Áp dụng lý thuyết điều khiển học kinh tế vào thị trường bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính tại tập đoàn AIG.pdf (Trang 63 - 65)

Như chúng ta đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính thê thảm tại AIG chính là hệ thống giám sát, điều tra của chính phủ cũng như bản thân doanh nghiệp không hoạt động một cách hiệu quả. Đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam, để tránh gặp phải vấn đề tương tự, chứng ta cần có một hệ thống điều chỉnh các hoạt động của thị trường một cách thông suốt vào ổn định. Lý thuyết điều khiển học kinh tế coi bản thân nền kinh tế là một hệ thống có mối liên kết chặt chẽ với nhau và được điều khiển bởi những hoạt động cụ thể có tác động qua lại, ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Trong trường hợp áp dụng lý thuyết này vào thị trường bảo hiểm, chúng ta cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm cần hiểu, các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và các hoạt động đầu tư tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài… tất cả đều là những bộ phận cấu thành nên hệ thống điều khiển kinh tế đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam – và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và việc truyền tải thông tin ẩn chứa trong mỗi bộ phận cấu thành nên thị trường đều có những tác động không nhỏ đến sự phát triển chung của toàn hệ thống.

Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, không nên chỉ chú trọng vào lĩnh vực đầu tư tài chính mà quên đi hoạt động kinh doanh chính của mình là thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm. Phát triển sản phẩm, kỹ năng, nghiệp vụ, phát triển thị trường theo cả chiều rộng và chiều sâu, đó chính là những gì mà các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần làm để có thể phát triển bền vững. Bên cạnh đó, đầu tư tài chính cũng là một lĩnh vực phụ trợ cần sự đầu tư nghiêm túc và cần đạt ra những định hướng lâu dài để đảm bảo tính thông suốt của hệ thông trong chính bản thân các doanh nghiệp trong thời kì phát triển đi lên. Và trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, cần có sự liên kết giữa đầu tư tài chính và hoạt động kinh doanh cốt lõi, nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể cảm thấy được những rủi ro có thể xảy ra trên thị trường tài chính, qua đó hạn chế đầu tư để đảm bảo tính thanh khoản cho doanh nghiệp và ngược lại.

Bản thân thị trường, dưới sự điều tiết của chính phủ, cần có sự thúc đẩy để có thể phát triển đồng đều cả 2 loại hình doanh nghiệp bảo hiểm: trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Thông tin được truyền đạt đến 2 loại doanh nghiệp này cũng cần đảm bảo được sự nhan nhẹn và chính xác, để các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường nói chúng nhận biết được những chuyển biến bất lợi trên thị trường để có những điều chỉnh thích nghi với tình hình mới, tránh tình trạng bất ngờ trước những gì đang diễn ra trên thị trường.

Đồng thời, hệ thống thông tin, giám sát của chính phủ đối với thị trường cũng cần đẩy mạn hơn nữa thông qua hệ thống thanh tra, kiểm tra của chính phủ. Hệ thống này, không chỉ bao gồm các yếu tố về con người, mà còn đòi những những yếu tố mạnh mẽ về khoa học kĩ thuật: hệ thống theo dõi, hệ thống liên lạc… mà chính phủ cần đầu tư để có thể phát hiện ra những sai phạm trong hệ thống các doanh nghiệp một cách nhanh và chính xác nhất. Đồng thời, hệ thống thanh tra, kiểm tra này cũng cần tách ra riêng biệt khỏi các bộ ban ngành, để chuyển thành một cơ quan chức năng độc lập có nhiệm vụ kiểm tra các hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp cần thiết, để chắc chắn, tính thanh khoản của hệ thống được bảo đảm, tránh tình trạng mất kiểm soát đối với doanh

nghiệp gây nên khủng hoảng cục bộ và có thể dẫn đến khủng hoảng toàn phần của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính tại tập đoàn AIG.pdf (Trang 63 - 65)