Quỹ dự phòng nghiệp vụ:

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính tại tập đoàn AIG.pdf (Trang 45 - 47)

3. Tình hình đầu tư tài chính

3.1.3.Quỹ dự phòng nghiệp vụ:

Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (có thể lên tới trên dưới 90%) và việc đầu tư từ nguồn quỹ dự phòng nghiệp vụ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật

Đơn vị tính: 1,000,000 đồng

2006 2007 2008 2009 2010 Tổng công ty Bảo Việt Nhân

Thọ

- - 13,302,162 14,808,931 -

Prudential - 13,148,925 15,087,484 - -

Bảo Minh 5,147 15,652 25,689 33,365 34,348

PVI 7,027 - 15,180 24,008 36,871

Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt

- - 2,138,332 2,656,941 -

Nguồn đầu tư từ quỹ dự phòng nghiệp vụ có sự biến động trong giai đoạn 2006- 2010. Đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ, con số này ở mức rất cao và có sự gia tăng đều đặn ở các năm vừa qua. Năm 2007, Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ duy trì quỹ này ở mức 13,302,162 triệu đồng và gia tăng lên con số 14,808,931 triệu đồng vào năm 2009. Tương tự với trường hợp của Prudential, mức vốn điều lệ lần lượt là 13,148,925 triệu đồng và 15,087,484 triệu đồng ứng với năm 2007 và 2008. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, nguồn đầu tư trích từ quỹ dự phòng nghiệp vụ cũng thể hiện xu hướng tăng và là cơ cấu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn đầu tư. Năm 2006, mức quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo Minh chỉ ở mức 5,147 triệu đồng rồi tăng đột biến lên con số 15,652 triệu đồng trong năm 2007; sau đó tăng vọt lên mức 25,689 triệu đồng vào năm 2008; năm 2009 con số này tiếp tục tăng đến 33,365 triệu đồng để rồi tăng nhẹ và dừng lại ở mức 34,348 triệu đồng vào năm 2010. PVI có mức quỹ dự phòng nghiệp vụ năm

2006 là 7,027 triệu đồng và tăng lên đến 15,180 triệu đồng rồi 24,008 triệu đồng và cuối cùng là 36,871 triệu đồng lần lượt ứng với các năm 2008, 2009 và 2010. Hay như Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt, với con số khá ấn tượng là 2,138,332 triệu đồng năm 2008 và tăng 24% trong năm 2009, đạt mức 2,656,941 triệu đồng.

So với hai nguồn đầu tư đã đề cập trên thì đây là nguồn đầu tư quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua nhiều kênh như mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, mua cổ phiếu, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, kinh doanh bất động sản…Tuy chịu sự kiểm soát chặt chẽ của phát luật, nhưng vốn nhàn rỗi dùng để đầu tư từ quỹ dự phòng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm có ưu điểm hơn nguồn đầu tư từ vốn điều lệ đó là việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu phải bảo đảm tính an toàn, thanh khoản và tính hiệu quả theo quy định hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và nhân thọ, phi nhân thọ nói riêng đều trích lập khoản quỹ này với con số khá lớn là điều tất yếu.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính tại tập đoàn AIG.pdf (Trang 45 - 47)