III. Cách sử dụng các tỷ số tài chính
3. Xác định chất lượng tín dụng trong phân loại trái phiếu
Xác định chất lượng tín dụng trái phiếu của doanh nghiệp (hay còn gọi là hạn mức tín nhiệm trái phiếu) thực chất là việc đánh giá chất lượng, mức độ tin cậy, khả năng thanh toán của một công ty phát hành đối với các công cụ nợ (ở đây là trái phiếu). Hạn mức tín dụng đối với trái phiếu xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1909 do nhà đầu tư tài chính John Moody người Mỹ khởi xướng. Sau đó Công ty ĐMTN đầu tiên đã ra đời với tên gọi Moody’s. Công ty này hiện nay đã trở thành công ty ĐMTN lớn nhất thế giới, có mặt ở trên 100 quốc gia. Cùng với Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch Investor Sevices đã đưa ra các hạng mức tín nhiệm của trái phiếu công ty. Việc xác định hạng mức tín nhiệm liên quan đến đánh giá rủi ro trong tương lai của trái phiếu.
Thứ hạng mà một trái phiếu nhận được lại ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi tức yêu cầu của các nhà đầu tư đối với trái phiếu đó. Hạng trái phiếu càng thấp thì tỷ lệ lợi tức yêu cầu trên thị trường vốn càng phải cao. Do đó, đối với giám đốc tài chính, hạng trái phiếu là tối quan trọng. Chúng cung cấp tín hiệu rủi ro vỡ nợ ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi tức mà doanh nghiệp phải chi trả bằng các quỹ đi vay.
Theo tiêu chuẩn S&P:
AAA: hạng cao nhất của S&P đối với trách nhiệm nợ, nói lên khả năng rất lớn trong việc trả gốc và lãi.
AA: Trái phiếu công ty hạng AA cũng được xem là có khả năng rất cao trong việc đáp ứng những trách nhiệm nợ. Trong phần lớn trường hợp, chúng khác hạng AAA ở độ rất nhỏ.
A: Trái phiếu có hạng A có khả năng lớn trong việc trả gốc và lãi, mặc dù chúng đôi khi bị ảnh hưởng không có lợi của những thay đổi về điều kiện kinh tế và tình trạng tài chính.
BBB: Trái phiếu hạng BBB được xem là có khả năng trả gốc và lãi. Trong khi chúng thường thể hiện những thông số đủ an toàn, thì trong điều kiện kinh tế xấu hoặc thay đổi, chúng có thể dẫn đến khả năng trả nợ gốc và lãi yếu kém so với trái phiếu có hạng A.
BB, B, CCC, CC: Những trái phiếu này được xem là rủi ro hơn hẳn, liên quan đến khả năng của người phát hành trong việc trả lãi và hoàn lại gốc đúng với các điều khoản của hợp đồng. BB chỉ mức độ rủi ro thấp nhất và CC là cao nhất. Trong những trái phiếu như thế cũng có một số đặc tính về chất lượng và an toàn, tuy nhiên chúng bị tác động mạnh bởi điều kiện không chắc chắn và bộc lộ rủi ro lớn trong những điều kiện không thuận lợi.
C: Hạng dành cho trái phiếu mà lãi không được trả và người ta đang xem xét vấn đề phá sản đối với tổ chức phát hành.
D: Trái phiếu hạng D là ở trong tình trạng vỡ nợ, việc thanh toán gốc và lãi là vấn đề tồn đọng.
Cộng (+) hoặc trừ (-) cho biết thêm chi tiết về chất lượng tín dụng. Hạng từ AA đến BB có thể được làm nhẹ đi nhờ việc thêm dấu (+) hoặc (-) để biểu đạt vị trí liên quan trong những hạng cơ bản.
Hạng trái phiếu hay định mức tín nhiệm là một thông tin quan trọng đối với các NĐT. Nó giúp họ đánh giá mức độ rủi ro của trái phiếu. Theo thông lệ, tài liệu xác định hạng mức tín nhiệm là một tài liệu bắt buộc trong hồ sơ xin phát hành của DN. Hiện nay, hạng của trái phiếu Việt Nam đang được xếp ở mức BB.
Tỷ số tài chính
+ Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản + Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản
+ Tỷ lệ dòng tiền mặt trên các khoản nợ dài hạn + Tỷ lệ dòng tiền mặt trên tổng tài sản
+ Khả năng thanh toán lãi vay
+ Tỷ lệ trang trải chi phí tài chính bằng tiền mặt + Giá trị thị trường của chứng khoán trên mệnh giá + Lợi nhuận hoạt động ròng trên doanh thu
+ ROE
+ ROA
+ Tài sản lưu động trên doanh thu + Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu
Hệ số
+ Độ lệch chuẩn của doanh thu
+ Độ lệch chuẩn của thu nhập hoạt động + Độ lệch chuẩn của thu nhập ròng + Độ lệch chuẩn của ROA
Chỉ số khác + Tổng tài sản
+ Khối lượng trái phiếu phát hành
+ Mệnh giá của tất cả các trái phiếu được mua bán của công ty