Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính.doc (Trang 87 - 91)

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIETNAM

3.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty:

định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty:

* Sử dụng ý kiến chuyên gia:

Như đã nêu ở trên, việc đánh giá tài sản cố định đối với các KTV là khó khăn, độ chính xác không cao. Đề xuất giải quyết cho vấn đề này là thuê chuyên gia. Để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán thì việc sử dụng ý kiến chuyên gia trong những trường hợp này là rất cần thiết. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, tìm hiểu về khách hàng, KTV cần đánh giá tính phức tạp của tài sản cố định

để cân nhắc việc sử dụng ý kiến của chuyên gia bên ngoài. Sử dụng ý kiến đánh giá của chuyên gia bên ngoài là một loại bằng chứng đặc biệt trong kiểm toán khoản mục tài sản cố định giúp cho KTV đưa ra ý kiến đánh giá chính xác hơn về số liệu kiểm toán.

Khi mời các chuyên gia thì cần xem xét tới trình độ cũng như sự khách quan của các chuyên gia và giá phí của việc sử dụng ý kiến này nhằm đảm bảo chất lượng của các ý kiến đánh giá cũng như chi phí kiểm toán được hợp lý.

* Đánh giá hệ thống kiểm soát tài sản cố định tại công ty khách hàng:

Việc tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát với TSCĐ nói riêng tại công ty khách hàng cần được tiến hành chặt chẽ hơn. KTV cần tiến hành kết hợp giữa hình thức phỏng vấn khách hàng và quan sát thực tế một cách hiệu quả. Dưới đây em xin được đề xuất ý kiến cho một số công việc mà KTV nên tiến hành:

 Đối với các khách hàng quen thuộc, KTV nên dựa vào những nguồn thông tin quan trọng từ những năm trước được lưu trong hồ sơ kiểm toán. Đối với những khách hàng mới, KTV nên tham khảo kinh nghiệm của những KTV đã từng kiểm toán tại đây. Đây là nguồn thông tin quan trọng giúp KTV thu thập được những bằng chứng về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách hàng. KTV cần thiết lập một bảng những câu hỏi liên quan đến quản lý TSCĐ và yêu cầu những người có trách nhiệm trả lời.  KTV cần tìm hiểu rõ quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ, việc kiểm tra

và theo dõi những tài sản mới được mua về ra sao. Nhận xét về tính hợp lý chung trong khâu quản lý TSCĐ, nhận định về tính chính xác của thông tin qua điều tra phỏng vấn.

 KTV cần lập một sơ đồ miêu tả quy trình kiểm soát TSCĐ tại công ty khách hàng. Dựa trên sơ đồ cần chỉ ra những điểm được và những điểm còn yếu kém, chưa chặt chẽ.

rằng TSCĐ đang sử dụng tại công ty có bị lạc hậu, xuống cấp không. Hoạt động của máy móc có được vận hành tốt theo công suất, tiêu chuẩn không, qua đó đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định.

* Hoàn thiện thủ tục phân tích:

Để quy trình phân tích có hiệu quả, KTV nên kết hợp với khả năng xét đoán nghề nghiệp để phân tích sự biến động các khoản mục, xác định nguyên nhân của những biến động và sự kiện phát sinh bất thường. KTV cần phân tích kết hợp với số liệu chung toàn ngành, so sánh số liệu của khách hàng với các đơn vị khác trong ngành. Việc tính ra các tỷ suất tài chính đã được các kiểm toán viên thực hiện nhưng chưa đi sâu vào phân tích. KTV có thể tiến hành phân tích tìm hiểu nguyên nhân cho sự tăng lên hay giảm xuống của một số tỷ suất. So sánh giá trị của các tỷ suất với tỷ suất bình quân trong toàn ngành. Ví dụ như tỷ suất đầu tư.

Tỷ suất đầu tư = TSCĐ và đầu tư dài hạnTổng tài sản

Tỷ suất này đối với mỗi ngành kinh doanh sẽ có một giá trị hợp lý khác nhau: đối với ngành chế biến thực phẩm vào khoảng 0,1 – 0,3, ngành công nghiệp luyện kim là 0,7, ngành khai thác dầu khí là 0,9.

Như đã trình bày ở trên, thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục TSCĐ được KTV tiến hành chủ yếu ở giai đoạn lập kế hoạch, ở hai giai đoạn sau của cuộc kiểm toán được thực hiện không nhiều. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV có thể áp dụng thủ tục phân tích bằng cách dự đoán số dư tài khoản liên quan đến khoản mục TSCĐ như hao mòn, chi phí khấu hao… Để ước tính được các số liệu này KTV cần phải đảm bảo tính độc lập và tin cậy của các dữ liệu tài chính. Sau đó, tiến hành so sánh giữa giá trị ghi sổ và giá trị ước tính, tiến hành phân tích nguyên nhân của những chênh lệch. Mức chênh lệch này được so sánh với một giá trị được xác định gọi là ngưỡng có thể chấp nhận được (threshold). Mức chênh lệch tính ra được so sánh với threshold, nếu nhỏ hơn thì không cần phải điều chỉnh, ngược lại thì cần phải điều chỉnh.

KẾT LUẬN

Công ty TNHH Deloitte Vietnam là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ với nghành kinh doanh chính là kiểm toán và tư vấn tài chính. Đối với nghành kiểm toán độc lập nói chung và công ty Deloitte Vietnam nói riêng, trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, dịch vụ mà công ty cung cấp tạo ra cần phải có đủ sức mạnh cạnh tranh với thị trường, đòi hỏi dịch vụ công ty cung cấp phải hoàn hảo, có chất lượng cao, giá phí hợp lý. Đó là một thử thách rất lớn mà Công ty luôn phải đối đầu, đặc biệt trong thị trường kiểm toán đang rất phát triển hiện nay. Tuy nhiên, việc trở thành thành viên của Deloitte toàn cầu đã tạo rất nhiều thuận lợi nâng cao uy tín cũng như vị thế của công ty. Với một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động sáng tạo, luôn nhạy bén với sự đổi mới chế độ kế toán, kiểm toán vận dụng phù hợp với những quy định chung của Nhà nước, công ty đã từng bước vươn lên và ngày càng hoàn thiện trong lĩnh vực kiểm toán.

ty, em đã được tìm hiểu về Công ty Deloitte Vietnam nói chung, tổ chức quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định tại công ty nói riêng và hoàn thành Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Do giới hạn về nhận thức và thời gian kiến tập nên Báo cáo chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các anh chị trong công ty để Báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Mỹ và các anh, chị trong trong công ty đã giúp em hoàn thành Báo cáo kiến tập này!

Hà Nội, Tháng 4 năm 2008

Sinh viên D¬ng H¶i Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính.doc (Trang 87 - 91)