Đánh giá mức trọng yếu:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính.doc (Trang 66 - 68)

Trong hồ sơ kiểm toán AS/2, đánh giá mức trọng yếu được trình bày trong chỉ mục 1710 – Xác định mức trọng yếu. Việc tiến hành đánh giá mức trọng yếu thường do trưởng nhóm thu thập dữ liệu cho những tính toán và các Partner sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Các KTV xác định mức độ sai sót mà được cho là trọng yếu đối với Báo cáo tài chính gọi là mức độ trọng yếu PM (Planning materiability) của cuộc kiểm toán, từ đó ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được. Việc xác định PM rất phức tạp đòi hỏi sự phán đoán chuyên nghiệp của KTV, cần hiểu biết rõ về hoạt động khách hàng cũng như môi trường kinh doanh, những đánh giá về rủi ro của cuộc kiểm toán. Sau khi tính toán được PM, cả nhóm kiểm toán đều được thông báo về mức độ trọng yếu chung của Báo cáo tài chính để xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được đối với các khoản mục kiểm toán mà mình chịu trách nhiệm.

Tại Deloitte Vietnam thường xác định PM dựa trên chỉ số doanh thu. Ngoài ra PM cũng được xây dựng trên chỉ tiêu thu nhập sau thuế, tổng tài sản lưu động hay tổng số vốn góp. Có thể tham khảo cách tính PM theo doanh thu ở bảng dưới.

Bảng 2.7: Tỷ lệ tính PM theo doanh thu Doanh thu (USD) Tỷ lệ quy định (%)

0 - 500.000 3,0

900.000 1,81.000.000 1,7 1.000.000 1,7 2.000.000 1,6 6.000.000 1,5 10.000.000 1,2 15.000.000 1,0 30.000.000 0,9 50.000.000 0,8 100.000.000 0,7 300.000.000 0,6 >= 1.000.000.000 0,5

Dựa trên cách tính này, PM cho cuộc kiểm toán tại công ty XYZ được trưởng nhóm xác định như sau:

Tổng doanh thu thuần: 2,270,035,762,161 VND

Quy đổi ra USD theo tỷ giá tại thời điểm 31/12/2006 là 1 USD = 15.890 VND

Tổng doanh thu thuần: 142,859,393 USD

Sau khi nhập số liệu, phần mềm AS/2 tự động chạy ra PM theo công thức: PM = 0.6% * 142,859,393 = 85,715,636 USD = 1,362,021,456,040 VND.

Từ đó tính ra được MP = 73,715,447 USD = 1,171,338,452,194 VND

Trên thực tế, kết hợp với kinh nghiệm của kiểm toán viên, partner của cuộc kiểm toán tính ra PM = 25,183,000,000 VND và MP = 18,045,000,000 VND

Tính toán tương tự tại công ty ABC ta có PM = 99,559 USD = 1,582,000,000 VND và MP = 87,476 USD = 1,390,000,000 VND.

2.2.1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán:

Chương trình kiểm toán được Deloitte Vietnam lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán. Trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục, từng bộ phận được kiểm toán. Qua quá trình tìm hiểu đánh giá về hệ thống kiểm soát cũng như những biến động xung quanh TSCĐ, KTV sẽ có được những thông tin cần thiết để đưa vào phần mềm AS/2, khi đó phần mềm sẽ tự động chạy ra một chường trình kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng phù hợp với từng khách hàng. Về cơ bản, chương trình kiểm toán được thiết lập dựa theo các câu hỏi mà phần mềm AS/2 đưa ra giống như phần 2.1.2.

Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại hai công ty ABC và XYZ là khác nhau. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì đặc điểm của mỗi công ty là khác nhau: từ ngành nghề kinh doanh đến quy mô.

Đối với công ty ABC, chương trình kiểm toán TSCĐ hữu hình áp dụng thủ tục kiểm toán tổng hợp theo các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 10, 11, 12, 13. Áp dụng cho TSCĐ vô hình là 1, 2, 3, 11, 13.

Đối với công ty XYZ, chương trình kiểm toán TSCĐ hữu hình áp dụng thủ tục kiểm toán tổng hợp theo các câu hỏi 1, 2, 3, 6, 10, 11, 12, 13. Thủ tục kiểm toán tổng hợp với TSCĐ vô hình là 1, 2, 3, 6, 11, 13.

2.2.2. Giai đoạn thực hiện:

Toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ được kiểm toán viên lưu lại trong hồ sơ kiểm toán tại hai chỉ mục lớn là 5600 – Kiểm toán TSCĐ hữu hình và 5700 – Kiểm toán TSCĐ vô hình và các TSCĐ khác. Trong hai chỉ mục lớn này còn chia nhỏ thành các chỉ mục bé hơn, số của các chỉ mục này được dùng làm số tham chiếu trên giấy tờ làm việc của KTV. Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên là tài liệu mô tả lại những công việc mà KTV đã thực hiện trong quá trình kiểm toán, đó là cơ sở để đưa ra các kết luận kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của số dư tài khoản.

Bảng 2.8: Tổng hợp chỉ mục kiểm toán TSCĐ.

STT Chỉ mục/Tham chiếu Nội dung

1 5600 TSCĐ hữu hình

2 5610 Bảng tổng hợp

3 5620 Ghi chú soát xét hệ thống4 5625 Tóm tắt kết quả kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính.doc (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w