song cho đến năm 1995 hồ sơ vẫn chưa đầy đủ. Công tác lưu trữ quản lý không quy củ do vậy lúc bàn giao cho BHXH không kiểm đếm được. Thời gian qua, BHXH thành phố Vinh đã đầu tư nhiều thời gian đối soát với danh sách hiện đang chi trả. Qua đối chiếu ngày 31/12/2002 thiếu 1.500 hồ sơ trên tổng số 38.468 người đang tham gia công tác chi trả(hưu trí:21.932 người, MSLĐ+TNLĐ: 1.774 người, Tuất: 1.847 người, ốm đau: 8.497 người, thai sản: 1.033 người, dưỡng sức: 3.385 người), phát hiện hơn 2.000 trường hợp có sai sót tên, số sổ, gần 500 hồ sơ chưa đầy đủ các yếu tố, phát hiện thừa 200 hồ sơ. Hiện tại BHXH thành phố đang quản lý 53.118 người trong đó 27.560

người đang thực hiện chế độ ngắn ngày, 25.558 người đang thực hiện chế đọ dài ngày.

Để bổ sung hồ sơ BHXH TP Vinh đã dùng biện pháp thông báo cho đối tượng nếu có hồ sơ gốc xin được sao lại, trường hợp không có thì xin sao lục hồ sơ ở tỉnh hoặc TW. NgoàI công tác bổ sung hồ sơ, BHXH TP đã cho sắp xếp lại hồ sơ quản lý theo vần và theo đơn vị phường xã và theo từng loại đối tượng để tiện cho việc tra cứu.

2. Công tác cấp sổ BHXH cho người tham gia.

Sổ BHXH là cơ sở pháp lý ghi nhận quá trình tham gia BHXH và để giải quyết các quyền lợi về BHXH. Trong công tác cấp sổ BHXH thì việc ghi nhận thời gian công tác trước năm 1995 là cực kỷ khó khăn. Nguyên nhân là do quá trình quản lý hồ sơ gốc của các đơn vị để thất lạc nhiều. Vấn đề đặt ra là phải làm sao có thể ghi nhận được đúng thời gian tham gia của từng người tránh thiệt thòi cho đối tượng, nhưng cũng không được để cho đối tượng lợi dụng khai tăng thời gian công tác và tuổi đời. Thực hiện quy định của BHXH Việt Nam và phân cấp của BHXH tỉnh, BHXH thành phố đã hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện. Những trường hợp thiếu hồ sơ thì cho đối tượng về đơn vị cũ xác nhận và đơn vị đang quản lý làm cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật, BHXH TP sẽ xem xét trình BHXH tỉnh cấp sổ. Tuy vậy đến nay vẫn còn một số đối tượng chưa xác nhận đủ các yếu tố. Vẫn còn 1.616 người chưa được duyệt cấp sổ.

Trong 8 năm hoạt động, BHXH TP đã duyệt và cấp được 25.944 sổ BHXH cho người tham gia. Trong năm 2002 để đẩy mạnh công tác cấp sổ BHXH, đặc biệt là xét duyệt hồ sơ tạm tính, BHXH TP đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị còn có hồ sơ tạm tính về phương pháp và thủ tục cần thiết nhằm hoàn thiện hồ sơ tạm tính. Trong năm 2002 BHXH TP đã xét duyệt cấp mới được 1.605 trường hợp, duyệt số tạm tính lên hoàn chỉnh 482 trường hợp. Như vậy tính đến thời điểm 31/12/2002: tổng số lao động tham gia là 27.560 người, số đã được cấp sổ BHXH là 25.944 người, số lao động chưa được cấp sổ là 1.616 người.

Bên cạnh những việc làm được, công tác thu và cấp sổ vẫn còn một số tồn tại:

- Hiện tượng các đơn vị đóng chậm BHXH là phổ biến. Nhiều đơn vị sản xuất gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển nợ dây dưa nhiều năm chưa có giải pháp tháo dỡ. Tiêu biểu là: Công ty may, công ty du lịch Nghệ An, công ty thức ăn chăn nuôi gia súc, xí nghiệp mộc thống nhất…

- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH đang hạn chế, phần lớn là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sử dụng ít lao động, hoạt động không ổn định, mang tính chất gia đình, người lao động chưa giám đòi hỏi chủ sử dụng lao động phải tham gia BHXH cho mình.

- Công tác lưu trữ hồ sơ của các đơn vị sử dụng lao động còn xem nhẹ, hiện tượng thất lạc hồ sơ còn nhiều. Hiện nay, vẫn còn 152 hồ sơ đang tạm tính chưa đợc giải quyết

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUÁ TÌNH THỰC HIỆN CỦA BHXH TP VINH. 1.Ưu điểm.

Qua thời gian hơn 8 năm hoạt động, BHXH TP Vinh đã đạt dược một số thành tựu đáng kể:

- Quy mô cơ quan dược mổ rộng tương đối lớn so với một cơ quan BHXH cấp huyện.

- Cán bộ công tác được đào tạo cao.

- Luôn hoàn thành kế hoạch thu do tỉnh đề ra.

- Thực hiện tốt công tác chi trả cho đối tượng được hưởng.

- Đóng góp nhiều sáng kiến kinh ngiệm đẻ thực hiện tốt tốt hơn công tác BHXH trên địa bàn.

Nhưng bên cạnh đó BHXH TP còn một số tồn tại đáng lưu ý: 2.Những tồn tại.

Trong thời gian hơn 8 năm hoạt động, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém, thậm chí những yếu kém đã trở nên cấp bách cần phải được sửa đổi khắc phục.

- Việc sử dụng sai mục đích các nguồn kinh phí theo quy định của chính phủ, bộ tài chính, các nguồn thu BHXH được quản lý tập trung tại BHXH Việt Nam để hình thành quỹ BHXH, các khoản chi của các địa phương được cấp phát theo kế hoạch và theo các nguồn kinh phí, song trong những năm 1996 và 1997 BHXH TP Vinh được BHXH tỉnh đồng ý đã sử dụng nguồn thu được từ nguồn thu BHXH không nộp về tỉnh và TW mà để lại tự chi tại đơn vị dùng để mua sắm phương tiện làm việc và xây dựng trụ sở. Tổng hợp số tiền đã sử dụng sai mục đích: 700 triệu đồng. Ngoài ra theo quy định BHXH chỉ được thu bằng tiền song lại thu bằng vật tư để xây dựng. Tổng số đã thu bằng vật tư tương ứng: 200 triệu đồng.

- Không nắm chắc số lượng người tham gia trên địa bàn các đơn vị kê khai đăng ký không chính xác cả người tham gia lẫn mức lương đóng BHXH. Một số DN ngoài quốc doanh sử dụng trên 10 lao động vẫn chưa tham gia BHXH.

- Chưa xác định được tính chính xác của danh sách hiện đang chi trả mặc dù đã đầu tư nhiều thời gian.

- Mặc dù đã có nhiều cố gắng song thu vẫn chưa hết khoản phải thu hàng năm ở các đơn vị, số lượng nợ đọng BHXH hàng năm lớn đến 31/12/2002 các đơn vị còn nợ hơn 1 tỷ đồng.

- Hiện tượng nhận thay không có uỷ quyền, cá biệt còn có trường hợp đi tù hoặc đã chết song gia đình vẫn nhận chế độ.

- Hồ sơ đối tượng đang hưởng chế độ còn thiếu, nhiều trường hợp cá nhân không có, tỉnh không có nhưng chưa sao lục được ở BHXH Việt Nam.

3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

- Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về trách nhệm và quyền lợi của việc tham gia BHXH còn hạn chế, nhiều chủ sử dụng lo động

còn có tư tưởng trông chờ sự thay đổi để xóa nợ, nhiều chủ sử dụng lao động vì cái lợi trước mắt đã bỏ qua quyền lợi của người lao động

- Cơ sở vât chất ban đầu gặp quá nhiều khó khăn, chưa đảm bảo những điều kiện tối thiểu ban đầu để thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trong khi đó đội ngũ cán bộ quản lý từ tỉnh đến thành phố còn yếu kém về kiến thức quản lý tài chính. Đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa nắm chắc nghiệp vụ của ngành, chưa có nghệ thuật tiếp cận cơ sở.

- Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định của BHXH tỉnh chưa thường xuyên và nghiêm túc.

- Việc ban hành các văn bản của BHXH Việt Nam và hướng dẫn của BHXH Nghệ An thiếu kịp thời và có lúc chồng chéo mâu thuẫn nhau, nhiều văn bản ban hành không chính xác.

- Chưa có luật BHXH do đó người sử dụng lao động và người laođộng chưa tham gia đầy đủ và tự giác. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng tìm mọi cách trì hoãn việc đóng BHXH cho người lao động.

- Mối quan hệ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với cơ quan BHXH chưa rõ ràng, đặc biệt là chưa được thể chế ở cấp huyện, thành thị.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương quá yếu kém, thua lỗ triền miên, nhiều đơn vị có phương án giải thể nhiều năm vẫn chưa thực hiện được.

- Công tác thanh tra kiểm tra ngành LĐTB&XH đối với các đơn vị trong việc thực hiện bộ Luật Lao động còn hạn chế. Mức độ xử lý các đơn vị nợ đọng BHXH còn thấp chưa đủ sức để buộc đơn vị phải thực hiện.

- Chế độ tiền lương chưa hợp lý, nhiều trường hợp thu nhập thực tế cao hơn lương cấp bậc nhiều nhưng lại chỉ đóng theo lương cơ bản.

- Kinh phí hoạt động của ngành thấp, thiếu cơ sở vật chất phục vụ, thiếu kinh phí đào tạo và chưa có cơ chế khuyến khích thoả đáng những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tácBHXH.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN TỐT HOẠT ĐỘNG CỦA BHXH THÀNH

PHỐ VINH. I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG.

1.Định hướng hoạt động của BHXH Việt Nam.

Trong những năm tới, để thực hiện mục tiêu của công tác BHXH, BHXH Việt Nam có đề ra một số định hướng sau:

- Mở rộng đối tượng tham gia BHXH:

+ Đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 5 đến 9 lao động.

+ Lao động làm việc trong khu vực kinh tề trang trại. + Lao động trong ngành nông nghiệp.

+ Sáp nhập BHYT sang BHXH (mở rộng sự tham gia cả đối tượng bắt buộc và đối tượng tự nguyện)

- Mở rộng chế độ:

BHXH Việt Nam đang chuẩn bị tiến hành 2 chế độ BHXH mới là: + Bảo hiểm thất nghiệp

+ Bảo hiểm hưu trí cho người nông dân.

Để thự hiện được những định hướng trên đòi hỏi BHXH Việt Nam và Nhà nướcmphải thực hiện một số bước chuẩn bị như: thúc đẩy nền kinh tế phát triển, học hỏi nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đã tiến hành...

- Tổ chức quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH theo Nghị định 12/CP trên địa bàn, đảm bảo tất cả các đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia và mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các tố chức y tế, giáo dục văn hoá ngoài công lập theo quy định của chính phủ.

- Tổ chức quản lý tiền lương đóng BHXH của các đối tượng tham gia BHXH, đảm bảo xác định chính xác, đúng đủ số phải thu BHXH, tổ chứ thu BHXH theo đúng quy định của nhà nước.

- Tổ chức quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH theo quy định của BHXH Việt Nam đảm bảo các đối tượng được hưởng chế độ BHXH theo đúng quy định của nhà nước.

- Tổ chức chi trả lương hưu và các khoản trợ cấp BHXH cho đối tượng đảm bảo chi đúng đủ, kịp thời và an toàn.

- Tổ chức quản lý hồ sơ đối tượng đầy đủ thuận tiện cho việc tra cứu giải quyết khi nhà nước thay đổi chế độ.

- Tổ chức cấp phát và quản lý sổ BHXH cho đối tượng thạm gia BHXH đầy đủ kịp thời, theo dõi ghi sổ đầy đủ kịp thời diễn biến tiền lương đóng BHXH cho từng người.

- Tổ chức quản lý nguồn kinh phí, đảm bảo sử dụng đúng mục đích các nguồn kinh phí

- Năm 2003 là năm đầu tiên sáp nhập BHYT vào BHXH vì vậy ngoài nhiệm vụ thu BHXH cơ quan BHXH còn phải thu thêm cả phí BHYT là 3% lương căn cứ đóng BHXH. Hiện tại BHXH thành phố Vinh đang thực hiện thu bắt buộc đối với những đối tượng tham gia BHXH. Nhiệm vụ của BHXH TP Vinh trong thời gian tới là thực hiện tốt việc thu BHXH và BHYT cùng một lúc và làm tốt việc cấp thẻ khám chữa bệnh cho đối tượng tham gia, chuẩn bị các điều kiện để khi được phân cấp của BHXH Nghên An sẽ thực hiện tốt BHYT tự nguyện và công tác giám định chi tại bệnh viện.

- Tiếp tục phối hợp với các cơ quanđài, báo và các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về chính sách BHXH, phê phán những đơn vị cố tình dây dưa nợ BHXH.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN TỐT HOẠT ĐỘNG CỦA BHXH TP VINH. BHXH TP VINH.

1 Thực hiện đồng bộ các biện pháp tăng cường thu và quản lý thu.

1.1 Nhóm các giải pháp quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH. BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH.

- Quản lý đối tượng tham gia đóng BHXH là một trong những nội dung quan trọng của công tác thu và quản lý thu BHXH. Trong điều kiện nền kinh tế địa phương còn yếu kém, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp còn hạn chế, người lao động không có việc làm... Công tác quản lý lao động tại các doanh gnhiệp chưa được quan tâm đúng mức thì vấn đề quản lý đôí tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH cũng cần được quan tâm. trên cơ sở quản lý quỹ lương trích nộp BHXH một cách chính xác là một yếu tố quan trong trọng công tác quản lý nguồn thu BHXH. Giải pháp cho vấn đề này cần phải:

+ Tăng cường công tác phân công cán bộ chuyên quản, trục tiếp đối với các đơn vị sử dụng lao động, năm chắc tình hình biến động lao động, tình hình biến động quỹ lương, nắm bắt thời điểm nâng lương của tùng người lao động, thời hạn nâng lương của người lao động, có như vậy mới quản lý tốt quỹ lương trích nộp BHXH.

+ Đẩy mạnh các biện pháp nghiệm vụ quản lý đối tượng tham gia BHXH, lấy tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của từng người lao động tại các thời điểm kết thúc và mở đầu năm tài chính. Hàng năm chủ sử dụng lao động phải lập danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BBHXH theo mẫu C45-BH ban hành theo quyết định số 1124 ngày 12/12/1996 của bộ tài chính gửi cho cơ quan BHXH để theo dõi thực hiện. Cơ quan BHXH đẩy mạnh thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý lao động, quỹ lương làm căn cứ trích nộp BHXH.

+ Tăng cường công tác tuyên tuyền chế độ chính sách BHXH cho chủ sử dụng lao động và người lao động. Dựa vào tổ chức công đoàn tại các đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Công khai hoá mức tham gia BHXH cho người lao động biết bằng cách hàng năm người lao động phải được kiểm tra sổ BHXH của mình một lần.

+ Phối hợp với thanh tra lao động và liên đoàn lao động, thanh tra nhà nước để tổ chức việc kiểm tra thực hiện bộ luật lao động tại các đơn vị sử dụng lao động. Thực hiện xử lý nghiêm minh đối với các chủ sử dụng lao động cố tình trốn tránh việc khai báo không đầy đủ laođộng và quỹ lương. Trong công tác xử lý cần thiết phân định rõ trách nhiệm của từng người và xử lý theo luật định đoói với chủ sử dụng lao động. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh yêu cầu nếu không đăng ký trích nộp BHXH thì không cấp đăng ký kinh doanh.

+ Bên cạnh đó cần có các chương trình phối hợp thực hiện chính sách BHXH với các ban ngành liên quan trên địa bàn để nắm bắt các thông tin về tăng giảm đầu mối phải tham gia, tình hình lao động, quỹ lương...

1.2 Nhóm các giải pháp đôn đốc thực hiện trích nộp BHXH và quản lý tiền thu BHXH.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh.doc (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w