Chế độ trợ cấp tai nạn laođộng và bệnh nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh.doc (Trang 58 - 60)

III. Tình hình công tác quản lý chi BHXH TP Vinh

2.3.Chế độ trợ cấp tai nạn laođộng và bệnh nghề nghiệp

2. Quy định của BHXH Việt Nam về công tác chi trả chế độ

2.3.Chế độ trợ cấp tai nạn laođộng và bệnh nghề nghiệp

- Đối tượng hưởng trợ cấp của chế độ này là người lao động bị tai nạn trong khi làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động; bị tai nạn ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hay bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc

- Hồ sơ hưởng bao gồm:

+Biên bản xác định tai nạn lao động ( Mẫu 05 ) hoặc biên bản điều tra tai nạn lao động ( Mẫu 06 ) theo Quy định tại điều 108 bộ luật lao động(Bản chính )

+Giấy ra viện ( Bản chính hoặc bản sao có công chứng).

+Biên bản giám định thương tật của Hội đổng Ykhoa cấp tỉnh, thành phố hoặc ngành (Bản chính).

+Công văn của chủ sử dụng lao động gửi BHXH tỉnh, thành phỗ hoặc BHXH thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Nội Vụ về hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động theo mẫu ( Bản chính).

+Nếu về nghỉ hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng thì kèm theo sổ BHXH.

Người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và đựơc tính theo mức tiền lương tối thiểu chung do chính phủ công bố.

+ Bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp một lần theo quy định dưới đây.

Bảng 7: Mức trợ cấp một lần

Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp 1 lần

Từ 5% đến 10% 4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 11% đến 20% 8 tháng tiền lương tối thiểu Từ 21% đến 30% 12 tháng tiền lương tối thiểu

(Nguồn BHXH Việt Nam)

+ Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên, được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra viện theo quy định dưới đây:

Bảng 8: Mức trợ cấp hàng tháng

Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp 1 lần Từ 31% đến 40% 0,4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 41% đến 50% 0,6 tháng tiền lương tối thiểu Từ 51% đến 60% 0,8 tháng tiền lương tối thiểu Từ 61% đến 70% 1,0 tháng tiền lương tối thiểu Từ 71% đến 80% 1,2 tháng tiền lương tối thiểu Từ 81% đến 90% 1,4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 91% đến 100% 1,6 tháng tiền lương tối thiểu

(Nguồn BHXH Việt Nam)

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh.doc (Trang 58 - 60)