Khái quát chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ theo phần mềm kiểm toán AS/2:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính.doc (Trang 41 - 50)

c) Lập và công bố Báo cáo kiểm toán:

2.1.2.Khái quát chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ theo phần mềm kiểm toán AS/2:

kiểm toán AS/2:

Phần mềm kiểm toán AS/2 được hãng Deloitte chuyển giao cho tất cả các thành viên của Deloitte trên toàn cầu trong đó có Deloitte Vietnam. AS/2 là phần mềm kiểm toán tiên tiến nhất đảm bảo thiết kế chương trình kiểm toán theo tiêu chuẩn của Deloitte toàn cầu. Việc áp dụng chương trình kiểm toán của AS/2 giúp cho hiệu quả công việc của KTV được nâng cao rõ ràng. Trên thực tế, quy trình của một cuộc kiểm toán tại Deloitte Vietnam vẫn được áp dụng như bình thường và được kết hợp sử dụng AS/2. Trong AS/2 hướng dẫn rất đầy đủ và chi tiết việc áp dụng thủ tục kiểm toán từng khoản mục nhất định. Trong kiểm toán TSCĐ, toàn bộ giấy tờ làm việc của KTV liên quan nằm trong chỉ mục 5600 – Tài sản cố định và xây dựng cơ bản dở dang và chỉ mục 5700 – tài sản cố định vô hình và tài sản khác. Thông thường mỗi khoản mục AS/2 sẽ đưa ra chương trình cũng như các câu hỏi nhằm tiếp cận kiểm toán. Đối với khoản mục TSCĐ, AS/2 có 13 câu hỏi để KTV trả lời và thực hiện các thủ tục kiểm toán tương ứng. Có thể tóm tắt nội dung các câu hỏi, phương án trả lời và cũng chính là nội dung chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ như sau.

* Câu hỏi 1: Chúng ta kiểm tra số dư của TSCĐ bằng thủ tục phân tích chi tiết, kiểm tra chi tiết hay kết hợp cả hai? (Tính hiện hữu, đầy đủ, ghi chép và đúng kỳ).

Trường hợp sử dụng thủ tục phân tích chi tiết:

A. Dựa trên Bảng Tổng hợp thể hiện số dư đầu kỳ, tăng, giảm và số dư cuối kỳ của Nguyên giá và hao mòn lũy kế của TSCĐ. Phân loại TSCĐ theo nhóm, theo nguyên nhân tăng giảm của từng TSCĐ, theo đó chúng ta xác định được những

tài sản tăng chủ yếu và có thể xác định được lãi, lỗ của các tài sản giảm trong năm.

D. Thực hiện thủ tục phân tích để kiểm tra số dư tài sản.

E. Kiểm tra sự thay đổi trong các nhóm tài sản so với năm trước và xem xét lý do hợp lý của việc thay đổi này như tăng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, vv….

F. Thu thập các thông tin cần thiết cho việc kiểm toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. G. Đánh giá kết quả kiểm tra.

Trường hợp sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết:

A. (Thực hiện như ở trên).

B. Từ bảng danh mục tài sản, Lựa chon những tài sản tăng trong năm. Những tài sản tiếp tục được sử dụng và thực hiện thủ tục sau:

1. Kiểm tra tính hiện hữu của tài sản.

2. Đối chiếu Nguyên giá của các tài sản đã chọn ở trên tới các chứng từ gốc. 3. Xác định rằng các tài sản tăng trong năm không phải là khoản chi phí sửa chữa tài sản.

4. Đối với các tài sản tăng trong năm thay thế cho các tài sản cũ, đảm bảo rằng tài sản được thay thế đã được ghi giảm.

C. Đối với các tài sản đã lựa trọn ở bước B đã ghi giảm trong năm thực hiện: 1. Kiểm tra giấy ủy quyền quyết định giảm tài sản và chứng từ của các tài sản đã bán, thanh lý.

2. Tính toán lại lãi (lỗ) từ việc thanh lý TSCĐ. E. (Thực hiện như ở trên).

F. (Thực hiện như ở trên). G. (Thực hiện như ở trên).

Trường hợp sử dụng kết hợp cả hai thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết:

Trong trường hợp này, KTV sẽ thực hiện lần lượt các bước công việc theo thứ tự A, B, C…G như đã miêu tả ở trên.

* Câu hỏi 2: Chi phí khấu hao được kiểm tra bằng thủ tục Phân tích chi tiết, kiểm tra chi tiết hay kết hợp cả hai? (Tính đánh giá, hiện hữu, đầy đủ, ghi chép và đúng kỳ).

Trường hợp sử dụng thủ tục phân tích chi tiết:

A. Kiểm tra chính sách kế tóan và thủ tục áp dụng trong việc tính tóan và ghi nhận chi phí khấu hao là phù hợp và áp dụng nhất quán.

B. Thực hiện thủ tục phân tích chung để kiểm tra chi phí khấu hao như sau:

1. Kiểm tra nguồn dữ liệu được sử dụng để xây dựng mô hình ước tính chi phí khấu hao là phù hợp (nếu có thể) cho số dư các tài sản trong năm và năm trước;

2. Nếu có thể, phân tích kết hợp theo các hướng nguồn dữ liệu để xây dựng mô hình ước tính và ghi nhận chi phí khấu hao ở mức độ chi tiết cần thiết để chúng ta có thể thay đổi mức độ đảm bảo.

3. Xác định khoảng chênh lệch cần thiết để xác định khoảng chênh lệch giữa ước tính và hạch toán có là trọng yếu hay không.

4. So sánh số ước tính và giá trị ghi sổ. Đối với bất kỳ khoản chênh lệch nào vượt quá giá trị sai số cho phép đều phải giải thích và có tài liệu chứng minh. D. Xác định rằng không có sự kiện nào xảy ra dẫn đến việc giảm khấu hao trong kỳ, đặc biệt dẫn tới việc ghi giảm tổng thể của tài sản.

E. Xem xét khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng trong năm và xác định xem có khoản chi phí nào đủ điều kiện để vốn hóa hay không.

F. Đánh giá kết quả kiểm tra.

Trường hợp sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. (Thực hiện như ở trên).

C. Lựa chọn một số tài sản trong bảng Chi tiết tài sản tại bước 1, và thực hiện kiểm tra chi tiết khấu hao.

1. Tính toán lại tổng số chi phí khấu hao năm và đối chiếu giá trị khấu hao ghi nhận trong năm của đơn vị.

2. Kiểm tra tổng hợp Bảng chi tiết tài sản và đối chiếu giá trị hao mòn lũy kế tới sổ cái tài khoản.

3. Phỏng vấn khách hàng về những nghiệp vụ ghi nhận bất thường của tài khoản chi phí khấu hao.

D. (Thực hiện như ở trên). E. (Thực hiện như ở trên). F. (Thực hiện như ở trên).

Trường hợp sử dụng kết hợp cả hai thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết:

Trong trường hợp này, KTV sẽ thực hiện lần lượt các bước công việc theo thứ tự A, B, C…F như đã miêu tả ở trên.

* Câu hỏi 3: Tài sản đã kiểm tra năm trước có được kiểm tra tại thời điểm cuối năm không? (Tính trình bày).

Trường hợp trả lời không (không có câu hỏi 4):

A. Xác định rằng chi phí khấu hao của tài sản đã được ghi nhận phù hợp và nhất quán.

B. Nếu Đơn vị áp dụng và trình bày trên thuyết minh Báo cáo tài chính, chúng ta xem xét các thuyết minh sau:

1. Số dư khấu hao của các nhóm tài sản chính. 2. Giá trị khấu hao đã được duyệt.

3. Thông tin chung về phương pháp khấu hao cho các nhóm tài sản chủ yếu. 4. Tổng giá trị khấu hao đã trích vào chi phí.

5. Thỏa thuận mua sắm tài sản cố định.

6. Tài sản thế chấp, cầm cố cho một khoản nợ. 7. Các nghiệp vụ với bên liên quan.

Trường hợp trả lời có (xuất hiện câu hỏi 4):

Các bước công việc vẫn giống như phần trả lời “không” và tiếp tục trả lời câu hỏi số 4 dưới đây.

* Câu hỏi 4: Chúng ta có thực hiện lại thủ tục phân tích tổng hợp không? (kiểm tra chi tiết hay Kết hợp cả chi tiết và phân tích); (tính hiện hữu, đấy đủ, ghi chép và đúng kỳ).

A. Phỏng vấn, và xem xét bất kỳ các bằng chứng nào đem lại cho chúng ta sự chú ý, khi có dấu hiệu trọng yếu liên quan đến các nghiệp vụ ghi giảm phát sinh trong thời gian từ kỳ kiểm tóan sơ bộ đến cuối năm. Kiểm tra các nghiệp vụ quan trọng yếu tại thủ tục 1, bước D

B. Thực hiện thủ tục phân tích để kiểm tra số dư cuối năm.

Lựa chọn thủ tục kiểm tra chi tiết:

A. Phỏng vấn, và xem xét bất kỳ các bằng chứng nào đem lại cho chúng ta sự chú ý, khi có dấu hiệu trọng yếu liên quan đến các nghiệp vụ ghi giảm phát sinh trong thời gian từ kỳ kiểm tóan sơ bộ đến cuối năm. Kiểm tra nghiệp vụ bất kỳ đã thu được tại thủ tục 1, bước B, và thủ tục ghi giảm tài sản bất kỳ trong thủ tục 1, bước C.

C. Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong khoảng thời gian từ kỳ kiểm toán sơ bộ đến thời điểm cuối năm.

* Câu hỏi 5: Đơn vị có TSCĐ thuê tài chính không? (tính hiện hữu, đầy đủ, ghi chép và tính đánh giá).

Trường hợp trả lời có:

A. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ thuê tài chính thể hiện giá trị đầu kỳ, giá trị tăng giảm và số dư cuối kỳ.

B. Từ bảng trên, lựa chon những tài sản tăng trong năm. Những tài sản tiếp tục được sử dụng và thực hiện thủ tục sau:

1. Kiểm tra kỹ các tài sản tồn tại, nếu có thể hoặc xác định tính hiện hữu của các tài sản đang dược khách hàng sử dụng.

2. Đối chiếu tới giá trị tiền gốc thanh toán cho các khoản vay trong kỳ và kỳ hạn thanh toán của các khoản vay tới chứng từ thanh toán hỗ trợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Tính toán lại giá trị gốc vay trả trong năm và giá trị chi phí lãi vay trong năm.

C. Đối với các tài sản cố định đã lựa chọn ở bước B mà không phải là thuê tài chính tại thời điểm cuối năm, xác định rằng Hợp đồng đã được ký duyệt và tài sản đã được ghi nhận là hợp lý.

D. Đánh giá kết quả kiểm tra.

Trường hợp trả lời không: không tồn tại.

* Câu hỏi 6: Đơn vị có phát sinh giao dịch với bên liên quan không? (tính hiện hữu, đầy đủ, ghi chép và trình bày).

Trường hợp trả lời có:

A. Căn cứ Bảng tổng hợp chi tiết các giao dịch với các bên liên quan và thực hiện thủ tục sau:

1. Xác định lý do phù hợp của giá mua và bán với các bên liên quan.

2. Xác định rằng, mỗi giao dịch với các bên liên quan đã được lập và trình bày là phù hợp với: Bản chất của bên liên quan; nội dung các giao dịch; tổng giá trị của giao dịch; Giá trị công nợ phải thu, phải trả với bên liên quan.

3. Đánh giá kết quả kiểm tra.

B. Thực hiện gửi xác nhận để chứng thực một số giao dịch trọng yếu với bên liên quan.

Trường hợp trả lời không:Không xuất hiện.

* Câu hỏi 7: Khách hàng có thực hiện đánh giá lại TSCĐ không? (tính đánh giá).

Trường hợp trả lời có:

A. Căn cứ vào Bảng chi tiết của tài sản, cây trồng và thiết bị được đánh giá trong năm và thực hiện các thủ tục sau (chú ý các tài sản đã đánh giá mang tính trọng yếu).

1. Chứng minh khả năng thực nhiện và tính độc lập của khách hàng trong việc thực hiện đánh giá tài sản:

2. Căn cứ vào bảng báo cáo của bộ phận định giá và đảm bảo các quan điểm của tiêu chuẩn hỗ trợ trong việc đánh giá lại tài sản.

4. Nếu tài sản đánh giá lại có trong kế hoach giảm tài sản, cần xem xét có sự thay đổi của thuế đã được dự phòng.

Trường hợp trả lời không: Không xuất hiện.

* Câu hỏi 8: Có cần thiết phải thêm thủ tục kiểm toán không?

Trường hợp trả lời có:

Cần xem xét xem chúng ta có thể hướng khách hàng tới sự quan tâm đến các vấn đề sau:

A. Chi phí kiểm soát:

1. Sử dụng dự thảo, kế hoạch tài chính, xem xét theo các hướng khách nhau. 2. Tính toán giá trị, so sánh ngược lên giá trị của kỳ trước.

3. Bảng trào hàng cạnh tranh của các sản phẩm chính cần mua. 4. Xem xét đến khả năng ứng dụng, sự cho phép của chính phủ. B. Lưu chuyển tiền tệ:

1. Xem xét các khoản vay luân chuyển để mua sắm tài sản.

2. Bán các tài sản không cần sử dụng, hoặc không có kế hoạch sử dụng chúng trong tương lai.

C. Không kiểm soát được:

1. Mất đi sự bảo đảm hợp lý, mà phụ thuọc vào giá thị trường

2. Mất đi sự kiểm soát vật chất đối với những TS có tính lỏng và giá trị cao D. Chi phí sửa chữa lớn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Chi phí sửa chữa phải phù hơp với kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng thiết bị để giảm thiểu chi phí và giảm khả năng gián đoạn trong sản xuất kinh doanh.

2. Quản lý sửa chữa lớn để có thể xác định các tài sản cũ, lạc hậu không sử dụng được.

E. Chi phí sửa chữa lớn tài sản phải được ghi nhận tăng TSCĐ.

Trường hợp trả lời không:Không xuất hiện.

* Câu hỏi 9: Có giao dịch ngoại tệ nào trọng yếu trong năm không? (tính đánh giá).

A. Sử dụng tỷ giá đóng (thường là tỷ giá liên ngân hàng) đã được công bố của ngân hàng để kiểm tra việc tính toán các giao dịch chuyển đổi.

Trường hợp trả lời không: Không xuất hiện.

* Câu hỏi 10: Kiểm tra các ước tính kế toán xem có ảnh hưởng gian lận của Ban giám đốc không. (đảm bảo tính đánh giá, tính hiện hữu, tính ghi chép và tính trình bày).

Trường hợp trả lời có:

A. Kiểm tra những ước tính kế toán quan trọng phản ánh trên báo cáo tài chính của năm trước để xác định xem liệu quan điểm của Ban Giám đốc khách hàng và những giả thuyết liên quan đến các ước tính đó có chỉ ra khả năng gian lận của 1 bộ phận Ban Giám đốc không.

B. Xem xét xem chênh lệch giữa số kiểm toán viên ước tính và số khách hàng ước tính (số liệu trình bày trên báo cáo tài chính), thậm chí khi số liệu của khách hàng vẫn phản ánh một cách hợp lý, liệu có chỉ ra rằng có khả năng gian lận của 1 bộ phận Ban Giám đốc hay không. Nếu có, xem xét lại toàn bộ các ước tính một cách tổng thể.

Trường hợp trả lời không:Không xuất hiện.

* Câu hỏi 11: Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh bất thường hạch toán trên sổ các tài khoản. (đảm bảo tính hiện hữu và tính ghi chép).

Trường hợp trả lời có:

A. Kiểm tra các nghiệp vụ hạch toán từ nguồn dữ liệu không liên quan trực tiếp tới tài khoản này.

B. Kiểm tra những bút toán hạch toán kế toán và quyết định xem liệu những hạch toán Nợ/Có được lựa chọn để kiểm tra có thực, có hợp lý và có được phê duyệt hay không. Xác định xem liệu những bút toán được kiểm tra có được hạch toán hợp lý, đúng kỳ kế toán hay không, đồng thời xác định xem xu hướng gian lận của hệ thống kiểm soát nội bộ trong những bút toán hạch toán đó hay không.

C. Xác định xem liệu những bút toán được kiểm tra có thể hiện là không hợp lý hoặc là những nghiệp vụ chưa được phê duyệt hay không.

D. Đánh giá tính hợp lý của những bút toán điều chỉnh.

Trường hợp trả lời không:Không xuất hiện.

* Câu hỏi 12: Đánh giá cơ sở hợp lý của các nghiệp vụ phát sinh bất thường trọng yếu (đảm bảo tính hiện hữu, tính ghi chép và tính đánh giá).

Trường hợp trả lời có:

A. Nếu chúng ta nhận ra được một số nghiệp vụ phát sinh bất thường trọng yếu chúng ta thực hiện những thủ tục sau:

1. Thu thập những nguyên nhân/ nguồn gốc của việc hạch toán những bút toán bất thường đó.

2. Cân nhắc xem liệu những nghiệp vụ này có liên quan tới các bên thứ ba không được xác định trước đây hoặc những bên không có tài chính vững mạnh để ủng hộ những nghiệp vụ này mà không có sự giúp đỡ từ khách hàng mà chúng ta đang kiểm toán.

3. Xác định xem liệu nguyên nhân/ nguồn gốc của việc hạch toán những bút toán bất thường đó có xu hướng gian lận tới báo cáo tài chính hay không.

Trường hợp trả lời không: Không xuất hiện.

* Câu hỏi 13: Trình bày số dư tài khoản.

Xem xét việc khách hàng trình bày số dư tài khoản trên báo cáo tài chính, trên cả hai cơ sở định tính và định lượng, về:

- Trình bày số dư tài khoản trên báo cáo tài chính không phù hợp với hệ thống chuẩn mực kế toán và các quy định hiện hành về trình bày báo cáo tài chính.

- Số dư tài khoản trên báo cáo tài chính được trình bày không cân đối, không rõ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính.doc (Trang 41 - 50)