Đặc điểm về tài sản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương và lao động.doc (Trang 36 - 37)

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG

2. Đặc điểm về tài sản

TSCĐ của Công ty trong những năm gần đây đã được đầu tư mua sắm, sửa chưã và xây dựng mới, song về cơ bản vẫn còn lạc hậu về công nghệ và được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu TSCĐ của Công ty

Đơn vị tính: Đồng

TT Chỉ tiêu Ngày 31/12/2004 Ngày 31/12/2005

Nguyên giá TSCĐ 91.155.214.742 97.145.155.242

I TSCĐ hữu hình 86.084.770.086 92.074.710.586 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 30.966.796.498 33.619.438.395 2 Máy móc thiết bị 42.378.241.013 45.385.477.084 3 Phương tiện vận tải, thiết bị

truyền dẫn

12.759.575 13.069.825.107 II TSCĐ vô hình 5.070.444.656 5.070.444.656

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 của Công ty hoá chất 21

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy năm 2005 TSCĐ hữu hình chiến tỷ lệ 94.8%; trong đó, nhà cửa vật kiến trúc chiếm 34,1%, máy móc thiết bị chiếm 46,7%, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn chiếm 14%. TSCĐ vô hình chiếm 5,2%. Với kết cấu này ta thấy máy móc thiết bị truyền dẫn chiếm tỷ trọng thấp chứng tỏ máy móc thiết bị còn tương đối lạc hậu, công nghệ chưa cao. Điều đó cho thấy mức độ đầu tư cho máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ chưa nhiều.

Bảng 2.2: Hiện trạng về TSCĐ của Công ty

Đơn vị: Đồng

TT Chỉ tiêu Ngày 31/12/2004 Ngày 31/12/2005

I Nguyên giá TSCĐ

1 Số đầu năm 84.769.845.326 91.155.214.742

2 Số tăng trong năm 8.818.163.736 7.395.126.500 3 Số giảm trong năm 2.432.794.320 1.405.186.000 4 Số cuối năm 91.155.214.742 97.145.155.242

II Hao mòn TSCĐ

1 Số đầu năm 46.327.837.726 50.028.017.690

2 Số tăng trong năm 4.825.975.118 5.436.577.180 3 Số giảm trong năm 1.126.793.154 1.080.326.154 4 Số cuối năm 50.028.017.690 54.384.268.716

III Giá trị còn lại của TSCĐ 41.127.197.052 42.760.886.526

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 của Công ty hoá chất 21

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ của Công ty được tính theo phương pháp bình quân đều theo thời gian sử dụng. TSCĐ được phân theo nhóm: Nhóm sử dụng 5 năm, nhóm 10 năm, nhóm 25 năm để tính khấu hao.

Từ bảng 2.3, ta thấy TSCĐ của Công ty về nguyên giá đã khấu hao quá nửa. Tính đến thời điểm cuối năm 2004, giá trị hao mòn luỹ kế chiếm 54,9% nguyên giá TSCĐ; đến cuối năm 2005 giá trị hao mòn luỹ kế chiếm 56%. Điều đó càng chứng tỏ mức độ đầu tư vào TSCĐ còn thấp.

Do yêu cầu về sản lượng tăng cao nên trong các năm gần đây hầu hết TSCĐ của Công ty đều được sử dụng hết công suất về cường độ và thời gian và được thể hiện trên bảng thống kê giờ hoạt động của máy móc thiết bị trong năm. Do yêu cầu của sản xuất nên TSCĐ ít được duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa lớn theo quy định mà chủ yếu được sửa chữa nhỏ thường xuyên để kịp thời phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương và lao động.doc (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w