Thực trạng tuyển dụng và đào tạo tại Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương và lao động.doc (Trang 45)

III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNGVÀ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG

1. Tình hình quản lý lao động tại Công ty

1.2. Thực trạng tuyển dụng và đào tạo tại Công ty

a) Tuyển dụng:

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, ngoài việc tích cực đầu tư cải tiến công nghệ nâng cao năng suất lao động, Công ty còn phải tuyển thêm lao động để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động hàng năm. Quá trình tuyển dụng lao động vào làm việc tại Công ty được thực hiện theo quy chế tuyển dụng của Công ty, bản quy chế này được xây dựng và thông qua tại Đại hội công nhân viên chức của Công ty.

TT Đối tượng Đơn vị

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

1 Đại học Người 4 12 16 2 Cao đẳng ,, 2 8 0 3 Trung cấp ,, 3 2 2 4 CNKT ,, 55 76 296 Tổng số ,, 64 98 314 b. Đào tạo

Trong những năm vừa qua việc đào tạo nâng cao trình độ cho CBCNVC luôn được tập thể ban lãnh đạo Công ty quan tâm đúng mức và điều đó làm cho chất lượng lao động của Công ty được nâng cao. Đội ngũ CBCNV đã biết tiếp thu những công nghệ kỹ thuật mới góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

Bảng 1.5. Tình hình đào tạo của Công ty TT Đối tượng đào

tạo Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Đại học Người 11 18 26 Trong đó: Quản lý ,, 4 6 5 Kỹ thuật ,, 7 12 21 2 Cao đẳng ,, 2 0 0 3 Trung cấp ,, 0 2 2 4 CNKT ,, 25 7 30 9 405 Trong đó:

Đào tạo mới

,, 42 63 206 Nâng cao ,, 21 5 24 6 199 Cộng: ,, 27 0 32 9 433 1.3. Định mức lao động

Để quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả Công ty luôn chú trọng công tác xây dựng và điều chỉnh định mức lao động. Mức lao động chính xác là căn cứ để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người lao động trong doanh nghiệp theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Mức lao động còn là căn cứ để xác định số lượng lao động cần thiết cho doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân công tổ chức sản xuất và là cơ sở để theo dõi và kiểm tra đánh gía kết quả của mỗi người lao động.

Là đơn vị kinh doanh sử dụng nhiều lao động với nhiều đối tượng lao động khác nhau; đặc điểm sản phẩm đa dạng về chủng loại, sản xuất trên nhiều công nghệ khác nhau nên đòi hỏi công tác định mức lao động của Công ty phải được nghiên cứu một cách khoa học, đòi hỏi chính xác, đảm bảo mỗi vị trí công tác, mỗi đối tượng lao động đều có mức để căn cứ.

Công tác định mức lao động của Công ty được thực hiện như sau: Định mức lao động tổng hợp cho 1 đơn vị sản phẩm

động tổng hợp công nghệ phục vụ quản lý Trong đó:

Tcn: Định mức thời gian lao động để sản xuất sản xuất sản phẩm do công

nhân sản xuất trực tiếp sản xuất. Đây là định mức gắn liền với công nghệ chế tạo sản phẩm nên quá trình xây dựng định mức thời gian và định mức sản lượng.

Định mức thời gian: Áp dụng cho công nhân lắp đặt, gia công máy móc thiết bị tự trang tự chế các công trình cơ điện.

Định mức sản lượng: Đây là định mức phổ biến nhất mà Công ty đang áp dụng để khoán sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. Về phương pháp xây dựng thường kết hợp nhiều phương pháp như: Chụp ảnh, bấm giờ, thống kê

Đến nay qua nhiều lần điều chỉnh,định mức lao động của Công ty đã tương đối chính xác.

Bảng 1.6. Định mức lao động sản xuất sản phẩm thuốc nổ AD-1 TT Nội dung công việc Đơn vị Bậc thợ

Định mức lao động 8h Số lượng Giờ/ĐVSP Ghi chú 1 Cuốn ống thuốc Ống 4/7 2.000 0,02 5 ống/1kg 2 Sấy ống thuốc ,, 3/7 10.000 0,004 ,, 3 Sấy NH4N03 Kg 4/7 1.500 0,0044 0,82kg/1kg 4 Sàng NH4N03 ,, 4/7 1.500 0,0044 ,, 5 Sấy bột gỗ ,, 4/7 120 0,0027 0,04kg/1kg 6 Nghiền TNT ,, 5/7 200 0,056 0,14kg/1kg 7 Quay trộn hỗn hợp ,, ,, 200 0,04 8 Sàng hỗn hợp ,, ,, 200 0,04 9 Nhồi thuốc ,, ,, 200 0,04

10 Bảo quản vào túi ,, 4/7 1.000 0,008 11 Bảo quản hòm hộp ,, ,, 1.500 0,00534

Cộng kg 0,22484

Định mức: Thời gian để sản xuất 1 kg thuốc nổ AD-1 là 0,2248 giờ Cấp bậc công việc bình quân là: 4,76/7

Hệ số cấp bậc công việc bình quân là: 2,39

Tpv: Áp dụng ban hành cho các đối tượng là lao động phục vụ làm các

công việc như nấu ăn giữa ca, quân y, nhà trẻ, nhà khách, vệ sinh cây cảnh. Định mức này áp dụng cho lao động quản lý kỹ thuật của Công ty.

Tql: Biên chế theo chức trách nhiệm vụ, một người phải chịu trách nhiệm

quản lý một phần việc hoặc một số đối tượng lao động cụ thể. Định mức này chỉ áp dụng cho lao động quản lý kỹ thuật của Công ty

Bảng 1.7. Định mức lao động tổng hợp 1 số sản phẩm TT Tên sản phẩm ĐVT Định mức TH(giờ) Trong đó Tcn Tpv Tql Ghi chú 1 Thuốc nổ AD-1 Kg 0,26054 0,2248 4 0,0145 0,0212 2 Kip nổ vỏ nhôm Cái 0,01835 0,016 0,0010

3 0,0015 3 Kíp đốt vỏ đồng ,, 0,02086 0,016 0,0011 6 0,0017 4 Kíp điện ,, 0,11821 0,102 0,0065 8 0,0096 3 5 Kíp vi sai điện ,, 0,2373 0,205 0,013 0,0193 6 Kíp vi sai điện ,, 0,9851 0,85 0,0548 0,0803 7 Kíp vi sai an toàn ,, 0,3243 0,28 0,018 0,0263 8 Dây cháy chậm Mét 0,1181 0,102 0,0065 8 0,0096 …

2.Thực trạng trả công tại Công ty

2.1.Các quy định chung

2.1.1. Theo thông tư số 48/ 2005/TT-BQP ban hành ngày 5/5/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương mới và quản lý lao động, tiền lương, thu nhập đối với các doanh nghiệp nhà nước trong quân đội. Theo đó thì tiền lương của người lao động là quân nhân trong các doanh nghiệp quân đội được chuyển xếp theo hai cách: theo lương quân hàm quy định tại nghị định 204/2004 ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với các cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ để làm căn cứ tính đơn giá tiền lương của doanh nghiệp đồng thời làm cơ sở trả lương theo kết quả lao động cho người lao động.

Việc trả lương cho quân nhân nói chung thực hiện theo Quy chế trả lương của doanh nghiệp; đối với quân nhân giữ chức vụ là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp.

2.1.2. Các doanh nghiệp phải xây dựng đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp trên cơ sở thoả mãn các điều kiện quy định của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc Phòng; đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp được đăng ký với các cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi phát hiện thấy đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp xây dựng không phù hợp điều kiện quy định, cấp có thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu doanh nghiệp xây dựng lại.

Quỹ tiền lương xác định tương ứng với đơn giá tiền lương phải được sử dụng đúng mục đích. Bộ Quốc Phòng không dùng ngân sách quốc phòng để trả lương cho người lao động trong danh sách của doanh nghiệp quân đội.

2.1.3. Phụ cấp chức vụ của các chức danh lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp là quân nhân được xác định theo hạng doanh nghiệp. Cụ thể là:

Bảng 2.1: Bảng phụ cấp chức vụ cho quân nhân là lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp TT Chức danh Tổng công ty và tương đương Hạng I II III Ghi chú 1 TGĐ(Giám đốc) 0,8 0,6 0,5 0,4 2 PGĐ và KTT 0,7 0,5 0,4 0,35 3 Trưởng phòng và tương đối 0,6 0,4 0,35 0,3 4 Phó trưởng phòng và tương đương 0,5 0,35 0,3 0,25 Tính trên mức lương tối thiểu

Phụ cấp chức vụ này chỉ dùng để thực hiện chế độ BHXH, BHYT mà không tính vào đơn giá tiền lương.

2.1.4. Phụ cấp quốc phòng an ninh đối với người lao động trong danh sách của doanh nghiệp quân đội được tính vào đơn giá tiền lương của sản phẩm hoặc công việc và được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.5. Thẩm quyền quản lý lao động, tiền lương đối với các doanh nghiệp trong quân đội phân cấp như sau:

- Các doanh nghiệp thuộc Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục…do Thủ trưởng Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục…đảm nhiệm.

- Các Tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc Phòng, các doanh nghiệp có nhiệm vụ đặc biệt do Bộ Quốc Phòng giao, Bộ uỷ quyền cho Cục trưởng Cục Kinh tế/ BQP đảm nhiệm.

2.2. Những quy định cụ thể

2.2.1.Chuyển xếp lương cũ sang lương mới:

a) Đối với TGĐ, Phó TGĐ, GĐ, Phó GĐ, Kế toán trưởng (KTT) và công nhân viên chức trong doanh nghiệp quân đội thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư 01/2005/TT- BLĐTBXH ngày 5/1/2005 của Bộ Lao động thương binh xã hội hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với TGĐ, GĐ, Phó GĐ, Phó TGĐ, KTT và công nhân viên chức trong doanh nghiệp.

b) Đối với thành viên chuyên trách HĐQT, thành viên Ban kiểm soát và viên chức giúp việc trong HĐQT trong các doanh nghiệp có HĐQT thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư 02/2005/TTLB của Liên Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội- Bộ Nội Vụ hướng dẫn chuyển lương cũ sang lương mới đối với thành viên chuyên trách HĐQT, thành viên Ban kiểm soát và viên chức giúp việc cho HĐQT.

c) Đối với cán bộ chuyên trách Đảng, cán bộ Đoàn thể trong doanh nghiệp không phải là quân nhân, thực hiện theo hướng dẫn số 36- HĐ/BTCTW ngày 27/01/2005 của Ban tổ chức Trung ương Đảng. Trong quá trình chuyển xếp lương cũ sang lương mới cần thực hiện đúng các quy đinh sau:

- Nguyên tắc chuyển xếp:

+ Theo chức vụ hoặc công việc đang đảm nhiệm. Căn cứ để chuyển xếp là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật(đối với công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh), là tiêu chuẩn chuyên môn - nghiệp vụ(đối với viên chức, nhân viên), là hạng doanh nghiệp (đối với TGĐ, PTGĐ, GĐ, PGĐ, KTT).

+ Căn cứ vào ngạch, bậc, hệ số lương hiện hưởng để chuyển xếp( hệ số lương hiện hưởng là hệ số lương của người lao động đang được xếp theo thang, bảng lương của Nhà nước để thực hiện chế độ BHXH, BHYT).

+ Khi chuyển xếp, không kết hợp nâng ngạch, bậc, không xếp vào hạng cao hơn của doanh nghiệp, nhưng không thấp hơn dưới mức hệ số mức lương cũ của người lao động đã được xếp hạng và đang thực hiện chế độ BHXH, BHYT.

- Kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải báo cáo lên câp có thẩm quyền và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.2. Quỹ tiền lương và chế độ trả lương

a) Nguồn quỹ tiền lương để trả cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp:

Là quỹ tiền lương được tính trên cơ sở đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh tính đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp được xác định theo một trong bốn phương pháp quy định tại thông tư 07/2005/TT- BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao Động – Thương binh& Xã hội hướng dẫn thực hiện nghị định 206/2004/NĐ- CP ngày 14/12/2004 quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các Công ty nhà nước. Đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp được đăng ký với cấp có thẩm quyển và được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.

b) Chế độ trả lương

Quỹ lương hợp lệ dùng để trả lương cho các bộ, công nhân viên trong danh sách của doanh nghiệp là quỹ lương xác định theo đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp. Trong phạm vi quỹ lương đó, doanh nghiệp được quyền lựa chọn hình thức và phương thức trả lương cho người lao động trên cơ sở quy chế trả lương của doanh nghiệp.

Việc trả lương cho người lao động phải đảm bảo các nguyên tắc: - Phân phối theo lao động( không phân phối bình quân)

- Quỹ lương chỉ dung cho mục đích trả lương, không được dung vào mục đích khác.

- Trường hợp chi trả vượt quỹ lương hợp lệ, phần chi vượt phải khấu trừ vào quỹ tiền lương năm sau liền kề.

- Hàng năm doanh nghiệp được trích lập quỹ lương dự phòng để đảm bảo trả lương cho người lao động không bị gián đoạn. Mức dự phòng do TGĐ, GĐ quyết định sau khi có ý kiến của Ban chấp hành công đoàn doanh nghiệp nhưng không quá 17% quỹ lương thực hiện.

c) Chế độ tiền thưởng

Thực hiện theo quy định tại khoản 6, mục IV thông tư số 07/2005/TT ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội.

2.3. Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp, xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương- Thu nhập ở doanh nghiệp. quản lý tiền lương- Thu nhập ở doanh nghiệp.

a) Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp

Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp chung hiện nay là 290.000đ; mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng thêm(cộng thêm ) so với mức lương tối thiểu chung; hệ số điều chỉnh tăng thêm(Kđc) tối đa là 2 lần khi thoả mãn các điều kiện sau:

- Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của nhà nước

- Mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân.

- Lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước.

- Đối với doanh nghiệp được Bộ Quốc Phòng giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành nhiệm vụ được giao cả về số lượng, chất lượng và thời gian.

b) Xây dựng đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau:

b1. Xác định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xây dựng đơn giá tiền lương:

Căn cứ vào các tính chất, đặc điểm sản xuất, kinh doanh của mình, doanh nghiệp lựa chọn các hình chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh sau đây để xây dựng đơn giá tiền lương:

- Tổng doanh thu.

- Tổng doanh thu trừ tổng chi phí.

- Tổng sản phẩm tiêu thụ( kể cả sản phẩm quy đổi) - Lợi nhuận.

Các chỉ tiêu: Tổng doanh thu, Tổng doanh thu trừ chi phí chưa có lương, lợi nhuận được tính theo quy đinh tại Nghị định 199/2004/NĐ-CHI PHÝ ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ. Chỉ tiêu tổng sản phẩm tiêu thụ (kể cả sản phẩm quy đổi) được tính theo thông tư 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

b2. Xác định các thông số để xây dựng đơn giá tiền lương Các thông số để xây dựng đơn giá tiền lương, bao gồm:

- Mức lao động tổng hợp của đơn vị sản phẩm (Tsp) hoặc lao động định mức của doanh nghiệp (Lđb), được xây dựng theo quy định tại Thông tư 06/2005/TT- BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội.

- Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp (Tlmindn), được tính theo công thức:

Tlmindn = Tlmin (1+ Kđc)

Trong đó:

Tlmin: Mức lương tối thiểu chung

Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung do

- Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân tính trong đơn giá tiền lương (Hcb)

Hcb được tính trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân của công nhân,

nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh và hệ số lương bình quân cuả lao động gián tiếp (không kể TGĐ, GĐ, thành viên chuyên trách của HĐQT). Cấp bậc công việc được xác định căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ kỹ thuật - công nghệ và yêu cầu chất lượng sản phẩm, công việc

- Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương (Hpc).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương và lao động.doc (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w