Phân tích tình hình tài chính của CAN thông qua các tỷ số

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long (Trang 47 - 52)

II. Phân tích Báo cáo tài chính của CAN 1 Bảng cân đối kế toán của CAN.

4. Phân tích tình hình tài chính của CAN thông qua các tỷ số

4.1 Tỷ số về khả năng thanh toán

Ta có bảng tỷ số về khả năng thanh toán như sau:

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ngành

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành 3,002 lần

1,77 lần 1,74 lần

2,46 Lần Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 1,426

lần 0,536 lần 0,637 lần 1,90 Lần Tỷ số khả năng thanh toán tức thời 0,255

lần 0,074 lần 0,165 lần * Nhận xét:

- Trong 3 năm thì khả năng toán của CAN đều lớn hơn 1 tức là Tài sản ngắn hạn vẫn đủ khả năng chi trả cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên Năm 2007, tỷ số khả năng thanh

toán hiện hành là cao nhất và cao hơn mức trung bình của ngành (chế biến thực phẩm) sau đó giảm dần vào 2 năm sau. Năm 2009 có tỷ số khả năng thanh toán hiện hành thấp nhất và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của nghành.

- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của CAN cao nhất ở năm 2007 và thấp nhất ở năm 2008. Nghĩa là chỉ có năm 2007, tổng giá trị của các Tài sản quay vòng nhanh đủ để thanh toán cho nợ ngắn hạn còn năm 2008 và 2009 thì không đủ khả năng chi trả. Nhưng cả 3 năm đều thấp hơn mức trung bình của ngành. Nguyên nhân là mức dự trữ hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong phần tài sản lưu động, Và tốc độ tăng của hàng tồn kho nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.

- Năm 2007, CAN có tỷ số khả năng thanh toán tức thời là cao nhất và kém nhất ở năm 2008. Do CAN là công ty chế biến thực phẩm nên tỷ số khả năng thanh toán tức thời của 2007 là 0,255 và năm 2009 là 0,165 nên CAN có lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ lớn để đáp ứng nợ ngắn hạn. Nhưng doanh nghiệp phải chú ý đến khả năng sinh lời của đồng tiền.

* Kết luận:

Trong 3 năm, thì năm 2007 CAN có khả năng thanh toán tốt nhất rồi đến năm 2009 và kém nhất là năm 2008. Tốc độ tăng nợ ngắn hạn của CAN tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá trị các khoản mục của tài sản ngắn hạn. Hay CAN vay nợ nhiều hơn vào năm 2008 và 2009

4.2 Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm

2009

Nghàn h

Hệ số nợ 0,345 lần 0,493 lần 0,48 lần 0,26 Khả năng thanh toán lãi

vay

15,579 lần 3,194 lần - 7,35

- Từ năm 2007 sang 2008, Hệ số nợ của CAN đột ngột tăng lên và ổn định ở năm 2009. Hệ số nợ của CAN trong 3 năm luôn ở mức lớn hơn mức trung bình của nghành. Nguyên nhân chủ yếu là tăng các khoản nợ ngắn hạn. Với tỷ số nợ năm 2009 thể hiện sự bất lợi đối với chủ nợ nhưng có lợi đối với chủ sở hữu nếu đồng vốn này sử dụng đạt khả năng sinh lợi cao.

- Khả năng thanh toán của CAN rất cao ở năm 2007, gấp 2 lần so với mức trung bình của ngành. Nhưng đến năm 2008 lại cực kỳ thấp so với năm 2007 và mức trung bình của ngành. Do đó, CAN có tỷ số nợ rất cao mà khả năng thanh toán lãi vay lại kém nên khó có thể huy động tiền vay được nữa.

4.3 Nhóm tỷ số về năng lực hoạt động 4.3.1 Nhóm tỷ số về hiệu quả hoạt động 4.3.1 Nhóm tỷ số về hiệu quả hoạt động

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nghành

1 Vòng quay tiền 38,77 89,49 36,33 -

2 Vòng quay hàng tồn kho 6,39 5,44 5,57 4,10 3 Kỳ thu tiền bình quân 29,88 66,18 64,63 87,8 4 Hiệu suất sử dụng tổng Tài sản 2,484 2,67 2,51 1,17 5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 10,15 9,73 9,24 6 Hiệu suất sử dụng VCSH 3,88 5,30 4,85 * Nhận xét:

- Năm 2008, CAN có vòng quay tiền lớn nhất là 89,49 tức là CAN quản lý tiền và các khoản tương đương tiền tốt. Nhưng vòng quay hàng tồn kho năm 2008 lại thấp nhất, cho thấy sự bất hợp lý và kém hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của CAN làm cho CAN tốn thêm chi phí lưu giữ, thị trường tiêu thụ sản phẩm kém đi. Hơn nữa Kỳ thu tiền bình quân lại cao nhất, chứng tỏ vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán, có nhiều vốn bị khách hàng chiếm dụng.

- Hiệu suất sử dụng TS cho biết 1 đồng TS năm này tạo ra được 2,67 đồng doanh thu thuần và Hiệu suất sử dụng VCSH cho biết 1 đồng VCSH tạo ra được 5,30 đồng doanh thu thuần cao nhất trong 3 năm. Do đó, hiệu quả sử dụng tổng TS và VCSH là

có hiệu quả nhất vào năm 2008. Từ đó có thể thấy, năm 2009 là năm kém hiệu bởi vòng quay tiền là nhỏ nhất trong khi đó vòng tồn kho lại thấp cộng với kỳ thu tiền bình quân lại cao. Tức là hàng hóa tiêu thụ chậm, bán hàng chưa tốt mà các khoản thanh toán lại đang bị khách hàng chiếm dụng phần lớn.

- Vòng quay hàng tồn kho giảm dần trong 3 năm nhiều, điều này cho thấy chính sách quản lý dự trữ của doanh nghiệp ngày càng kém hiệu quả, kế hoạch đề ra chưa tốt. Tuy nhiên nó lại cao hơn mức trung bình của ngành nên vẫn có thể chấp nhận chính sách hiện tại của CAN, nhưng CAN cần có biện pháp kịp thời để điều chỉnh phương pháp quản lý nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm…

- Kỳ thu tiền bình quân của 3 năm đều nhỏ hơn của ngành chứng chỏ CAN đang dùng chính sách tín dụng thắt chặt đối với khách hàng.

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm nhẹ qua các năm, điều này là hợp lý bởi Doanh nghiệp trích khoản khấu hao và GTCL của TSCĐ là giảm đi.

4.3.2 Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nghành 1 Tỷ suất lợi nhuận ròng 0,033 0,029 0,03 0,0302 2 Tỷ suất lợi nhuận gộp 0,166 0,165 0,171 0,17 3 Doanh lợi Tổng Tài sản

(ROA)

0,08 0,077 0,076 0,174

4 Doanh lợi VCSH (ROE) 0,131 0,153 0,147 0,237

* Nhận xét:

- Tỷ suất lợi nhuận ròng và tỷ suất lợi nhuận gộp của 3 năm đều xấp xỉ với mức trung bình của ngành, cho thấy tốc độ tăng hoặc giảm doanh thu phù hợp với tốc độ tăng hoặc giảm chi phí của doanh nghiệp. Ý nghĩa của 2 tỷ suất này là trong 1 đồng doanh thu thuần có 0,03 đồng LNST và 0,171 đồng lợi nhuận gộp năm 2009.

- ROA và ROE của 3 năm lại nhỏ hơn rất nhiều so với mức trung bình của ngành, chứng tỏ khả năng sinh lời của Tài sản và VCSH còn kém. Nguyên nhân là do TSCĐ và VCSH tăng lên nhiều mà LNST lại tăng lên không đáng kể.

* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA:

ROA=LNST/tổng TS= (LNST/DTT)*(DTT/TS)=tỷ suất lợi nhuận ròng* hiệu suất sử dụng TS

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ngành

Tỷ suất lợi nhuận ròng 0.033 0.029 0.03 0.0302 Hiệu suất sử dụng Tài sản 2,484 2,67 2,51 1,17

Tỷ suất lợi nhuận ròng hầu như không đổi, chỉ có hiệu suất sử dụng tài sản là thay đổi. Tức là Tài sản chưa được quản lý và phân bổ có hiệu quả để tạo ra thu nhập, Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến ROA.

* Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ROE

ROE=LNST/VCSH=(LNST/TS)*(TS/VCSH)=ROA*FL=ROA*(1+Nợ phải trả/VCSH)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm

2009

Ngành

ROA 0,08 0,077 0,076 0,174

Đòn bẩy tải chính (FL) 1,56 1,98 1,93 Nợ phải trả/VCSH 0,537 0,977 0,926

Nguyên nhân ROE nhỏ nhất ở năm 2007 là do ROA năm này nhỏ nhất và sử dụng đòn bẩy tài chính cũng nhỏ nhất. 2 năm tiếp theo thì CAN sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng lớn. Nguyên nhân là CAN có nhu cầu đầu tư khá cao mà lượng VCSH không đủ để tài nên CAN ngày càng đi vay nhiều hơn dẫn đến ROE giảm đi.

4.4 Phân tích tỷ lệ tăng trưởng của CAN

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần 51,32% 35,18% (0,634%) Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận 20,65% 19,91% 4,00%

4.5 Định giá CAN trên thị trường

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tỷ lệ hoàn vốn cổ phần

(LNST/VCP)

Thu nhập cổ phiếu (EPS) 2,507 đồng

Tỷ lệ trả cổ tức

P/E 6,0 lần

Vốn thị trường= 15000*4999880=75 tỷ Khối lượng CP lưu hành: 4999880

Giá trị sổ sách= 84.900.000.000/4.999.880=16.980 đồng P/B=15000/16980=0,9 lần

Beta=0,46

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w