CÁC ĐƠN VỊ CÓ CHỨC NĂNG CUNG CẤP DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên 2011 tập đoàn dầu khí việt nam năng lượng cho phát triển đất nước (Trang 25 - 28)

Bên cạnh đó Petrovietnam còn có các đơn vị cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, thu xếp vốn, tín dụng cho các dự án đầu tư, huy động vốn, tín dụng doanh nghiệp; các dịch vụ tài chính, chứng khoán, giám định năng lượng bao gồm:

Tham gia lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo như cung cấp các dịch vụ: tư vấn khoa học công nghệ, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới trong hoạt động khai thác dầu khí, dịch vụ xử lý số liệu địa vật lý, kiểm tra chất lượng các sản phẩm dầu theo tiêu chuẩn quốc tế, nghiên cứu công nghệ lọc dầu, tổ chức đào tạo kỹ thuật chuyên ngành dầu khí bao gồm các đơn vị:

Hiện nay hoạt động dịch vụ dầu khí của Petrovietnam vẫn không ngừng gia tăng; đang và sẽ là nguồn thu quan trọng của ngành Dầu khí Việt Nam.

• Công ty cổ phần PVI (PVI Holdings);

• Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC); • Tổng Công ty Công nghệ năng lượng Dầu khí Việt Nam (PVEIC);

• Viện Dầu khí Việt Nam với nhiều trung tâm nghiên cứu chuyên ngành; • Viện Nghiên cứu và Thiết kế b iển (Viện NIPI) của Liên doanh Việt - Nga; • Trường Cao đẳng nghề Dầu khí (PVMTC);

• Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU).

Tổng công ty CP dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC)

TCT Khoan và dịch vụ Khoan (PVDrilling)

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil)

Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans)

Tổng công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế Dầu khí (PVE)

Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC)

Tổng công ty Dung dịch Khoan và Hóa phẩm Dầu khí - CTCP (DMC)

Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư - CTCP (PETEC)

Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PVGas)

Tổng công ty CP dịch vụ tổng hợp Dầu khí (Petrosetco)

Liên doanh Việt – Nga (Vietsovpetro)

Năm 2011 là năm tổ chức triển khai đồng bộ trong toàn Tập đoàn ba nhóm giải pháp đột phá về quản lý, về phát triển nguồn nhân lực và về Khoa học – Công nghệ (KHCN) để thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025. Trong lĩnh vực Khoa học – Công nghệ các giải pháp đột phá đã tập trung vào các nội dung chính về cơ chế, chính sách phát triển hoạt động KHCN, về tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ thông qua việc ban hành “Quy chế trích lập và sử dụng Quỹ phát triển KHCN của Tập đoàn”, sửa đổi quy chế “Quản lý NCKH và triển khai công nghệ”, ban hành “Quy chế quản lý sáng kiến, sáng chế của Tập đoàn”.

Năm 2011 cũng là năm Bộ hồ sơ đăng ký giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN năm 2010 của Tập đoàn cho Cụm công trình khoa học về tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong đá móng granitoid trước Đệ tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam được trình và đã được Hội đồng thẩm định Bộ Công thương và Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước thông qua. Với hàng loạt các bằng phát minh, sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Cơ quan Sở hữu trí tuệ Liên bang Nga cấp, cụm công trình khoa học này đã làm thay đổi quan điểm tìm kiếm, thăm dò dầu khí truyền thống, bổ sung thêm vào lý thuyết chung về hệ thống dầu khí và tạo bước ngoặt cho sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam. Đầu năm 2012, cụm công trình đã được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ.

Một sự kiện lớn khác đánh dấu sự trưởng thành của ngành Dầu khí Việt Nam trong lĩnh vực ứng dụng và chuyển giao công nghệ là trong năm 2011 giàn khoan tự nâng 90m nước (Tam Đảo 03) là công trình cơ khí trọng điểm của Nhà nước do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, PVShipyard làm tổng thầu thiết kế, chế tạo đã cơ bản hoàn thành và đã được bàn giao vào tháng 3/2012.

Với đặc thù là ngành công nghiệp mang tính quốc tế cao, sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về KHCN với các công ty dầu khí nước ngoài, các Viện nghiên cứu, các trường đại học của các nước trên thế giới, cũng như với các tổ chức hợp tác quốc tế song phương và đa phương khác như CCOP, ASCOPE, Hội địa chất dầu khí quốc tế... nhằm nâng cao tiềm lực KHCN Dầu khí Việt Nam và đào tạo cán bộ KHCN có trình độ cao.

Bước vào giai đoạn phát triển mới tiếp theo, Tập đoàn chủ trương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ, hiện đại cho các đơn vị NCKH và phát triển công nghệ trong Tập đoàn; đồng thời tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện thành công các giải pháp đột phá về KHCN nhằm nâng cao năng suất – chất lượng – hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững theo chiều sâu.

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên 2011 tập đoàn dầu khí việt nam năng lượng cho phát triển đất nước (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)