trong những năm qua
213 225 230 235 268 268 321 345 340 329 289 0 50 100 150 200 250 300 350 400 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Năm Gía gạo (USD/ tấn ) Giá gạo
9 tháng đầu năm 2001, thị trường thế giới tiến triển khá phức tạp. Giá gạo tăng, giảm không ổn định, phụ thuộc nhiều vào cầu của các nước nhập khẩu với mức giá trung bình dự tính cả năm 2001 là 223 USD/tấn. Những tháng đầu năm, giá gạo ở các nước xuất khẩu chính như Việt Nam, Thái Lan đều tăng. Tuy nhiên những tháng sau giá gạo giảm dần xuống do lượng cầu của khách hàng thấp.
Theo dự báo của Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), giá gạo trong những năm tới sẽ tăng. Cụ thể là giá gạo dựa trên cơ sở gạo trắng của Thái Lan tăng đều trong hai năm 2001-2002 ở mức 240 USD/tấn vào cuối năm 2001, tăng lên 280 USD/tấn vào năm 2002 và 290 USD/tấn vào quý I / 2003.
- Sự thay đổi về chỉ số giá gạo chất lượng cao và thấp
Thông thường, các loại gạo trên thế giới thường được chia làm hai nhóm: nhóm chất lượng cao và nhóm chất lượng thấp, căn cứ vào các chỉ tiêu về tỷ lệ tấm, kích thước hạt, độ ẩm, mức độ đánh bóng, tỷ lệ protein… Theo tổng hợp của FAO, chỉ số giá chất lượng cao và thấp thay đổi khác nhau. Trước năm 1995, giá cả nhóm chất lượng cao thường ổn định và ít biến động hơn so với nhóm chất lượng thấp. Khi giá có xu hướng giảm, sự biến động thường tập trung vào nhóm chất lượng thấp trong khi nhóm chất lượng cao sẽ tăng giá nhanh hơn trong trường hợp giá có xu hướng tăng. Điển hình năm 1993, khi giá không tăng (chỉ số giá chung các nhóm gạo Ip = 1) thì chỉ số giá gạo chất lượng cao IpCLC=1,02 và chỉ số giá gạo chất lượng thấp IpCLT=0,92. Năm 1994, Ip=1,14 thì IpCLC=1,18 và IpCLT=1,04. Sau năm 1995, giá cả của cả hai nhóm gạo có sự thay đổi một cách tương đồng, có nghĩa là giá nhóm gạo chất lượng cao biến động không còn ở mức cao hơn nhóm gạo chất lượng thấp mà thậm chí còn ngược lại. Ví dụ năm 1995, Ip=1,29 thì IpCLC=1,24 và IpCLT=1,46.
Nhìn chung, qua phân tích chỉ số của FAO, có thể thấy rằng giá xuất khẩu của nhóm gạo chất lượng cao vẫn thường xuyên biến động sát với chỉ số giá chung trên thị trường thế giới, là căn cứ phản ánh tình hình biến động giá cả. Các nhà xuất khẩu thường phản ứng với việc giá gạo trên thị trường tăng mạnh bằng cách tăng tỷ trọng nhóm gạo chất lượng thấp và giảm tỷ trọng nhóm gạo chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Sự chênh lệch giá giữa các loại gạo
Sự đa dạng phong phú về chủng loại gạo thường dẫn đến những mức giá khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi có những mức chênh lệch rõ rệt giữa các loại
gạo có cùng thời gian, cùng điều kiện giao hàng ở cùng trung tâm giao dịch dù mức chênh lệch này không hoàn toàn giống nhau ở những thời điểm khác nhau. Ví dụ như mức giá chênh lệch giữa các khách hàng khác nhau. Khách hàng lớn, làm ăn lâu dài thường được hưởng mức giá ưu đãi, thấp hơn so với khách hàng nhỏ, giao dịch lần đầu. Nhà xuất khẩu cũng có thể ưu tiên về giá và các điều kiện khác như cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu với khối lượng lớn, theo hợp đồng dài hạn.
Bên cạnh đó, gạo cùng chủng loại cũng có thể có giá khác nhau vì được xuất khẩu từ các nước khác nhau. Nhìn chung, do phụ thuộc vào chất lượng và những yếu tố khác chi phối, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan thấp hơn của Mỹ nhưng lại thường cao hơn các nước khác như Việt Nam, ấn Độ…
Giá gạo thơm đặc sản thường cao hơn nhiều so với giá gạo đại trà. So với giá gạo đại trà có phẩm cấp trung bình (20% tấm) thì giá gạo thơm đặc sản xuất khẩu thường gấp tới gần 3 lần do chất lượng hơn hẳn. Hơn nữa, giá gạo thơm đặc sản của các nước cũng khác nhau. Ví dụ như gạo thơm đặc sản của Thái Lan thường được khách hàng mến mộ hơn so với gạo cùng loại của
ấn Độ, Pakistan
2.2.2.2. Chi phí sản xuất và giá lúa trong nước
Chi phí sản xuất
Nhìn chung, chi phí sản xuất gạo ở Việt Nam không cao, đặc biệt khi so sánh với giá thành của Thái Lan, khi phân tích điều kiện sản xuất, đất đai, tỷ lệ diện tích được tưới tiêu, năng suất và giá các yếu tố đầu vào, cho thấy ở Việt Nam rẻ hơn so với Thái Lan