II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hoạt động của
4. Đảm bảo những điều kiện cần thiết để đạt được các biện pháp trên
4.3. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ
đạo, chỉ đạo của BHXH cấp trên, của cấp uỷ và chính quyền địa phương.
Hàng tháng phải báo cáo kịp thời tình hình thực hiện công tác BHXH cho cấp uỷ và chính quyền địa phương để tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo. Đối với những đơn vị nợ đọng phải thông qua cấp uỷ và công đoàn của các đơn vịquản lý trực tiếp để đôn đốc nhắc nhở thường xuyên.
- BHXH Việt Nam phải cụ thể hoá kịp thời các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước bằng các văn bản hướng dẫn tạo điều kiện cho BHXH TP Vinh thực hiện một cách chính xác.
- Kịp thời xử lý các vướng mắc Trong công tác BHXH đối với địa phương.
KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BHXH VIỆT NAM, BHXH NGHỆ AN VÀ NHÀ NƯỚC
1. Đối với các đơn vị gặp nhiều khó khăn thực sự trong sản xuất kinh doanh có thể cho dừng đóng BHXH một thời gian, sau khi sản xuất kinh doanh ổn định thì bắt đầu tham gia tiếp. Khoản nợ cũ cho đơn vị trả dần váo các năm tiếp theo để đảm bảo kết cấu phân bổ phí trong giá thành sản phẩm thị trường chấp nhận dược và có lãi.
2. Đối với những đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước hoặc những đơn vị sản xuất kinh doanh nhưng thực sự có hoạt động và có kết cấu phần BHXH đã trích thì chính phủ cho phép ngành BHXH kiểm tra xử phạt theo quy định nhưng phần xử phạt này chủ sử dụng lao động đó phải chịu trách nhiệm nộp phạt. Nếu tính vào đơn vị thì vô hình dung Nhà nước lại phạt Nhà nước, trong khi đó lỗi là do chủ sử dụng lao động.
3. Tổng kết mô hình chi trả BHXH cho người lao động dặc biệt là chi trả chế độ dài hạn. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình chi trả thống nhất toàn quốc. Mô hình này có thể tách khỏi chính quyền địa phương một phần tương đối. Song phải có đầu tư cơ sở vật chất ban đầu lớn để xây dựng các trạm hoặc nhà phát tiền ở từng khu vực nhất định.
4. Xây dựng một khoản chi dự phòng rủi ro trong quá trình chi trả, để bù đắp các loại rủi ro như thiếu tiền do kiểm đếm tại quỹ hoặc tiền rách nát không đổi được.
5. Sớm xây dựng luật BHXH để trình quốc hội thông qua, làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện một cách đồng bộ có hiệu quả công tác BHXH ở Việt Nam nói chung và BHXH thành phố Vinh nói riêng.
6. BHXH Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng cơ chế chung để các địa phương thể chế hoá khuyến khích thoả đáng tập thẻe cá nhân thực hiện tốt công tác BHXH. Đối với cán bộ trong ngành BHXH cần có chế độ thưởng thích hợp để động viên đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ an tâm công tác.
7. BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh cần xây dựng chương trình đầu tư tin học cho công tác BHXH kể cả đào tạo con người và cung cấp máy vi tính.
8. Chính phủ có văn bản hướng dẫn có vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương trong việc thực thi các chế độ BHXH trên địa bàn.
9. Việc triển khai thu BHXH, BHYT ở các đơn vị quốc doanh trên địa bàn thành phố đang gặp nhiều khó khăn, sau khi phổ biến luật lao động sửa đổi cho các đơn vị, đề nghị UBND thành phố Vinh cho thành lập ban chỉ đạo gồm đại diện phòng tổ chức lao động, phòng thanh tra, liên đoàn lao động thành phố, BHXH TP để chỉ đạo thực hiện công tác BHXH ở các đơn vị ngoài quốc doanh.
KẾT LUẬN
BHXH ở nước ta đã thực hiện theo cơ chế mới được 8 năm. Tuy nhiên chế độ chính sách BHXH không phải xây dựng mới hoàn toàn mà là sự tiếp nối có sửa đổi một phần chính sách BHXH đã có trong cơ chế tâp trung quan liêu bao cấp trước đây. Chính vì vây, chính sách BHXH hiện hành không tránh khỏi những bất cập cần tháo gỡ.
Trong cơ chế mới, nhiệm vụ quan trọng của hoạt động BHXH là phải tổ chức khai thác các đối tượng nằm trong diện phải tham gia BHXH dược tham gia đầy đủ, quản lý tốt nguồn tài chính BHXH và tổ chức chi trả các chế độ cho đối tượng đầy đủ kịp thời, đúng chế độ tiến tới góp phần cùng BHXH Việt Nam cân đối được nguồn quỹ thay thế được sự hỗ trợ của Ngân sách nhà nước. Với kết cấu 3 chương, chuyên đề đã nêu lên được một số vấn đề cơ bản về BHXH, tiến hành phân tích thực trạng công tác BHXH trên địa bàn thành phố kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt công tác BHXH trên địa bàn thành phố Vinh
Do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý bổ sung của thầy cô giáo trong bộ môn. Em mong được tiếp thu ý kiến và tiếp tục nghiên cứu để có thể đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn trong bài viết tới và góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả công tác BHXH ở nước ta.
Để hoàn thành được bài viết, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô, chú công tác tại BHXH TP Vinh, thầy giáo hướng dẫn: thầy Mạc Văn Tiến và các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn.
Vinh, ngày tháng năm 2003
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế bảo hiểm ĐHKTQD
2. Giáo trình kinh tế bảo hiểm Đại học Tài chính kế toán 3. Báo cáo tài chính BHXH Thành Phố Vinh.
4. Điều lệ hoạt động của BHXH Việt Nam
5. Các văn bản luật của một số loại hình bảo hiểm. 6. Tạp chí bảo hiểm xã hội Việt Nam.
MỤC LỤC
Lời mở đầu...1
Chương I. Lý luận chung về BHXH...2
I. BHXH và sự cần thiết khách quan của BHXH ...2
1. Sự cần thiết...2.
2. Bản chất...3
3. Chức năng của bảo hiểm xã hội...4
4. Tính chất của bảo hiểm xã hội...5
II. Những nội dung cơ bản của BHXH...5
1. Khái niệm về BHXH... 5
2. Đối tượng của bảo hiểm xã hội...6
3. Phạm vi bảo hiểm xã hội...6
4. Quỹ bảo hiểm xã hội...7
4.1. Khái niệm quỹ BHXH...7
4.2. Đặc điểm...7
4.3. Nguồn hình thành quỹ BHXH...8
4.4 Mục đích sử dụng quỹ BHXH...11
5. Trách nhiệm và quyền hạn các bên tham gia bảo hiểm xã hội...12
6. Tổ chức quản lý bảo hiểm xã hội...14
III. Quá trình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội...17
1. Trên thế giới...17
2. Tại Việt Nam...18
IV. Mối quan hệ giữa BHXH với chính sách xã hội và chính sách kinh tế....20
2. Mối quan hệ giữa BHXH với chính sách kinh tế...21
Chương II. Thực trạng thực hiện BHXH trên địa bàn thành phố Vinh (từ 1995 đến 2002)...23
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thực hiện công tác BHXH trên địa bàn thành phố Vinh...23
1. Đặc điểm về tự nhiên...23
2. Đặc điểm kinh tế xã hội...23
II. Hệ thống quản lý và bộ máy hoạt động của BHXH TP Vinh...24
1. Hệ thống quản lý...24
2. Bộ máy hoạt động ...25
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH thành phố Vinh...25
2.2. Bộ máy hoạt động...26
III. Tình hình công tác quản lý thu BHXH của BHXH thành phố Vinh giai đoạn 1995 -2002...28
1. Quá trình thực hiện nghiệp vụ quản lý thu ở BHXH thành phố Vinh...29
2. Quản lý đối tượng tham gia...31
2.1. Đối tượng phải nộp BHXH...31
2.2. Kết quả đạt được...32
3. Quản lý qũy lương trích nộp BHXH...35
3.1. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và cách xác định tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng...35
3.2. Kết quả đạt được...36
4.1. Tình hình thực hiện kế hoạch thu...38
4.2. Tình hình nợ đọng phí BHXH...40
III. Tình hình công tác quản lý chi BHXH TP Vinh...41
1. Quy trình chi trả trợ cấp...42
1.1. Đối với 3 chế độ ngắn hạn...42
1.2. Đối với chế độ dài hạn...43
2. Quy định của BHXH Việt Nam về công tác chi trả chế độ...44
2.1. Chế độ trợ cấp ốm đau...44
2.2. Chế độ trợ cấp thai sản...45
2.3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp...46
2.4. Chế độ hưu trí...47
2.5. Chế độ tử tuất...48
3. Kết quả công tác chi trả...49
4. Những bất cập trong công tác chi trả...52
V. Công tác quản lý hồ sơ hưởng chế độ BHXH và công tác cấp sổ cho người tham gia...54
1. Công tác quản lý hồ sơ hưởng chế độ BHXH...54
2. Công tác cấp sổ BHXH cho người tham gia...55
VI. Đánh giá chung về quá trình thực hiện của BHXH TP Vinh...56
1. Ưu điểm...56
2. Những tồn tại...56
Chương III. Phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện
tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh...59
I. Phương hướng hoạt động...59
1. Định hướng hoạt động của BHXH Việt Nam...59
2. Phương hướng nhiệm vụ của BHXH TP Vinh...59
II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH TP Vinh...60
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp tăng cường thu và quản lý thu...60
1.1. Nhóm các giải pháp quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH...60
1.2. Nhóm các giải pháp đôn đốc thực hiện trích nộp BHXH và quản lý tiền thu BHXH...61
2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý chi BHXH...62
2.1. Các biện pháp tăng cường quản lý chi các chế độ BHXH dài hạn...62
2.2. Các giải pháp tăng cường quản lý chi các chế độ BHXH ngắn hạn...62
3. Thực hiện tốt công tác lưu trữ hồ sơ, phối hợp với BHXH tỉnh và các ngành pháp luật giải quyết dứt điểm các đề xuất khiếu nại về BHXH...63
4. Đảm bảo những điều kiện cần thiết để đạt được các biện pháp trên...63
4.1. Nâng cao trình độ cán bộ...63
4.2. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý BHXH...64
4.3. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH cấp trên, của cấp uỷ và chính quyền địa phương...64
Kiến nghị đối với BHXH Việt Nam, BHXH Nghệ An, và Nhà nước...65 Kết luận...66 Tài liệu tham khảo...67